QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 49/2005/QH11 |
Hà Nội, ngày 29
tháng 11 năm 2005 |
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khoá
XI, kỳ họp thứ 8
(Từ ngày 18 tháng 11 đến ngày 29 tháng 11 năm 2005)
Luật này điều chỉnh các quan hệ công cụ chuyển
nhượng trong việc phát hành, chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ
thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện. Công cụ chuyển nhượng quy định trong Luật
này gồm hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác,
trừ công cụ nợ dài hạn được tổ chức phát hành nhằm huy động vốn trên thị
trường.
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam,
tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia vào quan hệ công cụ chuyển nhượng trên
lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 3. Cơ sở phát hành công
cụ chuyển nhượng
1. Người ký phát, người phát hành được phát hành công cụ
chuyển nhượng trên cơ sở giao dịch mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, cho vay
giữa các tổ chức, cá nhân với nhau; giao dịch cho vay của tổ chức tín dụng với
tổ chức, cá nhân; giao dịch thanh toán và giao dịch tặng cho theo quy định của
pháp luật.
2. Quan hệ công cụ chuyển nhượng quy định trong Luật này
độc lập, không phụ thuộc vào giao dịch cơ sở phát hành công cụ chuyển nhượng
quy định tại khoản 1 Điều này.
Trong Luật này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Công cụ chuyển nhượng là giấy tờ có giá ghi nhận lệnh
thanh toán hoặc cam kết thanh
toán không điều kiện một số tiền xác định vào một thời điểm nhất định.
2. Hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người ký phát
lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi
có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ
hưởng.
3. Hối phiếu nhận nợ là giấy tờ có giá do người phát hành
lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu
hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
4. Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh
cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được
phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản
của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.
5. Người ký phát là người lập và ký phát hành hối phiếu đòi nợ, séc.
6. Người bị ký phát là người có trách nhiệm thanh toán số
tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ, séc theo lệnh của người ký phát.
7. Người chấp nhận là người bị ký phát sau khi ký chấp
nhận hối phiếu đòi nợ.
8. Người thụ hưởng là người sở hữu công cụ chuyển nhượng
với tư cách của một trong những người sau đây:
a) Người được nhận thanh toán số tiền ghi trên công cụ
chuyển nhượng theo chỉ định của người ký phát, người phát hành;
b) Người nhận chuyển nhượng công cụ chuyển nhượng theo
các hình thức chuyển nhượng quy định tại Luật này;
c) Người cầm giữ công cụ chuyển
nhượng có ghi trả cho người cầm giữ.
9. Người phát hành là người lập và ký phát hành hối phiếu
nhận nợ.
10. Người có liên quan là người tham
gia vào quan hệ công cụ chuyển nhượng bằng cách ký tên trên công cụ chuyển
nhượng với tư cách là người ký phát, người phát hành, người chấp nhận, người
chuyển nhượng và người bảo lãnh.
11. Người thu hộ là ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán khác được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm dịch vụ thu hộ
công cụ chuyển nhượng.
12. Phát hành là việc người ký phát hoặc người phát hành
lập, ký và chuyển giao công cụ chuyển nhượng lần đầu cho người thụ hưởng.
13. Chuyển nhượng là việc người thụ hưởng chuyển giao
quyền sở hữu công cụ chuyển nhượng cho người nhận chuyển nhượng theo các hình
thức chuyển nhượng quy định tại Luật này.
14. Chiết khấu công cụ chuyển nhượng là việc tổ chức tín
dụng mua công cụ chuyển nhượng từ người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.
15. Tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng là việc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng mua lại công cụ chuyển nhượng đã được
tổ chức tín dụng khác chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán.
16. Chấp nhận là cam kết của người
bị ký phát về việc sẽ thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên hối
phiếu đòi nợ khi đến hạn thanh toán bằng việc ký chấp nhận trên hối phiếu đòi
nợ theo quy định của Luật này.
17. Trung tâm thanh toán bù trừ séc
là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc tổ chức khác được Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam cấp phép để tổ chức, chủ trì việc trao đổi, thanh toán bù trừ séc, quyết
toán các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ việc thanh toán bù trừ séc cho các
thành viên là ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam.
18. Chữ ký là chữ ký bằng tay trực tiếp trên công cụ
chuyển nhượng của người có quyền và nghĩa vụ đối với công cụ chuyển nhượng hoặc
người được ủy quyền theo quy định của pháp luật. Chữ ký của người đại diện của
tổ chức trên công cụ chuyển nhượng phải kèm theo việc đóng dấu.
19. Quan hệ công cụ chuyển nhượng là quan hệ giữa các tổ
chức, cá nhân trong việc phát hành, chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố,
nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện về công cụ chuyển nhượng.
Điều 5. Áp dụng Luật các công
cụ chuyển nhượng và pháp luật có liên quan
1. Các bên tham gia vào quan hệ công cụ chuyển nhượng
phải tuân theo Luật này và pháp luật có liên quan.
2. Căn cứ vào những nguyên tắc của Luật này, Chính phủ
quy định cụ thể việc áp dụng Luật này đối với công cụ chuyển nhượng khác.
1. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì
áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
2. Trong trường hợp quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu
tố nước ngoài, các bên tham gia quan hệ công cụ chuyển nhượng được thoả thuận
áp dụng các tập quán thương mại quốc tế gồm Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, Quy tắc thống nhất về
nhờ thu của Phòng Thương mại quốc tế và các tập quán thương mại quốc tế có liên
quan khác theo quy định của Chính phủ.
3. Trong trường hợp công cụ chuyển nhượng được phát hành
ở Việt Nam nhưng được chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu,
thanh toán, truy đòi, khởi kiện ở một nước khác thì công cụ chuyển nhượng phải
được phát hành theo quy định của Luật này.
4. Trong trường hợp công cụ chuyển nhượng được phát hành
ở nước khác nhưng được chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu,
thanh toán, truy đòi, khởi kiện ở Việt Nam thì việc chấp nhận, bảo lãnh, chuyển
nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện được thực hiện theo
quy định của Luật này.
Điều 7. Các thời hạn liên quan
đến công cụ chuyển nhượng
1. Thời hạn thanh toán, thời hạn gửi thông báo truy đòi
và thời hiệu khởi kiện khi có tranh chấp về quan hệ công cụ chuyển nhượng được
tính cả ngày nghỉ lễ và ngày nghỉ cuối tuần; nếu ngày cuối cùng của thời hạn
trùng vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ cuối tuần thì ngày cuối cùng của thời hạn là
ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ lễ hoặc ngày nghỉ cuối tuần đó.
2. Thời hạn thanh toán cụ thể của từng công cụ chuyển
nhượng do người ký phát, người phát hành xác định và ghi trên công cụ chuyển
nhượng phù hợp với quy định của Luật này.
3. Thời hạn gửi thông báo truy đòi, thời hiệu khởi kiện
khi công cụ chuyển nhượng bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán được
thực hiện theo quy định tại Điều 50 và Điều 78 của Luật này.
Điều 8. Số tiền thanh toán
trên công cụ chuyển nhượng
Số tiền thanh toán trên công cụ chuyển nhượng phải được
ghi bằng số và bằng chữ.
Điều 9. Công cụ chuyển nhượng
ghi trả bằng ngoại tệ
1. Công cụ chuyển nhượng được ghi trả bằng ngoại tệ theo
quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
2. Công cụ chuyển nhượng ghi trả bằng ngoại tệ theo quy
định tại khoản 1 Điều này được thanh toán bằng ngoại tệ khi người thụ hưởng
cuối cùng được phép thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại
hối.
3. Công cụ chuyển nhượng ghi trả bằng ngoại tệ nhưng người thụ hưởng cuối
cùng là người không được phép thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật về quản
lý ngoại hối thì số tiền trên công cụ chuyển nhượng được thanh toán bằng đồng
Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời
điểm thanh toán hoặc theo tỷ giá kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thực hiện
việc thanh toán công bố tại thời điểm thanh toán, trong trường hợp ngân hàng
thực hiện việc thanh toán.
Điều 10. Ngôn ngữ trên công cụ chuyển
nhượng
Công cụ chuyển nhượng phải được lập bằng tiếng Việt, trừ trường hợp quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài thì công
cụ chuyển nhượng có thể được lập bằng tiếng nước ngoài theo thoả thuận của các
bên.
Điều 11. Chữ ký đủ ràng buộc nghĩa vụ
1. Công cụ chuyển nhượng phải có chữ ký của người ký phát hoặc người phát
hành.
2. Người có liên quan chỉ có nghĩa vụ theo công cụ chuyển nhượng khi trên
công cụ chuyển nhượng hoặc tờ phụ đính kèm có chữ ký của người có liên quan
hoặc của người được người có liên quan uỷ quyền với tư cách là người ký phát,
người phát hành, người chấp nhận, người chuyển nhượng hoặc người bảo lãnh.
Điều 12. Chữ ký giả mạo, chữ ký của người
không được uỷ quyền
Khi trên công cụ chuyển nhượng có chữ ký giả mạo hoặc chữ ký của người
không được uỷ quyền thì chữ ký đó không có giá trị; chữ ký của người có liên
quan khác trên công cụ chuyển nhượng vẫn có giá trị.
Điều 13. Mất công cụ chuyển nhượng
1. Khi công cụ chuyển nhượng bị mất, người thụ hưởng phải thông báo ngay
bằng văn bản cho người bị ký phát, người ký phát hoặc người phát hành. Người
thụ hưởng phải thông báo rõ trường hợp bị mất công cụ chuyển nhượng và phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của việc thông báo. Người
thụ hưởng có thể thông báo về việc mất công cụ chuyển nhượng bằng điện thoại và
các hình thức trực tiếp khác nếu các bên có thoả thuận.
Trường hợp người bị mất công cụ chuyển nhượng không phải là người thụ hưởng
thì phải thông báo ngay cho người thụ hưởng.
2. Trường hợp công cụ chuyển nhượng bị mất chưa đến hạn thanh toán, người
thụ hưởng có quyền yêu cầu người phát hành, người ký phát phát hành lại công cụ
chuyển nhượng có cùng nội dung với công cụ chuyển nhượng bị mất để thay thế sau
khi người thụ hưởng đã thông báo về việc công cụ chuyển nhượng bị mất và có văn
bản cam kết sẽ trả thay cho người bị ký phát hoặc người phát hành nếu công cụ
chuyển nhượng đã được thông báo bị mất lại được người thụ hưởng hợp pháp xuất
trình để yêu cầu thanh toán.
3. Khi đã nhận được thông báo về việc công cụ chuyển nhượng bị mất theo quy
định tại khoản 1 Điều này thì người phát hành và người bị ký phát không được
thanh toán công cụ chuyển nhượng đó. Việc kiểm tra, kiểm soát công cụ chuyển
nhượng được thông báo bị mất thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam.
4. Trường hợp công cụ chuyển nhượng mất đã bị lợi dụng thanh toán trước khi
người bị ký phát, người phát hành nhận được thông báo về việc công cụ chuyển nhượng
bị mất thì người bị ký phát, người phát hành được miễn trách nhiệm nếu đã thực
hiện đúng việc kiểm tra, kiểm soát của mình và thanh toán công cụ chuyển nhượng
theo các quy định của Luật này.
5. Người bị ký phát, người phát hành có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
cho người thụ hưởng nếu thanh toán công cụ chuyển nhượng sau khi đã nhận được
thông báo về việc công cụ chuyển nhượng bị mất.
Điều 14. Hư hỏng công cụ chuyển nhượng
1. Khi công cụ chuyển nhượng bị hư hỏng, người thụ hưởng được quyền yêu cầu
người ký phát hoặc người phát hành phát hành lại công cụ chuyển nhượng có cùng
nội dung để thay thế.
2. Người ký phát, người phát hành có nghĩa vụ phát hành lại công cụ chuyển
nhượng, sau khi nhận được công cụ chuyển nhượng bị hư hỏng nếu công cụ chuyển
nhượng này chưa đến hạn thanh toán và còn đủ thông tin hoặc có bằng chứng xác
định người có công cụ bị hư hỏng là người thụ hưởng hợp pháp công cụ chuyển
nhượng.
1. Làm giả công cụ chuyển nhượng, sửa chữa hoặc
tẩy xóa các yếu tố trên công cụ chuyển nhượng.
2. Cố ý chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng
hoặc xuất trình để thanh toán công cụ chuyển nhượng bị làm giả, bị sửa chữa, bị
tẩy xóa.
3. Ký công cụ chuyển nhượng không đúng thẩm
quyền hoặc giả mạo chữ ký trên công cụ chuyển nhượng.
4. Chuyển nhượng công cụ chuyển nhượng khi đã
biết công cụ chuyển nhượng này quá hạn thanh toán hoặc đã bị từ chối chấp nhận,
bị từ chối thanh toán hoặc đã được thông báo bị mất.
5. Cố ý phát hành công cụ
chuyển nhượng khi không đủ khả năng thanh toán.
6. Cố ý phát hành séc sau khi bị đình chỉ quyền
phát hành séc.
Điều 16. Nội dung của hối phiếu đòi
nợ
1. Hối phiếu đòi nợ có các nội dung sau đây:
a) Cụm từ “Hối phiếu đòi
nợ” được ghi trên mặt trước của hối phiếu đòi nợ;
b) Yêu cầu thanh toán không điều kiện một số
tiền xác định;
c) Thời hạn thanh toán;
d) Địa điểm thanh toán;
đ) Tên đối với tổ chức hoặc họ,
tên đối với cá nhân, địa chỉ của người bị ký phát;
e) Tên
đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân của người thụ hưởng được
người ký phát chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu đòi nợ theo lệnh của
người thụ hưởng hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu đòi nợ cho người cầm giữ;
g) Địa điểm và ngày ký phát;
h) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân, địa chỉ và chữ ký của người ký phát.
2. Hối phiếu đòi nợ không có giá
trị nếu thiếu một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, trừ các
trường hợp sau đây:
a) Thời hạn thanh toán không
được ghi trên hối phiếu đòi nợ thì hối phiếu đòi nợ sẽ được thanh toán ngay khi
xuất trình;
b) Địa điểm thanh toán không
được ghi trên hối phiếu đòi nợ thì hối phiếu đòi nợ sẽ được thanh toán tại địa
chỉ của người bị ký phát;
c) Địa điểm ký phát không được
ghi cụ thể trên hối phiếu đòi nợ thì hối phiếu đòi nợ được coi là ký phát tại
địa chỉ của người ký phát.
3. Khi số tiền trên hối phiếu
đòi nợ được ghi bằng số khác với số tiền ghi bằng chữ thì số tiền ghi bằng chữ
có giá trị thanh toán. Trong trường hợp số tiền trên hối phiếu đòi nợ được ghi
hai lần trở lên bằng chữ hoặc bằng số và có sự khác nhau thì số tiền có giá trị
nhỏ nhất được ghi bằng chữ có giá trị thanh toán.
4. Trong trường hợp hối phiếu
đòi nợ không có đủ chỗ để viết, hối phiếu đòi nợ đó có thể có thêm tờ phụ đính
kèm. Tờ phụ đính kèm được sử dụng để ghi nội dung bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm
cố, nhờ thu. Người đầu tiên lập tờ phụ phải gắn liền tờ phụ với hối phiếu đòi
nợ và ký tên trên chỗ giáp lai giữa tờ phụ và hối phiếu đòi nợ.
Điều 17.
Nghĩa vụ của người ký phát
1. Người ký phát có nghĩa vụ
thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ cho người thụ hưởng khi hối phiếu
đòi nợ bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán.
2. Trường hợp người chuyển nhượng hoặc người bảo lãnh đã thanh toán hối
phiếu đòi nợ cho người thụ hưởng sau khi hối phiếu đòi nợ bị từ chối chấp nhận
hoặc bị từ chối thanh toán thì người ký phát có nghĩa vụ thanh toán cho người
chuyển nhượng hoặc người bảo lãnh số tiền ghi trên hối phiếu đó.
Điều 18.
Xuất trình hối phiếu đòi nợ để yêu cầu chấp nhận
1. Người thụ hưởng phải xuất
trình hối phiếu đòi nợ để yêu cầu chấp nhận trong những trường hợp sau đây:
a) Người ký phát đã ghi trên hối
phiếu đòi nợ là hối phiếu này phải được xuất trình để yêu cầu chấp nhận;
b) Hối phiếu đòi nợ có ghi thời
hạn thanh toán theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 42 của Luật này phải xuất
trình để yêu cầu chấp nhận trong thời hạn một năm kể từ ngày ký phát.
2. Việc xuất trình hối phiếu đòi
nợ để yêu cầu chấp nhận được coi là hợp lệ khi hối phiếu đòi nợ được người thụ
hưởng hoặc người đại diện hợp pháp của người thụ hưởng xuất trình đúng địa điểm
thanh toán, trong thời gian làm việc của người bị ký phát và chưa quá hạn thanh
toán.
3. Hối phiếu đòi nợ có thể được
xuất trình để chấp nhận dưới hình thức thư bảo đảm qua mạng bưu chính công
cộng. Ngày xuất trình hối phiếu đòi nợ để chấp nhận trong trường hợp này được
tính theo ngày trên dấu bưu điện nơi gửi thư bảo đảm.
Người bị ký phát thực hiện việc chấp nhận hoặc
từ chối chấp nhận hối phiếu đòi nợ trong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ ngày
hối phiếu đòi nợ được xuất trình; trong trường hợp hối phiếu đòi nợ được xuất
trình dưới hình thức thư bảo đảm qua mạng bưu chính công cộng thì thời hạn này
được tính kể từ ngày người bị ký phát xác nhận đã nhận được hối phiếu đòi nợ.
Điều 20. Vi phạm nghĩa vụ xuất trình
hối phiếu đòi nợ để yêu cầu chấp nhận
Khi người thụ hưởng không xuất trình hối phiếu
đòi nợ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này thì người ký phát, người
chuyển nhượng và người bảo lãnh cho những người này không có nghĩa vụ thanh
toán hối phiếu đòi nợ, trừ người bảo lãnh cho người bị ký phát.
Điều 21. Hình thức và nội dung chấp
nhận
1. Người bị ký phát thực hiện việc chấp nhận
hối phiếu đòi nợ bằng cách ghi trên mặt trước của hối phiếu đòi nợ cụm từ “chấp
nhận”, ngày chấp nhận và chữ ký của mình.
2. Trong trường hợp chỉ chấp nhận thanh toán
một phần số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ, người bị ký phát phải ghi rõ số
tiền được chấp nhận.
Điều 22. Nghĩa vụ của người chấp
nhận
Sau khi chấp nhận hối phiếu đòi nợ, người chấp
nhận có nghĩa vụ thanh toán không điều kiện hối phiếu đòi nợ theo nội dung đã
chấp nhận cho người thụ hưởng, người đã thanh toán hối phiếu đòi nợ theo quy
định của Luật này.
1. Hối phiếu đòi nợ được coi là bị từ chối chấp
nhận, nếu không được người bị ký phát chấp nhận trong thời hạn quy định tại
Điều 19 của Luật này.
2. Khi hối phiếu đòi nợ bị từ chối chấp nhận toàn bộ hoặc một phần thì người
thụ hưởng có quyền truy đòi ngay lập tức đối với người chuyển nhượng trước
mình, người ký phát, người bảo lãnh theo quy định tại Điều 48 của Luật này.
Điều 24. Bảo lãnh hối phiếu đòi nợ
Bảo lãnh hối phiếu đòi nợ là việc người thứ ba
(sau đây gọi là người bảo lãnh) cam kết với người nhận bảo lãnh sẽ thanh toán
toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ nếu đã đến hạn thanh
toán mà người được bảo lãnh không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ.
1. Việc bảo lãnh hối phiếu đòi nợ được thực
hiện bằng cách người bảo lãnh ghi cụm từ “bảo lãnh”, số tiền bảo lãnh, tên, địa
chỉ, chữ ký của người bảo lãnh và tên người được bảo lãnh trên hối phiếu đòi nợ
hoặc trên tờ phụ đính kèm hối phiếu đòi nợ.
2. Trong trường hợp bảo lãnh không ghi tên
người được bảo lãnh thì việc bảo lãnh được coi là bảo lãnh cho người ký phát.
Điều 26. Quyền và nghĩa vụ của người
bảo lãnh
1. Người bảo lãnh có nghĩa vụ thanh toán hối
phiếu đòi nợ đúng số tiền đã cam kết bảo lãnh nếu người được bảo lãnh không
thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi hối
phiếu đòi nợ đến hạn thanh toán.
2. Người bảo lãnh chỉ có
quyền huỷ bỏ việc bảo lãnh trong trường hợp hối phiếu đòi nợ không đủ các nội
dung bắt buộc quy định tại Điều 16 của Luật này.
3. Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, người bảo lãnh được tiếp nhận các quyền
của người được bảo lãnh đối với những người có liên quan, xử lý tài sản bảo đảm
của người được bảo lãnh và có quyền yêu cầu người được bảo lãnh, người ký phát,
người chấp nhận liên đới thực hiện nghĩa vụ thanh toán số tiền bảo lãnh đã
thanh toán.
4. Việc bảo lãnh hối phiếu
đòi nợ của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của Luật này và các
quy định khác của pháp luật liên quan đến bảo lãnh ngân hàng.
CHUYỂN
NHƯỢNG HỐI PHIẾU ĐÒI NỢ
Điều 27. Hình thức chuyển nhượng hối
phiếu đòi nợ
Người thụ hưởng chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ
theo một trong các hình thức sau đây:
1. Ký chuyển nhượng;
2. Chuyển giao.
Điều 28. Hối phiếu đòi nợ không được
chuyển nhượng
Hối phiếu đòi nợ không được chuyển nhượng nếu
trên hối phiếu đòi nợ có ghi cụm từ “không được chuyển nhượng”, “cấm chuyển
nhượng”, “không trả theo lệnh” hoặc cụm từ khác có ý nghĩa tương tự.
Điều 29. Nguyên tắc chuyển nhượng
1. Việc chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ là
chuyển nhượng toàn bộ số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ. Việc chuyển nhượng một
phần số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ không có giá trị.
2. Việc chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ cho hai
người trở lên không có giá trị.
3. Việc chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ bằng ký
chuyển nhượng phải là không điều kiện. Người chuyển nhượng không được ghi thêm
trên hối phiếu đòi nợ bất kỳ điều kiện nào ngoài nội dung quy định tại Điều 31
của Luật này. Mọi điều kiện kèm theo việc ký chuyển nhượng không có giá trị.
4. Việc chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ là sự
chuyển nhượng tất cả các quyền phát sinh từ hối phiếu đòi nợ.
5. Hối phiếu đòi nợ quá hạn thanh toán hoặc đã
bị từ chối chấp nhận hoặc đã bị từ chối thanh toán thì không được chuyển nhượng.
6. Người thụ hưởng có thể chuyển nhượng hối
phiếu đòi nợ cho người chấp nhận, người ký phát hoặc người chuyển nhượng.
Điều 30. Chuyển nhượng bằng ký
chuyển nhượng
1. Chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng là việc
người thụ hưởng chuyển quyền sở hữu hối phiếu đòi nợ cho người nhận chuyển
nhượng bằng cách ký vào mặt sau hối phiếu đòi nợ và chuyển giao hối phiếu đòi
nợ cho người nhận chuyển nhượng.
2. Việc chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng
được áp dụng đối với tất cả hối phiếu đòi nợ, trừ hối phiếu đòi nợ không được
chuyển nhượng quy định tại Điều 28 của Luật này.
Điều 31. Hình thức và nội dung ký
chuyển nhượng
1. Việc chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng
phải được người thụ hưởng viết, ký trên mặt sau của hối phiếu đòi nợ.
2. Người chuyển nhượng có thể ký chuyển nhượng
theo một trong hai hình thức sau đây:
a) Ký chuyển nhượng để trống;
b) Ký chuyển nhượng đầy đủ.
3. Khi chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng để
trống, người chuyển nhượng ký vào mặt sau của hối phiếu đòi nợ và chuyển giao
hối phiếu đòi nợ cho người nhận chuyển nhượng. Việc ký chuyển nhượng cho người
cầm giữ hối phiếu là ký chuyển nhượng để trống.
4. Khi chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng đầy
đủ, người chuyển nhượng ký vào mặt sau của hối phiếu đòi nợ và phải ghi đầy đủ
tên của người được chuyển nhượng, ngày chuyển nhượng.
Điều 32. Quyền và nghĩa vụ của người
ký chuyển nhượng
1. Người ký chuyển nhượng có nghĩa vụ bảo đảm
hối phiếu đòi nợ đã chuyển nhượng sẽ được chấp nhận và thanh toán, trừ trường
hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Khi hối phiếu này bị từ chối chấp nhận hoặc
bị từ chối thanh toán một phần hoặc toàn bộ, người ký chuyển nhượng có nghĩa vụ
thanh toán số tiền bị từ chối của hối phiếu đòi nợ đã chuyển nhượng.
2. Người ký chuyển nhượng có thể không cho
chuyển nhượng tiếp hối phiếu đòi nợ bằng cách ghi thêm cụm từ “không chuyển
nhượng”, “cấm chuyển nhượng” hoặc cụm từ khác có ý nghĩa tương tự trong nội
dung ký chuyển nhượng trên hối phiếu đòi nợ; trường hợp hối phiếu đòi nợ được
tiếp tục chuyển nhượng thì người ký chuyển nhượng này không có nghĩa vụ thanh
toán đối với người nhận chuyển nhượng sau đó.
Điều 33. Chuyển nhượng bằng chuyển
giao.
1. Chuyển nhượng bằng chuyển giao là việc người
thụ hưởng chuyển quyền sở hữu hối phiếu đòi nợ cho người nhận chuyển nhượng
bằng cách chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người nhận chuyển nhượng.
2. Việc chuyển nhượng bằng chuyển giao được áp
dụng đối với các hối phiếu đòi nợ sau đây:
a) Hối phiếu đòi nợ được ký phát trả cho người
cầm giữ;
b) Hối phiếu đòi nợ chỉ có một chuyển nhượng
bằng ký chuyển nhượng để trống;
c) Hối phiếu đòi nợ có chuyển nhượng cuối cùng
là ký chuyển nhượng để trống.
Người nhận chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ bằng
hình thức chuyển giao hoặc ký chuyển nhượng để trống có các quyền sau đây:
1. Điền vào chỗ trống tên của mình hoặc tên của
người khác;
2. Tiếp tục ký chuyển nhượng để trống hối phiếu đòi nợ bằng cách ký trên hối
phiếu đòi nợ;
3. Tiếp tục chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ cho
người khác bằng chuyển giao;
4. Ký chuyển nhượng đầy đủ hối phiếu đòi nợ.
Điều 35. Chiết khấu, tái chiết khấu
hối phiếu đòi nợ
Hối phiếu đòi nợ có thể được chiết khấu hoặc
tái chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước Việt nam, các tổ chức tín dụng theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
CHUYỂN GIAO
ĐỂ CẦM CỐ VÀ CHUYỂN GIAO ĐỂ NHỜ THU HỐI PHIẾU ĐÒI NỢ
Điều 36. Quyền được cầm cố hối phiếu đòi
nợ
Người thụ hưởng có quyền cầm cố hối phiếu đòi nợ theo quy định tại Mục này
và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 37. Chuyển giao hối phiếu đòi nợ để
cầm cố
Người cầm cố hối phiếu đòi nợ phải chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người
nhận cầm cố. Thoả thuận về cầm cố hối phiếu đòi nợ phải được lập thành văn bản.
Điều 38. Xử lý hối phiếu đòi nợ được cầm
cố
Khi người cầm cố hoàn thành nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố hối phiếu đòi
nợ thì người nhận cầm cố phải hoàn trả hối phiếu đòi nợ cho người cầm cố. Trong
trường hợp người cầm cố không thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ được bảo đảm
bằng cầm cố hối phiếu đòi nợ thì người nhận cầm cố trở thành người thụ hưởng
hối phiếu đòi nợ và được thanh toán theo nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố.
Điều 39. Nhờ thu qua người thu hộ
1. Người thụ hưởng có thể chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người thu hộ để
nhờ thu số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ bằng cách chuyển giao hối phiếu đòi
nợ cho người thu hộ theo quy định của Luật này kèm theo uỷ quyền bằng văn bản
về việc thu hộ.
2. Người thu hộ không được thực hiện các quyền của người thụ hưởng theo hối
phiếu đòi nợ ngoài quyền xuất trình hối phiếu đòi nợ để thanh toán, quyền nhận
số tiền trên hối phiếu, quyền chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người thu hộ
khác để nhờ thu hối phiếu đòi nợ.
3. Người thu hộ phải xuất trình hối phiếu đòi nợ cho người bị ký phát để
thanh toán theo quy định tại Điều 43 của Luật này. Trường hợp người thu hộ
không xuất trình hoặc xuất trình không đúng thời hạn hối phiếu đòi nợ để thanh
toán dẫn đến hối phiếu đòi nợ không được thanh toán thì người thu hộ có trách nhiệm
bồi thường thiệt hại cho người thụ hưởng tối đa bằng số tiền ghi trên hối phiếu
đòi nợ.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ
thể thủ tục nhờ thu hối phiếu đòi nợ qua người thu hộ.
Người
thụ hưởng hối phiếu đòi nợ được coi là người thụ hưởng hợp pháp khi có đủ các
điều kiện sau đây:
1. Cầm giữ hối phiếu đòi nợ chưa quá hạn thanh toán
và không biết hối phiếu đòi nợ này đã có thông báo về việc bị từ chối chấp
nhận, từ chối thanh toán;
2. Xác lập quyền sở hữu đối với hối phiếu đòi nợ một cách hợp pháp. Trường
hợp người thụ hưởng nhận chuyển nhượng hối phiếu thông qua ký chuyển nhượng thì
các chữ ký chuyển nhượng trên hối phiếu phải liên tục, không ngắt quãng;
3. Không có thông báo về việc những người ký chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ
trước đó đã cầm giữ hối phiếu đòi nợ bằng cách gian lận, cưỡng bức, ép buộc
hoặc cách thức không hợp pháp khác.
Điều 41. Quyền của người thụ hưởng
1. Người thụ hưởng cầm giữ hối phiếu đòi nợ theo quy định tại Điều 40 của
Luật này có các quyền sau đây:
a) Xuất trình hối phiếu đòi nợ để chấp nhận hoặc để thanh toán khi hối
phiếu đòi nợ đến hạn;
b) Yêu cầu những người có liên quan thanh toán hối phiếu đòi nợ khi đến
hạn;
c) Chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ theo các quy định của Luật này;
d) Chuyển giao để cầm cố hoặc chuyển giao để nhờ
thu hối phiếu đòi nợ;
đ) Truy đòi, khởi kiện về hối phiếu đòi nợ.
2. Quyền của người thụ hưởng cầm giữ hối phiếu đòi nợ theo quy định tại
Điều 40 của Luật này vẫn được đảm bảo ngay cả khi những người có liên quan
trước đó cầm giữ hối phiếu không hợp pháp.
1. Thời hạn thanh toán của hối phiếu đòi nợ
được ghi theo một trong các thời hạn sau đây:
a) Ngay khi xuất trình;
b) Sau một thời hạn nhất
định kể từ ngày hối phiếu đòi nợ được chấp nhận;
c) Sau một thời hạn nhất định kể từ ngày ký
phát;
d) Vào một ngày được xác định cụ thể.
2. Hối phiếu đòi nợ không có giá trị nếu ghi
nhiều thời hạn thanh toán hoặc ghi thời hạn không đúng quy định tại khoản 1 Điều
này.
Điều 43. Xuất trình hối phiếu đòi nợ
để thanh toán
1. Người thụ hưởng có quyền xuất trình hối
phiếu đòi nợ tại địa điểm thanh toán để yêu cầu người bị ký phát thanh toán vào
ngày hối phiếu đòi nợ đến hạn thanh toán hoặc trong thời hạn năm ngày làm việc
tiếp theo.
2. Người thụ hưởng có thể xuất trình hối phiếu
đòi nợ sau thời hạn ghi trên hối phiếu đòi nợ, nếu việc chậm xuất trình do sự
kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan gây ra. Thời gian diễn ra sự kiện
bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hạn thanh toán.
3. Hối phiếu đòi nợ có ghi thời hạn thanh toán
là “ngay khi xuất trình” phải được xuất trình để thanh toán trong thời hạn chín
mươi ngày, kể từ ngày ký phát.
4. Việc xuất trình hối phiếu đòi nợ để thanh
toán được coi là hợp lệ khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Do người thụ hưởng hoặc người đại diện hợp
pháp của người thụ hưởng xuất trình;
b) Hối phiếu đòi nợ đến hạn thanh toán;
c) Xuất trình tại địa điểm thanh toán theo quy
định tại điểm d khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 16 của Luật này.
5. Người thụ hưởng có thể xuất trình hối phiếu
đòi nợ để thanh toán dưới hình thức thư bảo đảm qua mạng bưu chính công cộng.
Việc xác định thời điểm xuất trình hối phiếu đòi nợ để thanh toán được tính
theo ngày trên dấu bưu điện nơi gửi thư bảo đảm.
Điều 44. Thanh toán hối phiếu đòi nợ
1. Người bị ký phát phải thanh
toán hoặc từ chối thanh toán hối phiếu đòi nợ cho người thụ hưởng trong thời
hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được hối phiếu đòi nợ. Trong trường hợp
hối phiếu đòi nợ được xuất trình thanh toán dưới hình thức thư bảo đảm qua mạng
bưu chính công cộng thì thời hạn này được tính kể từ ngày người bị ký phát xác
nhận đã nhận được hối phiếu đòi nợ.
2. Khi hối phiếu đòi nợ đã được thanh toán toàn bộ, người thụ hưởng phải
ký, chuyển giao hối phiếu đòi nợ, tờ phụ đính kèm cho người đã thanh toán.
1. Hối phiếu đòi nợ được coi là
bị từ chối thanh toán, nếu người thụ hưởng không được thanh toán đầy đủ số tiền
ghi trên hối phiếu đòi nợ trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật
này.
2. Khi hối phiếu đòi nợ bị từ
chối thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ, người
thụ hưởng có quyền truy đòi ngay số tiền chưa được thanh toán đối với người
chuyển nhượng trước mình, người ký phát và người bảo lãnh theo quy định tại
Điều 48 của Luật này.
Điều 46.
Hoàn thành thanh toán hối phiếu đòi nợ
Việc thanh toán hối phiếu đòi nợ
được coi là hoàn thành trong các trường hợp sau đây:
1. Người ký phát, người bị ký
phát, người chấp nhận đã thanh toán toàn bộ số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ
cho người thụ hưởng;
2. Người chấp nhận trở thành
người thụ hưởng của hối phiếu đòi nợ vào ngày đến hạn thanh toán hoặc sau ngày
đó;
3. Người thụ hưởng huỷ bỏ hối
phiếu đòi nợ hoặc từ bỏ quyền đối với hối phiếu đòi nợ khi việc huỷ bỏ hoặc từ
bỏ này được ghi rõ trên hối phiếu đòi nợ bằng cụm từ “huỷ bỏ”, “từ bỏ” hoặc cụm
từ khác có ý nghĩa tương tự, ngày huỷ bỏ, từ bỏ và chữ ký của người thụ hưởng.
Người bị ký phát thanh toán hối phiếu đòi nợ
trước khi đến hạn thanh toán theo yêu cầu của người thụ hưởng phải chịu mọi
thiệt hại phát sinh do thanh toán trước hạn.
TRUY ĐÒI DO
HỐI PHIẾU ĐÒI NỢ KHÔNG ĐƯỢC CHẤP NHẬN HOẶC KHÔNG ĐƯỢC THANH TOÁN
1. Người thụ hưởng có quyền truy đòi số tiền
quy định tại Điều 52 của Luật này đối với những người sau đây:
a) Người ký phát, người bảo lãnh, người chuyển
nhượng trước mình trong trường hợp hối phiếu đòi nợ bị từ chối chấp nhận một
phần hoặc toàn bộ theo quy định của Luật này;
b) Người ký phát, người chuyển nhượng, người
bảo lãnh, khi hối phiếu đòi nợ đến hạn thanh toán mà không được thanh toán theo
nội dung của hối phiếu đòi nợ;
c) Người ký phát, người chuyển nhượng, người
bảo lãnh trong trường hợp người bị ký phát bị tuyên bố phá sản, giải thể, chết
hoặc mất tích, kể cả trường hợp hối phiếu đòi nợ đã được chấp nhận hoặc chưa
được chấp nhận;
d) Người chuyển nhượng, người bảo lãnh trong
trường hợp hối phiếu đòi nợ chưa đến hạn thanh toán nhưng người ký phát bị tuyên
bố phá sản, giải thể, chết hoặc mất tích và hối phiếu đòi nợ chưa được chấp
nhận.
2. Người chuyển nhượng đã trả tiền cho người
thụ hưởng được quyền truy đòi đối với người ký phát hoặc người chuyển nhượng
trước mình.
Điều 49. Văn bản thông báo truy đòi
Trong trường hợp hối phiếu đòi nợ bị từ chối
chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán, người thụ hưởng phải thông báo bằng văn
bản cho người ký phát, người chuyển nhượng cho mình, người bảo lãnh cho những
người này về việc từ chối đó.
1. Người thụ hưởng phải thông báo cho người ký
phát, người chuyển nhượng cho mình, người bảo lãnh cho những người này về việc
hối phiếu đòi nợ bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán trong thời hạn
bốn ngày làm việc, kể từ ngày bị từ chối.
2. Trong thời hạn bốn ngày làm việc kể từ ngày
nhận được thông báo, mỗi người chuyển nhượng phải thông báo bằng văn bản cho
người chuyển nhượng cho mình về việc hối phiếu đòi nợ bị từ chối, kèm theo tên
và địa chỉ của người đã thông báo cho mình. Việc thông báo này được thực hiện
cho đến khi người ký phát nhận được thông báo về việc hối phiếu đòi nợ bị từ
chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán.
3. Trong thời hạn thông báo quy định tại khoản
1 và khoản 2 Điều này, nếu việc thông báo không thực hiện được do sự kiện bất
khả kháng hoặc trở ngại khách quan gây ra thì thời gian diễn ra sự kiện bất khả
kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hạn thông báo.
Điều 51. Trách nhiệm của những người
có liên quan
1. Người ký phát, người chuyển nhượng chịu
trách nhiệm liên đới thanh toán cho người thụ hưởng toàn bộ số tiền ghi trên
hối phiếu đòi nợ.
2. Người chấp nhận, người
bảo lãnh chịu trách nhiệm liên đới thanh toán cho người thụ hưởng số tiền đã
cam kết chấp nhận hoặc cam kết bảo lãnh.
Điều 52. Số tiền được thanh toán
Người thụ hưởng có quyền yêu cầu thanh toán các
khoản tiền sau đây:
1. Số tiền không được chấp nhận hoặc không được
thanh toán;
2. Chi phí truy đòi, các chi phí hợp lý có liên quan khác;
3. Tiền lãi trên số tiền chậm trả kể từ ngày hối phiếu đòi nợ đến hạn thanh
toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Điều 53. Nội dung của hối phiếu nhận nợ
1. Hối phiếu nhận nợ có các nội dung sau đây:
a) Cụm từ “Hối phiếu nhận nợ” được ghi trên mặt trước của hối phiếu nhận nợ;
b) Cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định;
c) Thời hạn thanh toán;
d) Địa điểm thanh toán;
đ) Tên đối với tổ chức hoặc họ,
tên đối với cá nhân của người thụ hưởng được người phát hành chỉ định hoặc yêu
cầu thanh toán hối phiếu nhận nợ theo lệnh của người thụ hưởng hoặc yêu cầu
thanh toán hối phiếu cho người cầm giữ;
e) Địa điểm và ngày ký phát hành;
g) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối
với cá nhân, địa chỉ và chữ ký của người
phát hành.
2. Hối phiếu nhận nợ không có giá trị nếu thiếu
một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, trừ các trường hợp sau
đây:
a) Trường hợp địa điểm thanh toán không được
ghi trên hối phiếu nhận nợ thì địa điểm thanh toán là địa chỉ của người phát
hành.
b) Trường hợp địa điểm phát hành không được ghi
trên hối phiếu nhận nợ thì địa điểm phát hành là địa chỉ của người phát hành.
3. Khi số tiền trên hối phiếu nhận nợ được ghi
bằng số khác với số tiền ghi bằng chữ thì số tiền ghi bằng chữ có giá trị thanh
toán. Trong trường hợp số tiền trên hối phiếu nhận nợ được ghi hai lần trở lên
bằng chữ hoặc bằng số và có sự khác nhau thì số tiền có giá trị nhỏ nhất được
ghi bằng chữ có giá trị thanh toán.
4. Trong trường hợp hối phiếu nhận nợ không có
đủ chỗ để viết, hối phiếu nhận nợ đó có thể có thêm tờ phụ đính kèm. Tờ phụ
đính kèm được sử dụng để ghi nội dung bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu.
Người đầu tiên lập tờ phụ phải gắn liền tờ phụ với hối phiếu nhận nợ và ký tên
trên chỗ giáp lai giữa tờ phụ và hối phiếu nhận nợ.
Điều 54. Nghĩa vụ của người phát hành
Người phát hành có nghĩa vụ thanh toán số tiền
ghi trên hối phiếu nhận nợ cho người thụ hưởng khi đến hạn thanh toán và có các
nghĩa vụ khác như người chấp nhận hối phiếu đòi nợ theo quy định của Luật này.
Điều 55. Nghĩa
vụ của người chuyển nhượng lần đầu hối phiếu nhận nợ
Người chuyển nhượng lần đầu hối phiếu nhận nợ
có nghĩa vụ như người ký phát hối phiếu đòi nợ theo quy định tại Điều 17 của
Luật này.
Điều 56. Hoàn thành thanh toán hối
phiếu nhận nợ
Việc thanh toán hối phiếu nhận nợ được coi là
hoàn thành trong các trường hợp sau đây:
1. Khi người phát hành trở thành người thụ
hưởng của hối phiếu nhận nợ vào ngày đến hạn thanh toán hoặc sau ngày đó;
2. Người phát hành đã thanh toán toàn bộ số
tiền ghi trên hối phiếu nhận nợ cho người thụ hưởng;
3. Người thụ hưởng huỷ bỏ hối phiếu nhận nợ.
Điều 57. Bảo lãnh, chuyển nhượng,
cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi hối phiếu nhận nợ
Các quy định từ Điều 24 đến Điều 52 của Luật
này về bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi hối phiếu
đòi nợ cũng được áp dụng tương tự đối với hối phiếu nhận nợ.
CÁC NỘI
DUNG CỦA SÉC VÀ KÝ PHÁT SÉC
1. Mặt trước séc có các nội dung sau đây:
a) Từ "Séc" được in
phía trên séc;
b) Số tiền xác định;
c) Tên của ngân hàng hoặc tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán là người bị ký phát;
d) Tên đối với tổ chức hoặc họ,
tên đối với cá nhân của người thụ hưởng được người ký phát chỉ định hoặc yêu
cầu thanh toán séc theo lệnh của người thụ hưởng hoặc yêu cầu thanh toán séc
cho người cầm giữ;
đ) Địa điểm thanh toán;
e) Ngày ký phát;
g) Tên đối với tổ chức hoặc họ,
tên đối với cá nhân và chữ ký của người ký phát.
2. Séc thiếu một trong các nội
dung quy định tại khoản 1 Điều này thì không có giá trị, trừ trường hợp địa
điểm thanh toán không ghi trên séc thì séc được thanh toán tại địa điểm kinh
doanh của người bị ký phát.
3. Ngoài các nội dung quy định
tại khoản 1 Điều này, tổ chức cung ứng séc có thể đưa thêm những nội dung khác
mà không làm phát sinh thêm nghĩa vụ pháp lý của các bên như số hiệu tài khoản
mà người ký phát được sử dụng để ký phát séc, địa chỉ của người ký phát, địa
chỉ của người bị ký phát và các nội dung khác.
4. Trường hợp séc được thanh
toán qua Trung tâm thanh toán bù trừ séc thì trên séc phải có thêm các nội dung
theo quy định của Trung tâm thanh toán bù trừ séc.
5. Mặt sau của séc được sử dụng để ghi các nội dung chuyển nhượng séc.
6. Số tiền ghi bằng số trên séc
phải bằng với số tiền ghi bằng chữ trên séc. Nếu số tiền ghi bằng số khác với
số tiền ghi bằng chữ thì séc không có giá trị thanh toán.
Điều 59.
Kích thước séc và việc bố trí vị trí các nội dung trên séc
1. Kích thước séc và việc bố trí vị trí các nội dung trên séc do tổ chức
cung ứng séc thiết kế và thực hiện, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều
này.
2. Trung tâm thanh toán bù trừ
séc quy định về kích thước séc, nội dung và vị trí các nội dung trên séc đối
với séc thanh toán qua Trung tâm thanh toán bù trừ séc.
1. Séc được ký phát để ra lệnh
cho người bị ký phát thanh toán:
a) Cho một người xác định và
không cho phép chuyển nhượng séc bằng cách ghi rõ tên của người thụ hưởng và
kèm theo một trong các cụm từ “không chuyển nhượng”, “không trả theo lệnh”;
b) Cho một người xác định và cho
phép chuyển nhượng séc bằng cách ghi rõ tên của người thụ hưởng và không có cụm
từ không cho phép chuyển nhượng quy định tại điểm a Khoản này;
c) Cho người cầm giữ séc, bằng
cách ghi cụm từ “trả cho người cầm giữ séc” hoặc không ghi tên người thụ hưởng.
2. Séc có thể được ký phát ra
lệnh cho người bị ký phát thanh toán số tiền ghi trên séc cho chính người ký
phát.
3. Séc không được ký phát để ra
lệnh cho chính người ký phát thực hiện thanh toán séc, trừ trường hợp ký phát
để trả tiền từ đơn vị này sang đơn vị khác của người ký phát.
4. Người ký phát séc là tổ chức, cá nhân có tài khoản tại ngân hàng, tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Điều 61.
Séc trả tiền vào tài khoản và séc trả tiền mặt
1. Người ký phát séc hoặc người
chuyển nhượng séc có thể không cho phép thanh toán séc bằng tiền mặt bằng cách
ghi trên séc cụm từ ''trả vào tài khoản''. Trong trường hợp này, người bị ký
phát chỉ được chuyển số tiền ghi trên séc đó vào tài khoản của người thụ hưởng
mà không được phép trả bằng tiền mặt, kể cả trường hợp cụm từ “trả vào tài
khoản” bị gạch bỏ.
2. Trường hợp séc không ghi cụm
từ ''trả vào tài khoản'' thì người bị ký phát thanh toán séc cho người thụ
hưởng bằng tiền mặt.
Điều 62.
Séc gạch chéo không ghi tên và séc gạch chéo có ghi tên
1. Người ký phát hoặc người
chuyển nhượng séc có thể quy định séc chỉ được thanh toán cho một ngân hàng
hoặc cho người thụ hưởng có tài khoản tại ngân hàng bị ký phát bằng cách vạch
lên trên séc hai gạch chéo song song.
2. Người ký phát hoặc người
chuyển nhượng séc có thể quy định séc chỉ được thanh toán cho một ngân hàng cụ
thể hoặc cho người thụ hưởng có tài khoản tại ngân hàng đó bằng cách vạch lên
trên séc hai gạch chéo song song và ghi tên của ngân hàng đó giữa hai gạch chéo
này. Séc có tên hai ngân hàng giữa hai gạch chéo sẽ không có giá trị thanh
toán, trừ trường hợp một trong hai ngân hàng có tên giữa hai gạch chéo là ngân
hàng thu hộ.
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
cung ứng séc trắng cho các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có tài khoản
tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Các ngân hàng, tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán khác cung ứng séc trắng cho tổ chức, cá nhân sử dụng tài
khoản để ký phát séc.
3. Tổ chức cung ứng séc quy định
điều kiện, thủ tục đối với việc bảo quản, sử dụng séc do mình cung ứng.
Điều 64.
In, giao nhận và bảo quản séc trắng
1. Tổ chức cung ứng séc tổ chức
việc in séc trắng để cung ứng cho người sử dụng.
2. Trước khi séc trắng được in
và cung ứng để sử dụng, các tổ chức cung ứng séc phải đăng ký mẫu séc trắng tại
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Việc in, giao nhận, bảo quản
và sử dụng séc trắng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về
in, giao nhận, bảo quản và sử dụng ấn chỉ có giá.
Việc chuyển nhượng séc được áp
dụng theo quy định về chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ tại Mục IV Chương II của
Luật này, trừ trường hợp chuyển giao để nhờ thu séc cho tổ chức cung ứng dịch
vụ thanh toán theo quy định tại Điều 66 của Luật này.
Điều 66.
Chuyển giao séc để nhờ thu séc
1. Người thụ hưởng séc có thể
chuyển giao séc để nhờ thu thông qua việc ký chuyển nhượng và chuyển giao séc
cho người thu hộ.
2. Người thu hộ chỉ có quyền
thay mặt cho người chuyển giao để xuất trình séc, nhận số tiền ghi trên séc,
chuyển giao séc cho người thu hộ khác nhờ thu séc; truy đòi số tiền ghi trên
séc đối với người ký phát và người chuyển giao séc nếu người thu hộ đã thanh
toán trước số tiền ghi trên séc cho người thụ hưởng và séc được nhờ thu bị người
bị ký phát từ chối thanh toán.
1. Trường hợp séc có đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 58 của Luật
này và người ký phát có đủ tiền để thanh toán séc khi yêu cầu bảo chi séc thì
người bị ký phát có nghĩa vụ bảo chi séc bằng cách ghi cụm từ ''bảo chi'' và ký
tên trên séc.
2. Người bị ký phát có nghĩa vụ giữ lại số tiền đủ để thanh toán cho séc đã
bảo chi khi séc đó được xuất trình trong thời hạn xuất trình.
Việc bảo lãnh séc được thực hiện theo các quy
định về bảo lãnh hối phiếu đòi nợ quy định từ Điều 24 đến Điều 26 của Luật này.
Điều 69. Thời
hạn xuất trình yêu cầu thanh toán séc và địa điểm xuất trình
1. Thời hạn xuất trình yêu cầu thanh toán séc
là ba mươi ngày, kể từ ngày ký phát.
2. Người thụ hưởng được xuất
trình yêu cầu thanh toán séc muộn hơn, nếu việc chậm xuất trình do sự kiện bất
khả kháng hoặc trở ngại khách quan gây ra. Thời gian diễn ra sự kiện bất khả
kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hạn xuất trình yêu cầu thanh
toán.
3. Trong thời hạn xuất trình yêu
cầu thanh toán, séc phải được xuất trình để thanh toán tại địa điểm thanh toán
quy định tại điểm đ khoản 1 và khoản 2 Điều 58 của Luật này hoặc tại Trung tâm
thanh toán bù trừ séc nếu được thanh toán qua Trung tâm này.
4. Việc xuất trình séc để thanh
toán được coi là hợp lệ khi séc được người thụ hưởng hoặc người đại diện hợp
pháp của người thụ hưởng xuất trình tại địa điểm thanh toán quy định tại khoản
3 Điều này.
5. Người thụ hưởng có thể xuất
trình séc để thanh toán theo hình thức thư bảo đảm qua mạng bưu chính công
cộng. Việc xác định thời điểm xuất trình séc để thanh toán được tính theo ngày
trên dấu bưu điện nơi gửi.
Điều 70.
Xuất trình séc tại Trung tâm thanh toán bù trừ séc
Ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch
vụ thanh toán khác xuất trình yêu cầu thanh toán séc tại Trung tâm thanh toán
bù trừ séc theo quy định của Trung tâm này.
1. Khi séc được xuất trình để
thanh toán theo thời hạn và địa điểm xuất trình quy định tại Điều 69 của Luật
này thì người bị ký phát có trách nhiệm thanh toán trong ngày xuất trình hoặc
ngày làm việc tiếp theo nếu người ký phát có đủ tiền trên tài khoản để thanh
toán.
2. Người bị ký phát không tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này phải bồi
thường thiệt hại cho người thụ hưởng, tối đa bằng tiền lãi của số tiền ghi trên
séc tính từ ngày séc được xuất trình để thanh toán theo mức lãi suất phạt chậm
trả séc do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định áp dụng tại thời điểm xuất
trình séc
3. Trường hợp séc được xuất
trình để thanh toán trước ngày ghi là ngày ký phát trên séc thì việc thanh toán
chỉ được thực hiện kể từ ngày ký phát ghi trên séc.
4. Séc được xuất trình sau thời
hạn xuất trình để thanh toán nhưng chưa quá sáu tháng kể từ ngày ký phát thì
người bị ký phát vẫn có thể thanh toán nếu người bị ký phát không nhận được
thông báo đình chỉ thanh toán đối với séc đó và người ký phát có đủ tiền trên
tài khoản để thanh toán.
5. Trường hợp khoản tiền mà
người ký phát được sử dụng để ký phát séc không đủ để thanh toán toàn bộ số
tiền ghi trên séc theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu người thụ
hưởng yêu cầu được thanh toán một phần số tiền ghi trên séc thì người bị ký
phát có nghĩa vụ thanh toán theo yêu cầu của người thụ hưởng trong phạm vi
khoản tiền mà người ký phát hiện có và được sử dụng để thanh toán séc.
6. Khi thanh toán một phần số
tiền ghi trên séc, người bị ký phát phải ghi rõ số tiền đã được thanh toán trên
séc và trả lại séc cho người thụ hưởng hoặc người được người thụ hưởng ủy
quyền. Người thụ hưởng hoặc người được người thụ hưởng ủy quyền phải lập văn
bản biên nhận về việc thanh toán đó và giao cho người bị ký phát.
7. Văn bản biên nhận trong
trường hợp này được coi là văn bản chứng minh việc người bị ký phát đã thanh
toán một phần số tiền ghi trên séc.
8. Trường hợp séc được xuất
trình để thanh toán sau khi người ký phát bị tuyên bố phá sản, giải thể, chết,
mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì séc vẫn có hiệu lực thanh toán
theo quy định tại Điều này.
9. Việc thanh toán séc theo quy
định tại khoản 4 Điều này chấm dứt sau sáu tháng, kể từ ngày ký phát ghi trên
séc.
Điều 72.
Thanh toán séc đã được chuyển nhượng
Khi thanh toán séc đã được chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng, người bị
ký phát phải kiểm tra để bảo đảm tính liên tục của dãy chữ ký chuyển nhượng.
Điều 73.
Đình chỉ thanh toán séc
1. Người ký phát có quyền yêu
cầu đình chỉ thanh toán séc mà mình đã ký phát bằng việc thông báo bằng văn bản
cho người bị ký phát yêu cầu đình chỉ thanh toán séc khi séc này được xuất
trình yêu cầu thanh toán. Thông báo đình chỉ thanh toán chỉ có hiệu lực sau
thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật này.
2. Người ký phát có nghĩa vụ thanh toán số tiền ghi trên séc sau khi séc
bị người bị ký phát từ chối thanh toán theo thông báo đình chỉ thanh toán của
mình.
Điều 74. Từ
chối thanh toán séc
1. Séc được coi là bị từ chối
thanh toán nếu sau thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 71 của Luật này, người
thụ hưởng chưa nhận được đủ số tiền ghi trên séc.
2. Khi từ chối thanh toán séc,
người bị ký phát, Trung tâm thanh toán bù trừ séc phải lập giấy xác nhận từ
chối thanh toán, ghi rõ số séc, số tiền từ chối, lý do từ chối, ngày tháng xuất
trình, tên, địa chỉ của người ký phát séc, ký tên và giao cho người xuất trình
séc.
Điều 75.
Truy đòi séc do không được thanh toán
Việc truy đòi séc do không được
thanh toán được áp dụng tương tự theo các quy định từ Điều 48 đến Điều 52 của
Luật này.
KHỞI KIỆN, THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 76.
Khởi kiện của người thụ hưởng
1. Sau khi gửi thông báo về việc công cụ chuyển nhượng bị từ chối chấp
nhận hoặc bị từ chối thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên công cụ
chuyển nhượng, người thụ hưởng có quyền khởi kiện tại Toà án đối với một, một
số hoặc tất cả những người có liên quan để yêu cầu thanh toán số tiền quy định
tại Điều 52 của Luật này. Hồ sơ khởi kiện phải có đơn kiện, công cụ chuyển
nhượng bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán, thông báo về việc công
cụ chuyển nhượng bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán.
2. Người thụ hưởng không xuất
trình công cụ chuyển nhượng để thanh toán trong thời hạn quy định tại Điều 43
và Điều 69 của Luật này hoặc không gửi thông báo về việc bị từ chối chấp nhận
hoặc từ chối thanh toán trong thời hạn quy định tại Điều 50 của Luật này thì
mất quyền khởi kiện đối với những người có liên quan, trừ người phát hành,
người chấp nhận hoặc người ký phát, người bảo lãnh cho người bị ký phát trong
trường hợp hối phiếu đòi nợ chưa được chấp nhận.
Điều 77.
Khởi kiện của người có liên quan
Người có liên quan bị khởi kiện
theo quy định tại Điều 76 của Luật này được quyền khởi kiện người chuyển nhượng
trước mình, người chấp nhận, người phát hành, người ký phát hoặc người bảo lãnh
cho những người này về số tiền quy định tại Điều 52 của Luật này, kể từ ngày
người có liên quan này hoàn thành nghĩa vụ thanh toán công cụ chuyển nhượng.
1. Người thụ hưởng có quyền khởi
kiện người ký phát, người phát hành, người bảo lãnh, người chuyển nhượng, người
chấp nhận yêu cầu thanh toán số tiền quy định tại Điều 52 của Luật này trong
thời hạn ba năm, kể từ ngày công cụ chuyển nhượng bị từ chối chấp nhận hoặc bị
từ chối thanh toán.
2. Người có liên quan bị khởi
kiện theo quy định tại Điều 76 của Luật này có quyền khởi kiện người ký phát,
người phát hành, người chuyển nhượng trước mình, người bảo lãnh, người chấp
nhận về số tiền quy định tại Điều 52 của Luật này trong thời hạn hai năm, kể từ
ngày người có liên quan này hoàn thành nghĩa vụ thanh toán công cụ chuyển nhượng.
3. Trường hợp người thụ hưởng
không xuất trình công cụ chuyển nhượng để thanh toán đúng hạn theo quy định tại
Điều 43 và Điều 69 của Luật này hoặc không gửi thông báo về việc công cụ chuyển
nhượng bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán trong thời hạn quy định
tại Điều 50 của Luật này thì chỉ có quyền khởi kiện người chấp nhận, người phát
hành, người ký phát, người bảo lãnh cho người bị ký phát trong thời hạn hai
năm, kể từ ngày ký phát công cụ chuyển nhượng.
4. Trong thời hiệu khởi kiện quy
định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, nếu xẩy ra sự kiện bất khả kháng hoặc
trở ngại khách quan ảnh hưởng tới việc thực hiện quyền khởi kiện của người thụ
hưởng và người có liên quan thì thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng hoặc
trở ngại khách quan không tính vào thời hiệu khởi kiện.
Điều 79. Giải quyết tranh chấp
1. Tranh chấp về công cụ chuyển nhượng có thể được giải quyết tại Toà án
hoặc Trọng tài thương mại.
2. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp về công cụ chuyển nhượng. Toà án nhân dân giải quyết tranh
chấp về công cụ chuyển nhượng một cách độc lập với các giao dịch cơ sở phát
hành công cụ chuyển nhượng và chỉ dựa trên hồ sơ khởi kiện quy định tại khoản 1
Điều 76 của Luật này. Trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp về công cụ
chuyển nhượng tại Toà án được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân
sự.
3. Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về công cụ
chuyển nhượng, nếu trước hoặc sau khi xẩy ra tranh chấp các bên có thoả thuận
giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Thoả thuận trọng tài và trình tự, thủ tục
tố tụng trọng tài thực hiện theo quy định của pháp luật về trọng tài.
Điều 80. Thanh tra việc thực hiện các quy
định của pháp luật về công cụ chuyển nhượng
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về
công cụ chuyển nhượng trong các giao dịch công cụ chuyển nhượng có liên quan
đến hoạt động ngân hàng.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình có trách nhiệm trực tiếp hoặc phối hợp thanh tra, kiểm tra
việc thực hiện các quy định của pháp luật về công cụ chuyển nhượng trong phạm
vi quản lý của mình.
3. Chính phủ quy định cụ thể việc phối hợp thanh tra theo Điều này.
1. Cá nhân vi phạm các quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ
vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây
thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức vi phạm các quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ
vi phạm mà bị xử phạt hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo
quy định của pháp luật.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 07 năm 2006.
2. Pháp lệnh thương phiếu ngày 24 tháng 12 năm
1999 và các văn bản quy phạm pháp luật khác về thương phiếu và séc hết hiệu lực
từ ngày Luật này có hiệu lực.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét