Tìm kiếm Luật, Nghị định, Thông tư, Nghị quyết...

Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2018

 

VĂN PHÒNG QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/VBHN-VPQH

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2018

 

LUẬT

CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

Luật Cht lượng sn phm, hàng hóa s 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Quốc hội, có hiệu lực k t ngày 01 tháng 7 năm 2008, được sửa đổi, b sung bi:

Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 ca Quốc hội sa đi, bsung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể t ngày 01 tháng 01 năm 2019.

Căn cứ Hiến pháp ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Quc hội ban hành Luật Cht lượng sản phẩm, hàng hóa1.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định quyn và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sn phẩm, hàng hóa; quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưi đây được hiểu như sau:

1. Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng.

2. Hàng hóa là sản phẩm được đưa vào thị trường, tiêu ng thông qua trao đi, mua bán, tiếp th.

3. Sản phẩm, hàng hóa không có khả năng gây mất an toàn (sau đây gọi là sản phẩm, hàng hóa nhóm 1) là sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyn, lưu giữ, bo qun, sử dụng hợp lý và đúng mc đích, không gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.

4. Sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sau đây gọi là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) là sản phẩm, hàng hóa trong điu kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.

5. Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kthuật tương ứng.

6. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh là tổ chức, cá nhân tổ chức và thực hiện việc sản xuất (sau đây gọi là người sản xuất), nhp khu (sau đây gọi người nhập khẩu), xuất khẩu (sau đây gọi là người xuất khẩu), bán hàng, cung cấp dịch v(sau đây gọi là người bán hàng).

7. Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa là người tiêu dùng, tổ chức đánh giá sự phù hợp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cơ quan kiểm tra và cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sn phẩm, hàng hóa.

8. Tổ chức đánh giá sự phù hợp là tổ chức tiến hành hoạt động th nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, quá trình sản xuất, cung ng dịch vụ phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

9. Tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định là tổ chức đáp ứng các điều kiện theo quy định cửa pháp luật và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định công b danh sách để tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lựa chọn sử dụng dịch vụ đánh giá sự phù hợp phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước.

10. Thử nghiệm là thao tác kỹ thuật nhm xác định một hay nhiều đặc tính của sản phẩm, hàng hóa theo một quy trình nhất định.

11. Giám định là việc xem xét sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa so với hợp đồng hoặc tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng bng cách quan trắc và đánh giá kết quả đo, thử nghiệm.

12. Chứng nhận là việc đánh giá và xác nhận sự phù hợp của sản phẩm, quá trình sn xuất, cung ứng dịch vụ với tiêu chuẩn công bố áp dụng (gi là chứng nhn hợp chuẩn) hoặc với quy chuẩn kthuật (gọi là chứng nhận hợp quy).

13. Kiểm định là hoạt động kỹ thuật theo một quy trình nhất định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

14. Thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân hoạt động tại Việt Nam chấp nhận kết quả đánh giá sự phù hợp do tổ chức đánh giá sự phù hợp của quốc gia, vùng lãnh thkhác thực hiện.

15. Kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi là kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa) là việc cơ quan nhà nước xem xét, đánh giá lại chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ đã được đánh giá chất lượng bởi các tổ chức đánh giá sự phù hợp hoặc đã được áp dụng các biện pháp qun lý chất lượng khác của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.

16. Cơ quan có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi là cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa) là cơ quan được phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng sn phẩm, hàng hóa thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

17. Tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa bao gồm kết quả đánh giá sự phù hợp, tài liệu qung cáo, giới thiệu tính năng, công dụng, đặc tính, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, hàng hóa.

Điều 4. Áp dụng pháp luật

1. Hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Hoạt động sn xuất, kinh doanh và hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa là công trình xây dựng, dch vụ, hàng hóa đã qua sdụng không thuộc diện phải kiểm định; sản phẩm, hàng hóa phục vụ quốc phòng, an ninh và sản phm, hàng hóa đặc thù khác phải tuân thủ các nguyên tc chung của Luật này và được điều chỉnh cụ thể bằng văn bản pháp luật khác.

3. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 5. Nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

1. Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quản lý trên cơ sở tiêu chuẩn công bố áp dng, quy chuẩn kỹ thuật tương ng. Căn cứ vào khả năng gây mt an toàn, sản phẩm, hàng hóa được quản lý như sau:

a) Sản phẩm, hàng hóa nhóm 1 được quản lý chất lượng trên cơ sở tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng;

b) Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được quản lý chất lượng trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng,

Chính phquy định cụ thể việc ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2.

2. Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa là trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh nhằm bảo đảm an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường; nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam.

3. Quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhằm thực thi các quy đnh của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải bảo đảm minh bạch, khách quan, không phân biệt đi xử về xuất xứ hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa, phù hợp với thông lệ quốc tế, bo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.

Điều 6. Chính sách của Nhà nước về hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa

1. Khuyến khích tổ chức, cá nhân xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn tiên tiến cho sản phẩm, hàng hóa và công tác quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh.

2. Xây dựng chương trình quốc gia nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa.

3. Đầu tư, phát triển hệ thống thử nghiệm đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh và quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

4. Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

5. Tuyên truyền, ph biến chính sách, pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; xây dựng ý thức sản xut, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa có chất lượng, vì quyền lợi người tiêu dùng, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường; nâng cao nhận thức xã hội về tiêu dùng, xây dựng tập quán tiêu dùng văn minh.

6. Khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư, tham gia vào hoạt động thử nghiệm, giám định, kim định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

7. Mở rộng hợp tác với các quốc gia, các vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực, tổ chức và cá nhân nước ngoài trong hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa; tăng cường ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận ln nhau giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh th, các tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực về kết quả đánh giá sự phù hợp; khuyến khích các tổ chức đánh giá sự phù hợp của Việt Nam ký kết thỏa thuận thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp với tổ chức tương ứng của các nước, vùng lãnh thổ nhm tạo thuận lợi cho phát triển thương mại giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh th.

Điều 7. Giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa

1. Giải thưởng chất lượng sn phm, hàng hóa bao gồm Giải thưởng chất lượng quốc gia và giải thưởng của tổ chức, cá nhân.

2. Điều kiện, thủ tục xét tặng Giải thưởng chất lượng quc gia do Chính phủ quy định.

3. Điều kiện, thtục xét tặng giải thưng chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.

Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Sản xuất sản phẩm, nhập khẩu, mua bán hàng hóa đã bị Nhà nước cm lưu thông.

2. Sản xuất sản phẩm, xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hóa, trao đổi, tiếp thị sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

3. Xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hóa không có nguồn gốc rõ ràng.

4. Xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hóa, trao đi, tiếp thị sản phẩm, hàng hóa đã hết hạn sử dụng.

5. Dùng thực phẩm, dược phẩm không bảo đảm chất lượng hoặc đã hết hạn sử dụng làm tthiện hoặc cho, tặng để sử dụng cho người.

6. Ctình cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả thử nghiệm, kiểm tra, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

7. Giả mạo hoặc sử dụng trái phép dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy, các du hiệu khác về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

8. Thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa so với tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

9. Thông tin, quảng cáo sai sự thật hoặc có hành vi gian dối về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, về nguồn gốc và xuất x hàng hóa.

10. Che giấu thông tin về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm, hàng hóa đối với người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.

11. Sản xuất, chế biến sản phẩm, hàng hóa bng nguyên liệu, vật liệu cấm sdụng để sản xuất, chế biến sản phẩm, hàng hóa đó.

12. Lợi dụng chc vụ, quyền hạn hoặc hoạt động quản lý chất lượng sn phẩm, hàng hóa để cản trở bt hợp pháp, gây phin hà, sách nhiễu đi vi hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân hoặc bao che hành vi vi phạm pháp luật vchất lượng sản phẩm, hàng hóa.

13. Lợi dụng hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa để gây phương hại cho lợi ích quc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Chương II

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

Mục 1. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN SẢN XUẤT, KINH DOANH

Điều 9. Quyền của người sản xuất

1. Quyết định và công bố mức chất lượng sản phẩm do mình sản xuất, cung cấp.

2. Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để bảo đảm chất lượng sản phẩm.

3. Lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp để thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Trường hợp chứng nhận hợp quy, kiểm tra chất lượng sản phẩm theo yêu cầu quản lý nhà nước thì người sản xuất lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định.

4. Sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệu khác cho sản phẩm theo quy định của pháp luật.

5. Yêu cầu người bán hàng hợp tác trong việc thu hồi và xử lý hàng hóa không bảo đảm chất lượng.

6. Khiếu nại kết luận của đoàn kiểm tra, quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

7. Được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 10. Nghĩa vụ của người sản xuất

1. Tuân thcác điều kiện bảo đảm chất lượng đối với sản phẩm trước khi đưa ra thị trường theo quy định tại Điều 28 của Luật này và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất.

2. Thể hiện các thông tin về chất lượng trên nhãn hàng hóa, bao bì, trong tài liệu kèm theo hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.

3. Thông tin trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

4. Cnh báo về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm và cách phòng ngừa cho người bán hàng và người tiêu dùng.

5. Thông báo yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bo qun, sử dụng sản phẩm, hàng hóa.

6. Cung cấp thông tin về việc bảo hành và thực hiện việc bảo hành sản phẩm, hàng hóa cho người mua, người tiêu dùng.

7. Sửa chữa, hoàn lại hoc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật bị người bán hàng, người tiêu dùng trả lại.

8. Kịp thời ngừng sản xuất, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa gây mất an toàn hoc sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công báp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ng.

9. Thu hồi, xlý sản phẩm, hàng hóa không bo đảm chất lượng. Trong trường hợp phải tiêu hủy hàng hóa thì phải chu toàn bộ chi phí cho việc tiêu huhàng hóa và chịu trách nhiệm về hậu qucủa việc tiêu hủy hàng hóa theo quy định của pháp luật.

10. Bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

11. Tuân thủ các quy định, quyết định về thanh tra, kiểm tra ca cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

12. Trả chi phí thử nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy theo quy đnh tại Điều 31; chi phí lấy mẫu, thnghiệm theo quy định tại Điều 41; chi phí lấy mẫu, thử nghiệm, giám đnh theo quy định tại Điều 58 của Luật này.

13. Chứng minh kết quả sai và li của tổ chức đánh giá sự phù hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Luật này.

Điều 11. Quyền của người nhập khẩu

1. Quyết đnh lựa chọn mức chất lượng của hàng hóa do mình nhập khẩu.

2. Yêu cầu người xuất khẩu cung cấp hàng hóa đúng chất lượng đã thoả thuận theo hợp đng.

3. Lựa chọn tổ chức giám định để giám định chất lượng hàng hóa do mình nhập khẩu.

4. Sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệu khác cho hàng hóa nhập khẩu theo quy định.

5. Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng sản phẩm, hàng hóa do mình nhập khẩu.

6. Yêu cầu người bán hàng hợp tác trong việc thu hồi và xử lý hàng hóa không bảo đảm chất lượng.

7. Khiếu nại kết luận của kiểm soát viên chất lượng, đoàn kiểm tra, quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

8. Được bồi thường thiệt hại theo quy đnh tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 12. Nghĩa vụ của người nhập khẩu

1. Tuân thcác điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Điều 34 của Luật này.

2. Chịu trách nhiệm về chất lượng và ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa do mình nhập khẩu.

3. Thông tin trung thc về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

4. Tổ chức và kiểm soát quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản để duy trì chất lượng hàng hóa.

5. Thông báo điều kiện phải thực hiện khi vận chuyển, lưu giữ, bảo qun hàng hóa theo quy định của pháp luật.

6. Cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của hàng hóa và cách phòng ngừa cho người bán hàng và người tiêu dùng.

7. Cung cấp thông tin về việc bảo hành và thực hiện việc bo hành hàng hóa cho người bán hàng, người tiêu dùng.

8. Sửa chữa, hoàn lại hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật bngười bán hàng trả lại.

9. Kịp thời ngừng nhập khẩu, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện hàng hóa gây mt an toàn hoặc hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

10. Tái xuất hàng hóa nhập khẩu không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

11. Tiêu hủy hàng hóa nhập khẩu không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng nhưng không tái xuất được; chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu hủy hàng hóa và chịu trách nhiệm về hậu qucủa việc tiêu huhàng hóa theo quy định của pháp luật.

12. Thu hồi, xlý hàng hóa không bo đảm chất lượng.

13. Bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

14. Tuân thủ các quy định, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

15. Trả chi phí, lệ phí phục vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Điều 37; chi phí ly mẫu, thnghiệm theo quy định tại Điều 41; chi phí ly mẫu, thử nghiệm, giám định theo quy định tại Điều 58 của Luật này.

Điều 13. Quyền của người xuất khẩu

1. Quyết định lựa chọn mc chất lượng ca hàng hóa xuất khẩu.

2. Lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp để thnghiệm, giám định, chứng nhận chất lượng hàng hóa xuất khẩu.

3. Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng hàng hóa cho đến thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa đó cho người nhập khẩu.

4. Sử dụng du hợp chuẩn, du hợp quy và các dấu hiệu khác cho hàng hóa xuất khẩu theo quy định.

5. Yêu cầu người nhập khẩu hàng hóa hợp tác trong việc thu hồi và xử lý hàng hóa không bảo đảm cht lượng theo thoả thuận.

6. Khiếu nại quyết định của cơ quan kim tra, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

7. Được bồi thường thiệt hại theo quy đnh tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy đnh khác của pháp luật có liên quan.

Điều 14. Nghĩa vụ của người xuất khẩu

1. Tuân thủ các điều kiện bo đm chất lượng đối với hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Điều 32 của Luật này và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa.

2. Thực hiện các biện pháp xử lý hàng hóa xuất khu không phù hợp theo quy định tại Điều 33 của Luật này. Trong trường hợp phải tiêu hủy hàng hóa thì phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu hủy hàng hóa và chịu trách nhiệm về hậu quả của việc tiêu hủy hàng hóa theo quy định của pháp luật.

3. Tuân thủ các quy định, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Trả chi phí thử nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy theo quy định tại Điều 31, chi phí lấy mẫu, thử nghiệm theo quy định tại Điều 41 và chi phí lấy mẫu, thử nghiệm, giám định theo quy định tại Điều 58 của Luật này.

Điều 15. Quyền của người bán hàng

1. Quyết đnh cách thức kiểm tra chất lượng hàng hóa.

2. Lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp để thử nghiệm, giám định hàng hóa.

3. Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng hàng hóa.

4. Được giải quyết tranh chấp theo quy định tại Mục 1 Chương V của Luật này và yêu cu người sản xuất, người nhập khẩu đã cung cấp hàng hóa bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 61 của Luật này.

5. Khiếu nại kết luận của kiểm soát viên chất lượng, đoàn kiểm tra và quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nưc có thẩm quyền.

6. Được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 16. Nghĩa vụ của người bán hàng

1. Tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hóa lưu thông trên thị trưng theo quy định tại Điều 38 của Luật này và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa.

2. Kiểm tra nguồn gốc hàng hóa, nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy, các tài liệu liên quan đến chất lượng hàng hóa.

3. Thông tin trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

4. Áp dng các biện pháp để duy trì chất lượng hàng hóa trong vận chuyển, lưu giữ, bảo quản.

5. Thông báo cho người mua điều kiện phải thực hiện khi vận chuyển, lưu giữ, bo quản và sử dụng hàng hóa.

6. Cung cấp thông tin về việc bảo hành hàng hóa cho người mua.

7. Cung cấp tài liệu, thông tin về hàng hóa bị kiểm tra cho kiểm soát viên chất lượng, đoàn kiểm tra, cơ quan kiểm tra chất lượng sn phẩm, hàng hóa.

8. Kịp thời cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của hàng hóa và ch phòng ngừa cho người mua khi nhận được thông tin cảnh báo từ người sản xuất, người nhập khẩu.

9. Kịp thời dừng bán hàng, thông tin cho người sản xuất, người nhp khẩu và người mua khi pt hiện hàng hóa gây mất an toàn hoặc hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

10. Hoàn lại tiền hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật bị người mua trả li.

11. Hợp tác với người sản xuất, người nhập khẩu thu hồi, xử lý hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công b áp dng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

12. Bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

13. Tuân thcác quy định, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

14. Trả chi phí ly mẫu, thử nghiệm theo quy định tại Điều 41; chi phí lấy mẫu, thử nghiệm, giám định theo quy định tại Điều 58 của Luật này.

Mục 2. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

Điều 17. Quyền của người tiêu dùng

1. Được cung cấp thông tin trung thực về mức độ an toàn, chất lượng, hướng dẫn vận chuyn, lưu giữ, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hóa.

2. Được cung cấp thông tin về việc bảo hành hàng hóa, khả năng gây mất an toàn của hàng hóa và cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo từ người sản xuất, người nhập khu.

3. Yêu cầu người bán hàng sửa chữa, hoàn lại tiền hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật.

4. Được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

5. Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa thực hiện trách nhiệm vbảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyn lợi người tiêu dùng.

6. Yêu cầu tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trợ giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Điều 18. Nghĩa vụ của người tiêu dùng

1. Tuân thủ các điều kiện bo đảm chất lượng đối với hàng hóa trong quá trình sử dụng theo quy định tại Điều 42 của Luật này.

2. Tuân thủ quy định và hướng dẫn của người sản xuất, người nhập khẩu, người bán hàng về việc vận chuyển, lưu gi, bảo quản, sdụng sản phẩm, hàng hóa.

3. Tuân thủ quy định về kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sử dụng sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định.

4. Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng sản phẩm, hàng hóa.

Mục 3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP, TỔ CHỨC NGHỀ NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

Điều 19. Quyền của tổ chức đánh giá sự phù hợp

1. Tiến hành thnghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng sn phẩm, hàng hóa trên cơ sở hợp đồng ký kết với tổ chức, cá nhân đề nghị đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực đã đăng ký hoạt động hoặc được cơ quan nhà nước có thm quyn chđịnh.

2. Được thanh toán chi phí theo thoả thuận với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa có nhu cầu đánh giá sự phù hợp hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Cung cấp kết quả thử nghiệm cho đối tượng được đánh giá sự phù hợp tương ứng.

4. Cấp, cấp lại, mở rộng, thu hẹp phạm vi hoặc tạm đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận sự phù hợp, quyn sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy đã cấp cho các đối tượng được giám định hoặc chứng nhận tương ứng.

5. Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến kết quả thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho bên th ba, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

6. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật.

7. Thu chi phí thử nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn, chng nhận hợp quy theo quy đnh tại Điều 31; thu chi phí, lệ phí phục vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Điều 37; thu chi phí thử nghiệm theo quy định tại Điều 41; thu chi phí thử nghiệm, giám định theo quy định tại Điều 58 của Luật này.

Điều 20. Nghĩa vụ của tổ chức đánh giá sự phù hợp

1. Đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 5 Điều 25 của Luật này.

2. Không được từ chối cung cấp dịch vụ khi không có lý do chính đáng.

3. Bảo mật các thông tin, sliệu, kết quả qua đánh giá sự phù hợp của tổ chức được đánh giá sphù hợp, trừ trưng hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyn yêu cầu.

4. Bảo đảm công khai, minh bạch, độc lập, khách quan, chính xác và không phân biệt đối xử về xut xứ hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

5. Bảo đảm trình tự, thủ tục đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kthuật.

6. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc cấp, cấp lại, mở rộng, thu hẹp phạm vi hoặc tạm đình ch, thu hi giấy chứng nhận sự phù hợp và quyn sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy.

7. Chịu skiểm tra, thanh tra ca cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động đánh giá sự phù hợp.

8. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá sự phù hợp.

9. Trả tiền phạt cho tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa được đánh giá trong trường hợp cung cấp sai kết quả đánh giá sự phù hợp. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá 10 ln chi phí đánh giá, trường hợp các bên không thoả thuận được thì mức phạt do trọng tài hoặc tòa án quyết định, nhưng không vượt quá 10 lần chi phí đánh giá.

10. Bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 63 của Luật này.

Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức nghề nghiệp

1. Tuyên truyền, phbiến kiến thc cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong việc áp dụng pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; xây dựng ý thc sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa có chất lượng, vì quyền li người tiêu dùng, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường; nâng cao nhận thc xã hội về tiêu dùng, xây dựng tập quán tiêu dùng văn minh.

2. Hỗ trợ, nâng cao nhận thức và vận động t chc, cá nhân sản xuất, kinh doanh áp dụng pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

3. Đào tạo, bi dưỡng về phương thức quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa và phản biện xã hội trong hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

4. Góp ý xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

5. Khiếu nại, khởi kiện trong tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa gây thiệt hại cho thành viên, tổ chức nghề nghiệp.

Điều 22. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

1. Đại diện cho người tiêu dùng bảo vệ quyền và lợi ích hp pháp của họ khi nhận được khiếu nại, phản ánh về chất lượng hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ng, định lượng ghi trên nhãn hoặc không bảo đảm chất lượng theo hợp đồng.

2. Nhận thông tin liên quan đến tchức, cá nhân sản xuất sn phẩm, kinh doanh hàng hóa không phù hợp, mức độ không phù hợp của hàng hóa với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng vcung cấp thông tin này cho các cơ quan thông tin đại chúng, đồng thời chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp theo quy định của pháp luật.

3. Kiến nghị cơ quan kim tra, thanh tra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hoặc giải quyết các vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

4. Khiếu nại, khi kiện tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

5. Tổ chức hướng dẫn, tư vấn về quyền lợi người tiêu dùng liên quan tới chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Chương III

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA TRONG SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG VÀ TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG

Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

Điều 23. Công bố tiêu chuẩn áp dụng

1. Người sản xut, người nhập khẩu tự công b các đặc tính cơ bản, thông tin cảnh báo, shiệu tiêu chuẩn trên hàng hóa hoặc một trong các phương tiện sau đây:

a) Bao bì hàng hóa;

b) Nhãn hàng hóa;

c) Tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa.

2. Nội dung của tiêu chuẩn công bố áp dụng không được trái với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Điều 24. Công bố sự phù hợp

1. Người sản xuất thông báo sản phẩm của mình phù hợp với tiêu chuẩn (sau đây gọi là công bố hợp chuẩn) hoặc với quy chuẩn kỹ thuật (sau đây gọi là công bố hợp quy).

2, Việc công bhợp chuẩn, công bố hợp quy được thực hiện theo quy định ca pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Điều 25. Đánh giá sự phù hợp

1. Việc thử nghiệm được quy định như sau:

a) Thử nghiệm phục vụ hoạt động của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được thực hiện theo thoả thuận với tổ chức thử nghiệm;

b) Th nghim phục vụ quản lý nhà nước được thực hiện tại phòng thử nghiệm được chđịnh.

2. Việc giám định được quy định như sau:

a) Giám định phục vụ mục đích thương mại do tổ chức giám định thực hiện theo tha thuận với tổ chức, cá nhân có nhu cầu giám định;

b) Việc giám định phục vụ quản lý nhà nước do tổ chức giám định được chỉ định thực hiện.

3. Việc chứng nhận được quy định như sau:

a) Chứng nhận hợp chuẩn được thực hiện theo thỏa thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ chức chứng nhận;

b) Việc chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận được chđịnh thực hiện.

4. Việc kiểm định được quy định như sau:

a) Kiểm định bao gồm kim định đnh kỳ, kiểm định bất thường;

b) Việc kiểm định phải do tổ chức kiểm đnh được chỉ định thực hiện.

5. Tổ chức đánh giá sự phù hợp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tổ chức và năng lực đáp ứng yêu cầu chung đối với tổ chức đánh giá sự phù hợp quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế tương ứng;

b) Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế tương ứng;

c) Đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Điều 26. Thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp

1. Việc thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp giữa tổ chức, cá nhân tại Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài, vùng lãnh thổ do các bên tự thoả thuận.

2. Việc thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp phục vụ quản lý nhà nước được thực hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chnghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thothuận quốc tế mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết.

Điều 27. Kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa

1. Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất bao gồm các nội dung sau đây:

a) Kiểm tra việc áp dụng yêu cầu quy định trong quy chun kỹ thuật liên quan đến điu kiện của quá trình sản xuất và các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng trong sản xuất;

b) Kiểm tra kết quđánh giá sự phù hợp, nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu kèm theo sản phẩm cn kiểm tra;

c) Thử nghiệm mẫu theo tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khi cần thiết.

2. Kiểm tra chất lượng hàng hóa trong nhập khẩu, lưu thông trên thị trường bao gồm các nội dung sau đây:

a) Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, nhãn hàng hóa, du hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa cần kiểm tra;

b) Thnghiệm mẫu theo tiêu chuẩn đã công báp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khi cần thiết.

3. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa do cơ quan kiểm tra cht lượng sản phẩm, hàng hóa quy định tại Điều 45 của Luật này tiến hành.

4. Việc miễn, giảm kiểm tra chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, chứng nhận đã áp dụng các hệ thống quản lý tn tiến theo tiêu chuẩn quc tế, tiêu chuẩn khu vực được thực hiện theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

Mục 2. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG SẢN XUẤT

Điều 28. Điều kiện bảo đảm chất lượng sản phẩm trong sản xuất trước khi đưa ra thị trường

1. Người sản xuất phải thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng sản phẩm trong sn xuất như sau:

a) Áp dụng hệ thống quản lý nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm do mình sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

b) Công btiêu chuẩn áp dụng quy định tại Điều 23 của Luật này và ghi nhn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.

c) Lựa chọn chứng nhận hợp chuẩn, công bố hợp chuẩn đối với sản phẩm thuộc nhóm 1.

d) Tuân th các quy chuẩn kthuật liên quan đến quá trình sản xuất, chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy chun kỹ thuật tương ứng đối với sản phẩm thuộc nhóm 2.

2. Việc bảo đảm chất lượng sản phẩm sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ trước khi đưa ra thị trường được thực hiện theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

Điều 29. Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất

1. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sn xuất được tiến hành theo một trong các trường hợp sau đây:

a) Hàng hóa xuất khẩu không bảo đảm chất lượng quy định tại Điều 32 của Luật này;

b) Hàng hóa lưu thông trên thị trưng không phù hợp với tiêu chuẩn công báp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng quy định tại khoản 3 Điều 40 của Luật này.

2. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất do cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa được thực hiện dưới hình thức đoàn kiểm tra quy định tại Điều 48 của Luật này.

3. Trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sn xuất được quy định như sau:

a) Xuất trình quyết định kiểm tra;

b) Tiến hành kiểm tra theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này;

c) Lập biên bản kiểm tra;

d) Thông báo cho người sn xuất và báo cáo cho cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa về kết quả kiểm tra;

đ) Xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 30 của Luật này.

Điều 30. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất

1. Trong quá trình kim tra chất lượng sn phẩm trong sản xuất, khi phát hiện người sản xuất không thực hiện đúng các yêu cầu về tiêu chuẩn công báp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đi vi sản phẩm và điều kiện liên quan đến quá trình sản xuất thì việc xử lý được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Đoàn kiểm tra yêu cầu người sản xuất thực hiện các biện pp khắc phục, sửa chữa để bảo đảm cht lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường;

b) Sau khi có yêu cầu của đoàn kiểm tra mà người sản xuất vẫn tiếp tục vi phạm thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong thời hạn 7 ngày làm việc, k tngày có kết luận về vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng tên, địa chcủa người sản xuất, tên sản phẩm không phù hợp và mức độ không phù hợp của sản phẩm;

c) Sau khi bị thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng mà người sản xuất vẫn tiếp tục vi phạm thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất, mà kết quả thử nghiệm khng đnh sản phẩm không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đe dọa đến sự an toàn của người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường thì cơ quan kim tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, tạm đình chỉ sn xuất sản phẩm không phù hợp và kiến ngh cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 31. Chi phí thử nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy

Người sản xuất phải trả chi phí thử nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn, chng nhận hợp quy theo thỏa thuận với tổ chức thử nghiệm, tổ chức chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.

Mục 3. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA XUẤT KHẨU

Điều 32. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa xuất khẩu

1. Người xuất khẩu hàng hóa phải bảo đảm hàng hóa xuất khẩu phù hợp với quy định của nước nhập khu, hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận ln nhau về kết quđánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh th có liên quan.

2. Áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trong quá trình sản xuất hoặc tự xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm do mình sản xuất.

Điều 33. Biện pháp xử lý hàng hóa xuất khẩu không bảo đảm điều kiện xuất khẩu

Hàng hóa không bảo đm điều kiện xuất khẩu quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật này mà không xuất khu được hoặc bị trả lại thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa áp dụng một hoặc các biện pháp xử lý sau đây:

1. Thực hiện biện pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều 27, trình tự thủ tục theo quy định tại khoản 3 Điều 29 của Luật này đối với hàng hóa xuất khẩu không bảo đảm chất lượng gây nh hưởng đến lợi ích và uy tín quốc gia;

2. Cho lưu thông trên thị trường nếu chất lượng hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng của Việt Nam;

3. Yêu cầu người sản xuất khắc phục, sửa chữa để hàng hóa được tiếp tục xuất khẩu hoặc được lưu thông trên thị trưng Việt Nam sau khi đã đáp ứng theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

4. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định tiêu hủy.

Mục 4. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

Điều 34. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa nhập khẩu

1. Hàng hóa nhập khẩu phải được công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định tại Điều 23 của Luật này và ghi nhãn theo quy định ca pháp luật về nhãn hàng hóa.

2. Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 phải được công bhợp quy, chứng nhận hợp quy theo quy chun kthuật tương ứng liên quan đến quá trình sản xuất, sản phẩm cuối cùng bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc được thừa nhận theo quy định tại Điều 26 của Luật này.

3. Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này khi nhập khẩu phải được tổ chức giám định được chỉ định hoặc được thừa nhận theo quy đnh tại Điều 26 của Luật này giám định tại cửa khu xuất hoặc cửa khẩu nhập.

4. Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 phải được kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 27, trình tự, thtục quy định tại Điều 35 của Luật này.

Điều 35. Trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu

1. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tiến hành kiểm tra theo trình tự, thủ tục sau đây:

a) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lưng của người nhập khẩu gm bản đăng ký kiểm tra chất lượng, bn sao chứng chchất lượng có chứng thực, tài liệu kỹ thuật khác liên quan, bản sao hợp đng mua bán và danh mục hàng hóa kèm theo hợp đng;

b) Xem xét tính hợp lệ và đầy đcủa hồ sơ đăng ký kiểm tra ngay khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng của người nhập khẩu;

c) Tiến hành kiểm tra theo nội dung kiểm tra quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật này;

d) Thông báo kết quả kiểm tra cho người nhập khẩu, xác nhận hàng hóa đã đáp ứng yêu cầu chất lượng để được làm thủ tục nhập khu hàng hóa với cơ quan hải quan;

đ) Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo quy định tại Điều 36 của Luật này.

2. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định chi tiết trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khu thuộc phạm vi được phân công quản lý quy định tại khoản 5 Điều 68, khoản 4 Điều 69 và khoản 2 Điều 70 của Luật này.

Điều 36. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu

1. Hàng hóa có giấy chứng nhận kết quả đánh giá sự phù hợp nhưng không đáp ứng yêu cầu về nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy thì cơ quan kim tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa yêu cầu người nhập khu khắc phục trước khi xác nhận đlàm thủ tục nhập khẩu với cơ quan hải quan.

2. Trường hợp hàng hóa đáp ứng yêu cầu về nhãn hàng hóa nhưng không có giấy chứng nhận kết quả đánh giá sự phù hợp thì cơ quan kiểm tra chất lượng sn phẩm, hàng hóa yêu cầu người nhập khu lựa chọn một trong stổ chức giám định đã được chỉ định hoặc thừa nhận thực hiện việc đánh giá và cấp giấy chứng nhận nhập khu tại cửa khu nhập hoặc cửa khu xuất.

3. Trong trường hợp kết quả th nghiệm, giám định chất lượng hàng hóa xác định hàng hóa không đáp ứng tiêu chuẩn công báp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng của Việt Nam, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa báo cáo và đề xuất biện pháp xử lý với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm yêu cầu qun lý cht lượng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định buc tái xuất, tiêu hủy hoặc tái chế hàng hóa, đng thời thông báo cho cơ quan hải quan để phối hợp xử lý và người nhập khẩu biết để thực hiện.

4. Hàng hóa nhập khẩu sau khi được thông quan được phép lưu thông trên thị trường và chịu sự kiểm tra chất lượng theo quy định tại Mục 5 Chương này.

Điều 37. Chi phí, lệ phí phục vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu

1. Người nhập khẩu trả chi phí thử nghiệm, giám định theo thoả thuận với tổ chức thnghiệm, tổ chức giám định chất lượng.

2. Người nhập khẩu nộp lệ phí kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.

3. Bộ Tài chính quy định mức, việc thu và quản lý lệ phí kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.

Mục 5. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG

Điều 38. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường

Hàng hóa lưu thông trên thị trường phải được người bán hàng thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng sau đây:

1. Tuân th các quy chuẩn kỹ thuật ơng ứng trong quá trình lưu thông hàng hóa hoặc tự áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng nhằm duy trì cht lượng của hàng hóa do mình bán;

2. Chịu sự kiểm tra chất lượng hàng hóa theo nội dung kiểm tra quy định tại khoản 2 Điều 27; trình tự, thủ tục kiểm tra quy định tại Điều 39; xử lý vi phạm pháp luật quy định tại Điều 40 của Luật này.

Điều 39. Trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường

1. Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra theo trình tự, thủ tục như sau:

a) Xuất trình quyết định kiểm tra trước khi kiểm tra;

b) Tiến hành kiểm tra theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật này;

c) Lập biên bản kiểm tra;

d) Thông báo kết quả kiểm tra cho người bán hàng và báo cáo cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

đ) Xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 40 của Luật này.

2. Kiểm soát viên chất lượng tiến hành kiểm tra độc lập theo trình tự, thủ tục như sau:

a) Xuất trình thẻ kiểm soát viên trước khi kiểm tra;

b) Tiến hành kiểm tra theo nội dung quy định tại khon 2 Điều 27 của Luật này;

c) Lập biên bản kiểm tra;

đ) Thông báo kết qukiểm tra cho người bán hàng và báo cáo cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

đ) Xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 40 của Luật này.

Điều 40. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường

1. Trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, khi phát hiện hàng hóa không đáp ứng yêu cu về nhãn hàng hóa, du hợp chun, dấu hợp quy, các biện pháp quản lý chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với hàng hóa và yêu cầu về điều kiện liên quan đến quá trình sản xuất thì x lý theo các bước sau:

a) Đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng yêu cầu người bán hàng tạm dừng việc bán hàng hóa và trong thi hạn không quá 24 giờ phải báo cáo với cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa đxử lý theo thẩm quyền;

b) u cầu người bán hàng liên hệ vi người sản xuất, người nhập khẩu để thực hiện các biện pháp xử lý, khc phục, sửa chữa;

c) Trường hợp người bán hàng vẫn tiếp tục vi phạm thì theo đề nghị của đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể tngày có kết luận về vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng tên người bán hàng, địa chỉ nơi bán hàng, tên hàng hóa và mức độ không phù hợp của hàng hóa;

d) Sau khi thông báo công khai, người bán hàng vẫn tiếp tục vi phạm thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Trong trường hợp kết quả thử nghiệm mẫu hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng áp dng các biện pháp xử lý như sau:

a) Niêm phong hàng hóa, không cho người bán hàng được phép tiếp tục bán hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và trong thời hạn không quá 24 giờ phải báo cáo với cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa để xử lý theo thẩm quyền;

b) Yêu cầu người bán hàng ln hệ với người sản xuất, người nhập khẩu để thực hiện các biện pháp xử lý, khc phục, sa cha;

c) Trường hợp người bán hàng vẫn tiếp tục vi phạm hoặc hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đe dọa sự an toàn của người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng tên, đa chỉ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, tên hàng hóa không phù hợp và mức độ không phù hợp của hàng hóa;

d) Sau khi thông báo công khai mà người bán hàng vẫn tiếp tục vi phm thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa kiến nghcơ quan nhà nước có thẩm quyền x lý theo quy đnh của pháp luật.

3. Trong trường hợp phát hiện hàng hóa lưu thông trên th trường không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phm, hàng hóa tiến hành việc kiểm tra chất lượng sản phẩm theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này.

Điều 41. Chi phí lấy mẫu và thử nghiệm phục vụ kiểm tra chất lượng và giải quyết khiếu nại, tố cáo về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

1. Chi phí lấy mẫu và thử nghiệm để kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất và hàng hóa trên thị trường do cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa quyết định việc ly mẫu và thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa chi trả. Chi phí lấy mu và thử nghiệm được bố trí trong d toán kinh phí hoạt động của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

2. Căn cứ kết quả thử nghiệm, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa kết luận người sản xuất, người bán hàng vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì người sản xut, người bán hàng phải trả chi phí ly mu và thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

3. Trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa bị khiếu nại, tố cáo về chất lượng mà cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa kết luận việc khiếu nại, t cáo về chất lượng sản phẩm, hàng hóa không đúng thì người khiếu nại, tcáo phải trả chi phí ly mu và thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Mục 6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG

Điều 42. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa trong quá trình sử dụng

1. Hàng hóa phải được sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, bảo trì, bảo dưỡng theo hướng dẫn của người sản xuất.

2. Hàng hóa phải được kiểm đnh theo quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Điều 43. Xử lý kết quả kiểm định

1. Hàng hóa sau khi được kiểm định, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì được phép tiếp tục sử dụng trong thời gian quy định tại quy chuẩn kỹ thuật đó.

2. Hàng hóa sau khi được kiểm định không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì người sở hữu hàng hóa phải có biện pháp khc phục; sau khi khắc phục mà kết qu kiểm đnh vẫn không đạt yêu cầu thì tổ chức kiểm định không cấp giấy chứng nhận kiểm đnh và hàng hóa đó không được phép tiếp tục sử dụng.

Điều 44. Lệ phí kiểm định hàng hóa trong quá trình sử dụng

1. Việc kiểm định hàng hóa trong quá trình sử dụng phải trả lệ phí kiểm định.

2. Bộ Tài chính quy định mức, việc thu và quản lý lệ phí kiểm định hàng hóa trong quá trình sử dụng.

Chương IV

KIỂM TRA, THANH TRA VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

Mục 1. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

Điều 45. Phân công trách nhiệm của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa

1. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện việc kim tra chất lượng sản phm trong sản xut thuộc phạm vi được phân công theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Luật này và hàng hóa trong xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường, trong quá trình sử dụng thuộc phạm vi được phân công theo quy định tại khoản 5 Điều 68 và khoản 2 Điều 70 của Luật này.

2. Cơ quan kiểm tra chất lượng sn phẩm, hàng hóa thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phm trong sản xuất thuộc phạm vi được phân công theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Luật này và hàng hóa trong nhập khẩu, xuất khẩu, lưu thông trên thị trưng, trong quá trình sử dụng thuộc phạm vi được phân công theo quy định tại khoản 4 Điều 69 của Luật này.

3. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Ủy ban nhân dân tnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong phạm vi của địa phương theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

4. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định tại khoản 1 và khon 2 ca Điều này có trách nhiệm phối hợp với cơ quan kiểm tra cht lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan khác có liên quan trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Điều 46. Quyền hạn của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa có các quyền sau đây:

1. Quyết đnh thành lập đoàn kiểm tra hoặc phân công kiểm soát viên chất lượng thực hiện công tác kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất;

2. Cảnh báo các nguy cơ không bảo đảm chất lượng của sản phẩm, hàng hóa;

3. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo quy định tại các điều 30, 36 và 40 của Luật này;

4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quyết định của đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng, hành vi của thành viên đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Điều 47. Nhiệm vụ của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa có nhiệm vụ sau đây:

1. Xác định chng loại hàng hóa cụ thể để tiến hành kiểm tra chất lượng;

2. Xây dựng kế hoạch kiểm tra hằng năm trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định;

3. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng của người nhập khẩu;

4. Xác nhận điều kiện bo đảm chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu;

5. Lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc xây dựng đội ngũ kim soát viên chất lượng, trang bphương tiện kỹ thuật đáp ứng yêu cầu kiểm tra cht lượng sản phẩm, hàng hóa;

6. Ra quyết đnh xử lý trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo ca đoàn kiểm tra hoặc kiểm soát viên chất lượng về việc tạm đình chỉ sản xuất, niêm phong, tạm dừng bán hàng;

7. Bảo đảm khách quan, chính xác, công khai, minh bạch và không phân biệt đi xử trong hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

8. Bo mật kết quả kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức và thông tin, tài liệu liên quan đến tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được kiểm tra;

9. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra và các kết luận liên quan.

Điều 48. Đoàn kiểm tra

1. Đoàn kiểm tra do thủ trưởng cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa quyết định thành lập trên cơ sở chương trình, kế hoạch kiểm tra đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra đột xuất.

2. Đoàn kiểm tra phải có ít nhất năm mươi phần trăm s thành viên là kiểm soát viên chất lượng.

Điều 49. Nhiệm vụ, quyền hạn của đoàn kiểm tra

Trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đoàn kiểm tra có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Yêu cu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh xuất trình các tài liệu ln quan đến sản phẩm, hàng hóa theo nội dung kiểm tra quy định tại Điều 27 và xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo quy định tại Điều 30 và Điều 40 của Luật này; khi cần thiết, yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cung cấp bản sao các tài liệu quy định tại khoản này;

2. Lấy mẫu để thử nghiệm khi cn thiết;

3. Niêm phong hàng hóa, tạm dừng bán hàng hóa không phù hợp trong quá trình kiểm tra trên thị trưng;

4. Yêu cầu t chc, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn đã công báp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có biện pháp khc phục, sa chữa;

5. Kiến nghị cơ quan kiểm tra chất lượng sn phẩm, hàng hóa xử lý theo thm quyền quy định tại Điều 46 của Luật này.

6. Bảo đảm nguyên tắc khách quan, chính xác và không phân biệt đi xử khi tiến hành kim tra;

7. Bo mật kết quả kiểm tra và các thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được kiểm tra;

8. Báo cáo chính xác và kịp thời kết quả kiểm tra cho cơ quan kim tra chất lượng sản phm, hàng hóa;

9. Chu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra, kết luận và xử lý vi phạm của mình.

Điều 50. Kiểm soát viên chất lượng

1. Kiểm soát viên chất lượng là công chức được bổ nhiệm vào ngạch kiểm soát viên chất lượng thuộc cơ quan kiểm tra chất lượng sản phm, hàng hóa.

2. Tiêu chuẩn, chế độ và việc bổ nhiệm kim soát viên chất lượng do Chính phủ quy định.

Điều 51. Nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm soát viên chất lượng

Trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa, kiểm soát viên chất lượng có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh xuất trình các tài liệu liên quan đến sản phẩm, hàng hóa theo nội dung kiểm tra quy định tại khoản 2 Điều 27 và xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo quy định tại Điều 40 của Luật này; khi cn thiết, yêu cu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cung cấp bn sao các tài liệu quy định tại khoản này;

2. Niêm phong, tạm dừng bán hàng hóa không phù hợp trong quá trình kiểm tra trên thtrường;

3. Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với tiêu chun đã công báp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có biện pháp khắc phục, sửa cha;

4. Kiến nghị cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa xử lý theo thẩm quyền quy định tại Điều 46 của Luật này;

5. Bảo đảm nguyên tắc khách quan, chính xác và không phân biệt đối xử khi tiến hành kiểm tra;

6. Bảo mật kết quả kim tra và các thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được kiểm tra;

7. Báo cáo chính xác và kịp thời kết quả kiểm tra cho cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

8. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra, kết luận và xử lý vi phạm của mình.

Mục 2. THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

Điều 52. Thanh tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

1. Thanh tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa là thanh tra chuyên ngành.

2. Việc thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

3. Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành vchất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Điều 53. Nhiệm vụ và đối tượng thanh tra chuyên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

1. Thanh tra chuyên ngành về chất lượng sn phẩm, hàng hóa có nhiệm vụ thanh tra việc thực hiện pháp luật của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

2. Đối tượng của thanh tra chuyên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hóa là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng, tổ chức đánh giá sự phù hợp, t chc nghề nghiệp, tổ chức bảo vệ quyn lợi người tiêu dùng và cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Chương V

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

Mục 1. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

Điều 54. Tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa bao gồm:

1. Tranh chấp giữa người mua với người nhập khẩu, người bán hàng hoặc giữa các thương nhân với nhau do sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc tha thuận vchất lượng trong hợp đồng.

2. Tranh chấp giữa tổ chức, cá nhân sản xut, kinh doanh với người tiêu dùng và các bên có liên quan do sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.

Điều 55. Hình thức giải quyết tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

1. Thương lượng giữa các bên tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

2. Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thothuận chọn làm trung gian.

3. Giải quyết tại trọng tài hoặc toà án.

Thủ tục giải quyết tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại trọng tài hoặc toà án được tiến hành theo quy định của pháp luật về ttụng trọng tài hoặc ttụng dân sự.

Điều 56. Thời hiệu khiếu nại, khởi kiện tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

1. Thời hiệu khi kiện về chất lượng sản phẩm, hàng hóa giữa người mua vi người bán hàng được thực hiện theo quy định ca Bộ luật Dân sự.

2. Thời hiệu khiếu nại, khởi kiện về chất lượng sản phẩm, hàng hóa giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được thực hiện theo quy định của Luật Thương mại.

3. Thời hiệu khiếu nại, khởi kiện đòi bồi thường do sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường là 2 năm, k t thi điểm các bên được thông báo về thiệt hại với điều kiện thiệt hại xảy ra trong thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa có ghi hạn sử dụng và 5 năm kể từ ngày giao hàng đối với sản phẩm, hàng hóa không ghi hạn sdụng.

Điều 57. Kiểm tra, thử nghiệm, giám định để giải quyết tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

1. Cơ quan, tổ chức gii quyết tranh chấp chđịnh hoặc các bên đương sự thothuận đề nghị cơ quan, tổ chức có chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện việc kiểm tra, thử nghiệm, giám định sản phẩm, hàng hóa tranh chp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

2. Căn cứ kiểm tra, thử nghiệm, giám định sản phẩm, hàng hóa tranh chấp bao gồm:

a) Thothuận về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong hợp đồng;

b) Tiêu chuẩn công báp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với sản phẩm, hàng hóa.

Điều 58. Chi phí lấy mẫu và thử nghiệm hoặc giám định trong giải quyết tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

1. Người khiếu nại, khi kiện phải trả chi phí lấy mu và thử nghiệm hoặc giám đnh chất lượng sản phẩm, hàng hóa tranh chấp.

2. Trong trường hợp kết quả thnghiệm hoặc giám định khẳng định tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải trả lại chi phí lấy mẫu và thử nghiệm hoặc giám định cht lưng sản phẩm, hàng hóa tranh chấp cho người khiếu nại, khởi kiện.

Mục 2. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

Điều 59. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại do vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.

2. Thiệt hại được bồi thưng là thiệt hại được quy định tại Điều 60 của Luật này, trừ trường hợp các bên tranh chấp có thỏa thuận khác.

Điều 60. Các thiệt hại phải bồi thường do hàng hóa không bảo đảm chất lượng

1. Thiệt hại về giá tr hàng hóa, tài sn bị hư hỏng hoặc bhủy hoại.

2. Thiệt hại về nh mạng, sức khoẻ con người.

3. Thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác hàng hóa, tài sn.

4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khc phục thiệt hại.

Điều 61. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người sản xuất, người nhập khẩu phải bồi thường thiệt hại cho người bán hàng hoặc người tiêu dùng khi hàng hóa gây thiệt hại do li của người sn xuất, người nhập khẩu không bảo đm chất lượng hàng hóa, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 62 của Luật này. Việc bi thưng thiệt hại được thực hiện theo tha thuận giữa các bên có liên quan hoặc theo quyết định của tòa án hoặc trọng tài.

2. Người bán hàng phải bồi thưng thiệt hại cho người mua, người tiêu dùng trong trường hợp thiệt hại phát sinh do li của người bán hàng không bảo đảm chất lượng hàng hóa, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật này. Việc bi thường thiệt hại được thực hiện theo thothuận giữa các bên có liên quan hoặc theo quyết định của tòa án hoặc trọng tài.

Điều 62. Các trường hợp không phải bồi thường thiệt hại

1. Người sản xuất, người nhập khẩu không phải bồi thường trong các trường hợp sau đây:

a) Người bán hàng bán hàng hóa đã hết hạn sử dụng; người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng;

b) Đã hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện;

c) Đã thông báo thu hồi hàng hóa có khuyết tật đến người bán hàng, người tiêu dùng trước thời đim hàng hóa gây thiệt hại;

d) Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật do tuân thquy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thm quyền;

đ) Trình độ khoa học, công nghệ của thế giới chưa đủ để phát hiện khả năng gây mất an toàn của sản phẩm tính đến thời đim hàng hóa gây thiệt hại;

e) Thiệt hại phát sinh do li của người bán hàng;

g) Thiệt hại phát sinh do li của người mua, ngưi tiêu dùng.

2. Người bán hàng không phải bồi thường cho người mua, người tiêu dùng trong các trường hợp sau đây:

a) Người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng;

b) Đã hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện;

c) Đã thông báo hàng hóa có khuyết tt đến người mua, người tiêu dùng nhưng người mua, người tiêu dùng vẫn mua, sử dụng hàng hóa đó;

d) Hàng hóa có khuyết tật do người sản xuất, người nhập khẩu tuân th quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Trình độ khoa học, công nghệ của thế giới chưa đủ để phát hiện khả năng gây mất an toàn của hàng hóa tính đến thời điểm hàng hóa gây thiệt hại;

e) Thit hại phát sinh do lỗi của người mua, người tiêu dùng.

Điều 63. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của tổ chức đánh giá sự phù hợp khi cung cấp kết quả sai

1. Tổ chức đánh giá sự phù hợp cung cấp kết qusai thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho tổ chc, cá nhân u cu đánh giá sphù hợp theo quy định của pháp luật về dân sự.

2. Tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa được đánh giá sự phù hợp có nghĩa vụ chứng minh kết quả sai và li của tchức đánh giá sự phù hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

Mục 3. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Điều 64. Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền về quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền mà tổ chức, cá nhân cho là trái pháp luật hoặc về hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong lĩnh vực chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

2. Cá nhân có quyền t cáo với cơ quan nhà nước hoặc người có thm quyền về hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa của cơ quan, tổ chức, cá nhân gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

3. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về khiếu nại, tcáo của mình.

Điều 65. Giải quyết khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền gii quyết khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật vkhiếu nại, tố cáo.

Mục 4. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

Điều 66. Xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

1. Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật v chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì tùy theo tính cht, mức độ vi phạm mà b x lý kluật, xphạt hành chính hoặc btruy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Mức phạt tin trong xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được ấn định ít nht bằng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ và nhiều nhất không quá năm lần giá trị hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ; tiền do vi phạm mà có sẽ bị tịch thu theo quy định của pháp luật.

Chính phquy định cụ thvề hành vi, hình thức và mức xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chất lượng sản phẩm, hàng hóa và cách xác định giá trsản phẩm, hàng hóa vi phạm.

Điều 67. Khởi kiện hành chính

Tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền tại tòa án về quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật về thtục giải quyết các vụ án hành chính.

Chương VI

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

Điều 68. Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong phạm vi cả nước.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thng nhất quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

3. Các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong phạm vi địa phương theo phân cp của Chính ph.

5. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế-xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định c thtrách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực đối với sản phẩm, hàng hóa chưa được quy định tại khoản 2 Điều 70 của Luật này.

Điều 69. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ

1. Xây dựng, ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược,2 kế hoạch và văn bản quy phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

2. Chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trc thuộc trung ương xây dựng, trình cấp có thm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình quốc gia nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa.

3. Thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất theo quy định tại khoản 1 Điều 70 của Luật này.

4. Tổ chức và chỉ đạo hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường, trong quá trình sử dụng liên quan đến an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân, thiết bị đo lường và hàng hóa khác trừ hàng hóa thuộc trách nhiệm của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 70 của Luật này.

5. Chtrì, phối hợp với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng, quy chế quản lý các tổ chức đánh giá sự phù hợp, quy chế chỉ định các tổ chức đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm trong sản xuất và hàng hóa trong xuất khẩu, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường; tổ chức hoạt động hợp tác quốc tế về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

6. Chủ ttổ chức đánh giá, đề xuất các hình thức tôn vinh, khen thưởng cấp quốc gia đối vi sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sc vhoạt động chất lượng sản phẩm, hàng hóa; quy đnh điu kiện, thủ tục xét tặng giải thưởng của tổ chức, cá nhân về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

7. Theo dõi, thống kê, tng hợp tình hình quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong cả nước; tuyên truyn, ph biến pháp luật, đào tạo, phổ biến kiến thức, thông tin về chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

8. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; giải quyết khiếu nại, t cáo, x lý các vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong lĩnh vực được phân công.

Điều 70. Trách nhiệm quản lý nhà nước của bộ quản lý ngành, lĩnh vực

1. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện quản lý nhà nước về chất lưng sản phẩm, hàng hóa theo lĩnh vực được phân công, có trách nhiệm sau đây:

a) Xây dựng, ban hành hoặc trình Chính ph ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, chiến lược,3 kế hoạch, chương trình phát triển, nâng cao chất lượng sản phm, hàng hóa;

b) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ cụ thcủa B, ngành;

c) Tổ chức và chỉ đạo hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất;

d) Chỉ định và quản lý hoạt động của tổ chức đánh giá sự phù hợp phục vụ yêu cu quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

đ) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử các vi phạm pháp luật vchất lượng sản phẩm, hàng hóa trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình;

e) Theo dõi, thống kê, tng hợp tình hình quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa; tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật; hỗ trợ tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tìm hiểu thông tin về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

g) Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện điều ưc quc tế, thỏa thuận quốc tế về thừa nhận lẫn nhau đối với kết quả đánh giá sự phù hợp.

2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường, trong quá trình sử dụng có khả năng gây mt an toàn được quy định như sau:

a) Bộ Y tế chịu trách nhiệm đối với thực phẩm, dược phẩm, vắc xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm, nguyên liệu sản xuất thuốc và thuốc cho người, hóa chất gia dụng, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn, trang thiết bị y tế;

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm đối với cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chế phẩm sinh học dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công trình thủy lợi, đê điu;

c) Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm đối với phương tiện giao thông vận tải, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công vận tải chuyên dùng, phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển, công trình hạ tầng giao thông;

d) Bộ Công Thương chịu trách nhiệm đối với thiết bị áp lực, thiết bị nâng đặc thù chuyên ngành công nghiệp, hóa chất, vật liệu ncông nghiệp, trang thiết b khai thác mỏ, dầu khí, trừ các thiết bị, phương tiện thăm dò, khai thác trên biển;

đ) Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình hạ tng kỹ thuật;

e) Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm đối với phương tiện, trang thiết bquân sự, vũ khí đạn dược, khí tài, sản phẩm phục vụ quốc phòng, công trình quc phòng;

g) Bộ Công an chịu trách nhiệm đối với trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy; trang thiết bị kỹ thuật, vũ khí đạn dược, khí tài, công cụ hỗ trợ, trừ trường hợp quy định tại đim e khoản này.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH4

Điều 71. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2008.

Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa ngày 24 tháng 12 năm 1999 hết hiệu lực kể tngày Luật này có hiệu lực.

Điều 72. Hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.

 

 

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHT

CHỦ NHIỆM




Nguyễn Hạnh Phúc

 

 


1 Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch có căn cứ ban hành như sau:

"Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chnghĩa Việt Nam;

Quc hội ban hành Luật sửa đổi, b sung mt số điều có ln quan đến quy hoạch ca Luật Giao thông đường bộ s 23/2008/QH12, Bluật Hàng hải Việt Nam s 95/2015/QH13, Luật Đường st số 06/2017/QH14, Luật Giao thông đường thủy nội địa s 23/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật s 48/2014/QH13 và Luật s 97/2015/QH13, Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được sa đi, bổ sung một số điều theo Luật s 08/2017/QH14, Luật Đất đai số 45/2013/QH13, Luật Bo v môi trường s 55/2014/QH13, Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12, Luật Khí tượng thy văn số 90/2015/QH13, Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12, Luật Tài nguyên, môi trường bin và hải đo s 82/2015/QH13, Luật Bo vệ và kim dịch thực vật s 41/2013/QH13, Luật Đê điều s 79/2006/QH11, Luật Thy lợi số 08/2017/QH14, Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12, Luật Đo ờng số 04/2011/QH13, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kthuật số 68/2006/QH11, Luật Chất lượng sn phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12, Luật An toàn thông tin mạng s 86/2015/QH13, Luật Xuất bn số 19/2012/QH13, Luật Báo chí số 103/2016/QH13, Luật Giáo dục quc phòng và an ninh s 30/2013/QH13, Luật Qun lý, sử dụng vn nhà nước đầu tư vào sn xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp s 69/2014/QH13, Luật Thực hành tiết kiệm, chng lãng phí s 44/2013/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một sđiều theo Luật s 21/2017/QH14, Luật Hải quan s 54/2014/QH13 đã được sa đi, bổ sung một số điu theo Luật số 71/2014/QH13, Luật Chứng khoán s 70/2006/QH11 đã được sa đi, bsung một số điều theo Luật số 62/2010/QH12, Luật Điện nh s 62/2006/QH11 đã được sa đi, bổ sung một sđiều theo Luật s 31/2009/QH12. Luật Qung cáo s16/2012/QH13, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được sa đổi, bổ sung một sđiều theo Luật s 03/2016/QH14, Luật Quy hoạch đô thị s 30/2009/QH12 đã được sa đổi, bổ sung một sđiều theo Luật số 77/2015/QH13, Luật Du khí năm 1993 đã đưc sửa đổi, bsung một số điều theo Luật số 19/2000/QH10 và Luật số 10/2008/QH12, Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 đã được sa đổi, bổ sung một số điều theo Lut số 92/2015/QH13, Luật Bo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, Luật Bo him y tế số 25/2008/QH12 đã được sửa đi, bổ sung một sđiều theo Luật số 32/2013/QH13, Luật s 46/2014/QH13 và Lut số 97/2015/QH13, Luật Phòng, chng bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12, Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13 Luật Bảo vệ quyền li ngưi tiêu dùng số 59/2010/QH12.

2 Từ "quy hoạch," được bãi bỏ theo quy định tại đim a khon 1 Điều 30 Luật s35/2018/QH14 sửa đi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

3 Từ "quy hoạch,” được bãi btheo quy định tại đim a khon 1 Điều 30 Luật số 35/2018/QH14 sa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lc ktừ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

4 Điều 31 của Luật s 35/2018/QH14 sa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có ln quan đến quy hoạch, hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 quy định như sau:

“Điều 31. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành tngày 01 tháng 01 năm 2019."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét