QUỐC
HỘI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật
số: 01/2011/QH13 |
Hà
Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2011 |
Căn cứ Hiến
pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung
một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban
hành Luật lưu trữ,
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Luật này quy
định về hoạt động lưu trữ; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong
hoạt động lưu trữ; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ lưu trữ; hoạt động dịch vụ lưu
trữ và quản lý về lưu trữ.
2. Luật này áp
dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây
gọi chung là cơ quan, tổ chức) và cá nhân.
Trong Luật này,
các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động
lưu trữ là hoạt động thu thập, chỉnh lý, xác định giá trị, bảo quản, thống
kê, sử dụng tài liệu lưu trữ.
2. Tài liệu
là vật mang tin được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức,
cá nhân.
Tài liệu bao gồm
văn bản, dự án, bản vẽ thiết kế, bản đồ, công trình nghiên cứu, sổ sách, biểu
thống kê; âm bản, dương bản phim, ảnh, vi phim; băng, đĩa ghi âm, ghi hình; tài
liệu điện tử; bản thảo tác phẩm văn học, nghệ thuật; sổ công tác, nhật ký, hồi
ký, bút tích, tài liệu viết tay; tranh vẽ hoặc in; ấn phẩm và các vật mang tin
khác.
3. Tài liệu
lưu trữ là tài liệu có giá trị phục vụ hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa
học, lịch sử được lựa chọn để lưu trữ.
Tài liệu lưu trữ
bao gồm bản gốc, bản chính; trong trường hợp không còn bản gốc, bản chính thì
được thay thế bằng bản sao hợp pháp.
4. Lưu trữ cơ
quan là tổ chức thực hiện hoạt động lưu trữ đối với tài liệu lưu trữ của cơ
quan, tổ chức.
5. Lưu trữ
lịch sử là cơ quan thực hiện hoạt động lưu trữ đối với tài liệu lưu trữ có
giá trị bảo quản vĩnh viễn được tiếp nhận từ Lưu trữ cơ quan và từ các nguồn
khác.
6. Phông lưu
trữ là toàn bộ tài liệu lưu trữ được hình thành trong quá trình hoạt động
của cơ quan, tổ chức hoặc của cá nhân.
7. Phông lưu
trữ quốc gia Việt Nam là toàn bộ tài liệu lưu trữ của nước Việt Nam, không
phụ thuộc vào thời gian hình thành, nơi bảo quản, chế độ chính trị - xã hội, kỹ
thuật ghi tin và vật mang tin.
Phông lưu trữ
quốc gia Việt Nam bao gồm Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam và Phông lưu trữ
Nhà nước Việt Nam.
8. Phông lưu
trữ Đảng Cộng sản Việt Nam là toàn bộ tài liệu lưu trữ được hình thành
trong quá trình hoạt động của các tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức
tiền thân của Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội; các nhân vật lịch sử, tiêu
biểu của Đảng, tổ chức tiền thân của Đảng và của tổ chức chính trị - xã hội.
9. Phông lưu
trữ Nhà nước Việt Nam là toàn bộ tài liệu lưu trữ được hình thành trong quá
trình hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị
sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, nhân vật lịch sử, tiêu biểu và tài liệu
khác được hình thành qua các thời kỳ lịch sử của đất nước.
Phông lưu trữ
Nhà nước Việt Nam gồm các phông lưu trữ của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định
tại khoản này.
10. Hồ sơ
là một tập tài liệu có liên quan với nhau về một vấn đề, một sự việc, một đối
tượng cụ thể hoặc có đặc điểm chung, hình thành trong quá trình theo dõi, giải
quyết công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá
nhân.
11. Lập hồ sơ
là việc tập hợp, sắp xếp tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải
quyết công việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành hồ sơ theo những nguyên tắc
và phương pháp nhất định.
12. Thu thập
tài liệu là quá trình xác định nguồn tài liệu, lựa chọn, giao nhận tài liệu
có giá trị để chuyển vào Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử.
13. Chỉnh lý
tài liệu là việc phân loại, xác định giá trị, sắp xếp, thống kê, lập công
cụ tra cứu tài liệu hình thành trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
14. Xác định
giá trị tài liệu là việc đánh giá giá trị tài liệu theo những nguyên tắc,
phương pháp, tiêu chuẩn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền để xác định
những tài liệu có giá trị lưu trữ, thời hạn bảo quản và tài liệu hết giá trị.
15. Bản sao
bảo hiểm tài liệu lưu trữ là bản sao từ tài liệu lưu trữ theo phương pháp,
tiêu chuẩn nhất định nhằm lưu giữ bản sao đó dự phòng khi có rủi ro xảy ra đối
với tài liệu lưu trữ.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý lưu trữ
1. Nhà nước
thống nhất quản lý tài liệu Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam.
2. Hoạt động lưu
trữ được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật.
3. Tài liệu
Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam được Nhà nước thống kê.
Điều 4. Chính sách của Nhà nước về lưu trữ
1. Bảo đảm kinh
phí, nguồn nhân lực trong việc bảo vệ, bảo quản an toàn, tổ chức sử dụng có
hiệu quả tài liệu Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam.
2. Tập trung
hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật và ứng dụng khoa học, công nghệ trong
hoạt động lưu trữ.
3. Thừa nhận
quyền sở hữu đối với tài liệu lưu trữ; khuyến khích tổ chức, cá nhân hiến tặng,
ký gửi, bán tài liệu lưu trữ của mình cho Nhà nước, đóng góp, tài trợ cho hoạt
động lưu trữ và thực hiện hoạt động dịch vụ lưu trữ.
4. Tăng cường mở
rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động lưu trữ.
Điều 5. Quản lý tài liệu của cá nhân, gia đình, dòng họ
1. Những tài
liệu sau đây của cá nhân, gia đình, dòng họ (sau đây gọi chung là cá nhân) có
giá trị phục vụ hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử đối với quốc
gia, xã hội được đăng ký thuộc Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam:
a) Gia phả, tộc
phả, bằng, sắc phong, tài liệu về tiểu sử;
b) Bản thảo viết
tay, bản in có bút tích, công trình nghiên cứu khoa học, sáng tác, thư từ trao
đổi;
c) Phim, ảnh;
băng, đĩa ghi âm, ghi hình; tài liệu điện tử;
d) Công trình,
bài viết về cá nhân;
đ) Ấn phẩm, tài
liệu do cá nhân sưu tầm được.
2. Lưu trữ lịch
sử nơi đăng ký có trách nhiệm xác định giá trị tài liệu của cá nhân thuộc Phông
lưu trữ quốc gia Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Cá nhân có
tài liệu có các quyền sau đây:
a) Được đăng ký
tài liệu tại Lưu trữ lịch sử và hướng dẫn, giúp đỡ về kỹ thuật bảo quản và tạo
điều kiện để phát huy giá trị tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Quyết định
việc hiến tặng, ký gửi tài liệu cho Lưu trữ lịch sử;
c) Thỏa thuận
việc mua bán tài liệu;
d) Được ưu tiên
sử dụng tài liệu đã hiến tặng;
đ) Cho phép
người khác sử dụng tài liệu ký gửi tại Lưu trữ lịch sử, nhưng không được xâm
hại an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ
quan, tổ chức, cá nhân;
e) Được Nhà nước
khen thưởng theo quy định của pháp luật.
4. Cá nhân có
tài liệu có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chỉ được hiến
tặng hoặc bán cho Lưu trữ lịch sử các tài liệu liên quan đến an ninh quốc gia;
b) Trả phí bảo
quản theo quy định của pháp luật đối với tài liệu ký gửi tại Lưu trữ lịch sử,
trừ tài liệu đã được đăng ký.
Điều 6. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức
Người đứng đầu
cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản
lý về lưu trữ, áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc thu
thập, quản lý, bảo quản và sử dụng tài liệu lưu trữ; ban hành quy chế về công
tác lưu trữ của cơ quan, tổ chức mình.
1. Người làm lưu
trữ ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị
vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập phải có đủ các tiêu chuẩn theo quy
định của pháp luật; được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ lưu trữ và
kiến thức cần thiết khác phù hợp với công việc; được hưởng chế độ, quyền lợi
tương ứng trong cơ quan, tổ chức và được hưởng phụ cấp ngành nghề đặc thù,
chính sách ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
2. Người làm lưu
trữ không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải được đào tạo,
bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ lưu trữ và kiến thức cần thiết khác phù hợp
với công việc; được hưởng chế độ, quyền lợi của người lao động làm việc trong
tổ chức đó.
3. Người được
giao kiêm nhiệm làm lưu trữ phải được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ lưu
trữ và những kiến thức cần thiết khác phù hợp với công việc.
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Chiếm đoạt,
làm hỏng, làm mất tài liệu lưu trữ.
2. Làm giả, sửa
chữa, làm sai lệch nội dung tài liệu lưu trữ.
3. Mua bán,
chuyển giao, hủy trái phép tài liệu lưu trữ.
4. Sử dụng tài
liệu lưu trữ vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Mang tài liệu
lưu trữ ra nước ngoài trái phép.
MỤC 1. LẬP HỒ SƠ VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ, TÀI LIỆU TẠI LƯU TRỮ CƠ QUAN
Điều 9. Trách nhiệm lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ
quan
Người đứng đầu
đơn vị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lập hồ sơ,
bảo quản và nộp lưu hồ sơ, tài liệu của đơn vị vào Lưu trữ cơ quan.
Điều 10. Trách nhiệm của Lưu trữ cơ quan
1. Giúp người
đứng đầu cơ quan, tổ chức hướng dẫn việc lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu.
2. Thu thập,
chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu, thống kê, bảo quản và tổ chức sử dụng tài
liệu lưu trữ.
3. Giao nộp tài
liệu lưu trữ có giá trị bảo quản vĩnh viễn thuộc Danh mục tài liệu nộp lưu vào
Lưu trữ lịch sử; tổ chức huỷ tài liệu hết giá trị theo quyết định của người
đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Điều 11. Thời hạn nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan
1. Thời hạn nộp
lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan được quy định như sau:
a) Trong thời
hạn 01 năm, kể từ ngày công việc kết thúc, trừ trường hợp quy định tại điểm b
khoản này;
b) Trong thời
hạn 03 tháng, kể từ ngày công trình được quyết toán đối với hồ sơ, tài liệu xây
dựng cơ bản.
Thời gian giữ lại
hồ sơ, tài liệu của đơn vị, cá nhân không quá 02 năm, kể từ ngày đến hạn nộp
lưu.
Điều 12. Trách nhiệm giao, nhận hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan
1. Đơn vị, cá
nhân giao hồ sơ, tài liệu có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ của công việc đã kết
thúc, thống kê Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu và giao nộp vào Lưu trữ cơ quan.
2. Lưu trữ cơ
quan có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và lập Biên bản giao nhận hồ sơ,
tài liệu.
3. Mục lục hồ
sơ, tài liệu nộp lưu và Biên bản giao nhận hồ sơ, tài liệu được lập thành 02
bản; đơn vị, cá nhân giao hồ sơ, tài liệu giữ 01 bản, Lưu trữ cơ quan giữ 01
bản.
Điều 13. Quản lý tài liệu lưu trữ điện tử
1. Tài liệu lưu
trữ điện tử là tài liệu được tạo lập ở dạng thông điệp dữ liệu hình thành trong
quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân được lựa chọn để lưu trữ hoặc
được số hóa từ tài liệu lưu trữ trên các vật mang tin khác.
2. Tài liệu lưu
trữ điện tử phải đáp ứng các tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào, bảo đảm tính
kế thừa, tính thống nhất, độ xác thực, an toàn và khả năng truy cập; được bảo
quản và sử dụng theo phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ riêng biệt.
3. Tài liệu được
số hóa từ tài liệu lưu trữ trên các vật mang tin khác không có giá trị thay thế
tài liệu đã được số hóa.
4. Chính phủ quy
định chi tiết việc quản lý tài liệu lưu trữ điện tử.
Điều 14. Quản lý tài liệu lưu trữ của xã, phường, thị trấn
1. Tài liệu hình
thành trong quá trình hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của xã, phường, thị trấn được lựa
chọn và lưu trữ tại Văn phòng Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Người làm lưu
trữ tại Văn phòng Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải có đủ các tiêu
chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ lưu trữ và được hưởng chế độ, quyền lợi theo quy
định của pháp luật.
2. Người làm lưu
trữ tại Văn phòng Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ hướng dẫn
việc lập hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, chỉnh lý, thống kê, bảo quản và phục
vụ sử dụng tài liệu lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
MỤC 2. CHỈNH LÝ, XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI LIỆU
1. Người đứng
đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức việc chỉnh lý tài liệu
thuộc phạm vi quản lý.
2. Tài liệu sau
khi chỉnh lý phải bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau đây:
a) Được phân
loại theo nguyên tắc nghiệp vụ lưu trữ;
b) Được xác định
thời hạn bảo quản;
c) Hồ sơ được
hoàn thiện và hệ thống hoá;
d) Có Mục lục hồ
sơ, cơ sở dữ liệu tra cứu và Danh mục tài liệu hết giá trị.
Điều 16. Xác định giá trị tài liệu
1. Xác định giá
trị tài liệu phải bảo đảm nguyên tắc chính trị, lịch sử, toàn diện và tổng hợp.
2. Xác định giá
trị tài liệu được thực hiện theo phương pháp hệ thống, phân tích chức năng,
thông tin và sử liệu học.
3. Xác định giá
trị tài liệu phải căn cứ vào các tiêu chuẩn cơ bản sau đây:
a) Nội dung của
tài liệu;
b) Vị trí của cơ
quan, tổ chức, cá nhân hình thành tài liệu;
c) Ý nghĩa của
sự kiện, thời gian và địa điểm hình thành tài liệu;
d) Mức độ toàn
vẹn của phông lưu trữ;
đ) Hình thức của
tài liệu;
e) Tình trạng
vật lý của tài liệu.
Điều 17. Thời hạn bảo quản tài liệu
1. Tài liệu bảo
quản vĩnh viễn là tài liệu có ý nghĩa và giá trị không phụ thuộc vào thời gian.
Tài liệu bảo
quản vĩnh viễn bao gồm tài liệu về đường lối, chủ trương, chính sách, cương
lĩnh, chiến lược; đề án, dự án, chương trình mục tiêu, trọng điểm quốc gia; về
nhà đất và các tài liệu khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Tài liệu bảo
quản có thời hạn là tài liệu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều
này và được xác định thời hạn bảo quản dưới 70 năm.
3. Tài liệu hết
giá trị cần loại ra để hủy là tài liệu có thông tin trùng lặp hoặc đã hết thời
hạn bảo quản theo quy định và không còn cần thiết cho hoạt động thực tiễn,
nghiên cứu khoa học, lịch sử.
4. Bộ trưởng Bộ
Nội vụ quy định chi tiết khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 18. Hội đồng xác định giá trị tài liệu
1. Hội đồng xác
định giá trị tài liệu được thành lập để tham mưu cho người đứng đầu cơ quan, tổ
chức trong việc xác định thời hạn bảo quản, lựa chọn tài liệu để giao nộp vào
Lưu trữ cơ quan, lựa chọn tài liệu lưu trữ của Lưu trữ cơ quan để giao nộp vào
Lưu trữ lịch sử và loại tài liệu hết giá trị.
2. Hội đồng xác
định giá trị tài liệu do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập.
Thành phần của Hội đồng bao gồm:
a) Chủ tịch Hội
đồng;
b) Người làm lưu
trữ ở cơ quan, tổ chức là Thư ký Hội đồng;
c) Đại diện lãnh
đạo đơn vị có tài liệu là ủy viên;
d) Người am hiểu
về lĩnh vực có tài liệu cần xác định giá trị là ủy viên.
3. Hội đồng xác
định giá trị tài liệu thảo luận tập thể, kết luận theo đa số; các ý kiến khác
nhau phải được ghi vào biên bản cuộc họp để trình người đứng đầu cơ quan, tổ
chức.
4. Trên cơ sở đề
nghị của Hội đồng xác định giá trị tài liệu, người đứng đầu cơ quan, tổ chức
quyết định thời hạn bảo quản tài liệu, lựa chọn tài liệu để giao nộp vào Lưu
trữ cơ quan, lựa chọn tài liệu lưu trữ của Lưu trữ cơ quan để giao nộp vào Lưu
trữ lịch sử, hủy tài liệu hết giá trị theo quy định tại Điều 28 của Luật này.
MỤC 3. THU THẬP TÀI LIỆU VÀO LƯU TRỮ LỊCH SỬ
1. Lưu trữ lịch
sử được tổ chức ở trung ương và cấp tỉnh để lưu trữ tài liệu có giá trị bảo
quản vĩnh viễn thuộc Danh mục tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử.
2. Lưu trữ lịch
sử có trách nhiệm sau đây:
a) Trình cơ quan
có thẩm quyền về lưu trữ cùng cấp ban hành Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc
nguồn nộp lưu tài liệu và phê duyệt Danh mục tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch
sử;
b) Hướng dẫn các
cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu chuẩn bị tài liệu nộp lưu;
c) Thu thập,
chỉnh lý, xác định giá trị, thống kê, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu
trữ.
Điều 20. Thu thập, tiếp nhận tài liệu vào Lưu trữ lịch sử
1. Lưu trữ lịch
sử của Đảng Cộng sản Việt Nam thu thập tài liệu thuộc Phông lưu trữ Đảng Cộng
sản Việt Nam theo quy định của Luật này và quy định của cơ quan có thẩm quyền
của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lưu trữ lịch
sử của Nhà nước thu thập tài liệu thuộc Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam theo
quy định sau đây:
a) Lưu trữ lịch
sử ở trung ương thu thập, tiếp nhận tài liệu lưu trữ hình thành trong quá trình
hoạt động của cơ quan, tổ chức trung ương của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; cơ quan, tổ chức cấp bộ, liên khu,
khu, đặc khu của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; các cơ quan, tổ chức trung
ương của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và các tổ chức
trung ương khác thuộc chính quyền cách mạng từ năm 1975 về trước; các doanh
nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và các tổ chức kinh
tế khác theo quy định của pháp luật; các cơ quan, tổ chức của các chế độ xã hội
tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam từ năm 1975 về trước;
3. Lưu trữ lịch
sử sưu tầm tài liệu lưu trữ của cá nhân trên cơ sở thỏa thuận.
Điều 21. Thời hạn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử
1. Trong thời
hạn 10 năm, kể từ năm công việc kết thúc, cơ quan, tổ chức thuộc Danh mục cơ
quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu có trách nhiệm nộp lưu tài liệu có
giá trị bảo quản vĩnh viễn vào Lưu trữ lịch sử;
Điều 22. Trách nhiệm giao, nhận tài liệu vào Lưu trữ lịch sử
a) Chỉnh lý tài
liệu trước khi giao nộp và lập Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu;
b) Lập Danh mục
tài liệu có đóng dấu chỉ các mức độ mật;
c) Giao nộp tài
liệu và công cụ tra cứu vào Lưu trữ lịch sử.
3. Mục lục hồ
sơ, tài liệu nộp lưu và Biên bản giao nhận hồ sơ, tài liệu được lập thành 03
bản; cơ quan, tổ chức giao nộp hồ sơ, tài liệu giữ 01 bản, Lưu trữ lịch sử giữ
02 bản và được lưu trữ vĩnh viễn tại cơ quan, tổ chức, Lưu trữ lịch sử.
Tài liệu lưu trữ
được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức không thuộc Danh
mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu hoặc tài liệu không thuộc
Danh mục tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử được quản lý tại Lưu trữ cơ quan.
Cơ quan, tổ chức
chia, tách, sáp nhập, giải thể; tổ chức kinh tế là doanh nghiệp nhà nước chia,
tách, sáp nhập, giải thể, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc phá sản thì người
đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải tổ chức quản lý và giao nộp tài
liệu theo quy định sau đây:
1. Tài liệu hình
thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức nào phải được chỉnh lý,
thống kê và bảo quản theo phông lưu trữ của cơ quan, tổ chức đó;
2. Khi cơ quan,
tổ chức có quyết định chia, tách, sáp nhập, giải thể; doanh nghiệp có quyết
định chia, tách, sáp nhập, giải thể, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc phá sản
thì tất cả các hồ sơ, tài liệu đã giải quyết xong của các đơn vị, cá nhân trong
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải được giao nộp vào Lưu trữ cơ quan để tiến
hành chỉnh lý tài liệu theo quy định.
3. Tài liệu lưu
trữ sau khi được chỉnh lý được quản lý như sau:
a) Tài liệu lưu
trữ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ
lịch sử được giao nộp vào Lưu trữ lịch sử có thẩm quyền;
b) Tài liệu lưu
trữ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không thuộc nguồn nộp lưu vào Lưu trữ
lịch sử được quản lý tại Lưu trữ cơ quan của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mới
tiếp nhận trụ sở cũ; trường hợp cơ quan, tổ chức giải thể, doanh nghiệp giải
thể, phá sản hoặc không có cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tiếp nhận trụ sở cũ
hoặc có nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mới cùng tiếp nhận trụ sở cũ thì
tài liệu lưu trữ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được giao nộp vào Lưu trữ
cơ quan theo quyết định của cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền.
BẢO QUẢN, THỐNG KÊ TÀI LIỆU LƯU TRỮ, HỦY TÀI LIỆU
HẾT GIÁ TRỊ
Điều 25. Trách nhiệm bảo quản tài liệu lưu trữ
1. Người đứng
đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xây dựng, bố trí kho lưu trữ, thiết bị,
phương tiện cần thiết và thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ để bảo vệ,
bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ và bảo đảm việc sử dụng tài liệu lưu trữ.
2. Trường hợp tổ
chức không sử dụng ngân sách nhà nước chưa có đủ điều kiện bảo vệ, bảo quản tài
liệu theo quy định tại khoản 1 Điều này được ký gửi tài liệu vào Lưu trữ lịch
sử và phải trả phí theo quy định của pháp luật.
Điều 26. Quản lý tài liệu lưu trữ quý, hiếm
1. Tài liệu lưu
trữ quý, hiếm là tài liệu thuộc diện lưu trữ vĩnh viễn và có một trong các đặc
điểm sau đây:
a) Có giá trị
đặc biệt về tư tưởng, chính trị, kinh tế - xã hội, khoa học, lịch sử và có tầm
quan trọng đặc biệt đối với quốc gia, xã hội;
b) Được hình
thành trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt về thời gian, không gian, địa điểm, tác
giả;
c) Được thể hiện
trên vật mang tin độc đáo, tiêu biểu của thời kỳ lịch sử.
2. Tài liệu lưu
trữ quý, hiếm không phân biệt hình thức sở hữu được đăng ký với cơ quan quản lý
nhà nước về lưu trữ ở trung ương và cấp tỉnh, được lựa chọn để đăng ký vào
chương trình, danh hiệu của khu vực và thế giới.
3. Tài liệu lưu
trữ quý, hiếm phải được kiểm kê, bảo quản, lập bản sao bảo hiểm và sử dụng theo
chế độ đặc biệt.
Điều 27. Thống kê nhà nước về lưu trữ
1. Tài liệu
Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam phải được thống kê tập trung trong hệ thống sổ
sách, cơ sở dữ liệu, hồ sơ quản lý.
2. Cơ quan, tổ
chức có tài liệu lưu trữ phải định kỳ thực hiện chế độ thống kê lưu trữ. Số
liệu báo cáo thống kê hằng năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31
tháng 12.
3. Thống kê lưu
trữ được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cơ quan, tổ
chức ở trung ương tổng hợp số liệu của các đơn vị trực thuộc và báo cáo cơ quan
quản lý nhà nước về lưu trữ ở trung ương;
b) Cơ quan, tổ
chức ở cấp tỉnh tổng hợp số liệu của các đơn vị trực thuộc và báo cáo cơ quan
quản lý nhà nước về lưu trữ cấp tỉnh.
Cơ quan quản lý
nhà nước về lưu trữ cấp tỉnh tổng hợp số liệu của các cơ quan, tổ chức cấp
tỉnh, cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ cấp huyện và báo cáo cơ quan quản lý
nhà nước về lưu trữ ở trung ương;
c) Cơ quan, tổ
chức ở cấp huyện, cấp xã tổng hợp số liệu của các đơn vị trực thuộc và báo cáo
cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ cấp huyện.
Cơ quan quản lý
nhà nước về lưu trữ cấp huyện tổng hợp số liệu của các cơ quan, tổ chức cấp
huyện, cấp xã và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ cấp tỉnh.
Điều 28. Huỷ tài liệu hết giá trị
1. Thẩm quyền
quyết định huỷ tài liệu hết giá trị được quy định như sau:
a) Người đứng
đầu cơ quan, tổ chức quyết định huỷ tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ cơ quan.
b) Người đứng
đầu cơ quan có thẩm quyền về lưu trữ các cấp quyết định huỷ tài liệu hết giá
trị tại Lưu trữ lịch sử cùng cấp.
2. Thủ tục quyết
định hủy tài liệu hết giá trị được quy định như sau:
a) Theo đề nghị
của Hội đồng xác định giá trị tài liệu, người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc
Danh mục cơ quan, tổ chức nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử đề nghị cơ
quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ cùng cấp thẩm định tài liệu
hết giá trị cần hủy; người đứng đầu cơ quan, tổ chức không thuộc Danh mục cơ
quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử đề nghị Lưu trữ
cơ quan của cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có ý kiến đối với tài liệu hết
giá trị cần hủy;
Căn cứ vào ý
kiến thẩm định của Hội đồng xác định giá trị tài liệu hoặc ý kiến của cơ quan
cấp trên trực tiếp, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này quyết
định việc hủy tài liệu hết giá trị;
b) Theo đề nghị
của Hội đồng thẩm tra xác định giá trị tài liệu, người đứng đầu cơ quan thực
hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ quyết định hủy tài liệu có thông tin
trùng lặp tại Lưu trữ lịch sử.
Hội đồng thẩm
tra xác định giá trị tài liệu do người đứng đầu cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản
lý nhà nước về lưu trữ quyết định thành lập để thẩm tra tài liệu hết giá trị
tại Lưu trữ lịch sử;
3. Việc hủy tài
liệu hết giá trị phải bảo đảm hủy hết thông tin trong tài liệu và phải được lập
thành biên bản.
4. Hồ sơ huỷ tài
liệu hết giá trị gồm có:
a) Quyết định
thành lập Hội đồng;
b) Danh mục tài
liệu hết giá trị; tờ trình và bản thuyết minh tài liệu hết giá trị;
c) Biên bản họp
Hội đồng xác định giá trị tài liệu; Biên bản họp Hội đồng thẩm tra xác định giá
trị tài liệu;
d) Văn bản đề
nghị thẩm định, xin ý kiến của cơ quan, tổ chức có tài liệu hết giá trị;
đ) Văn bản thẩm
định, cho ý kiến của cơ quan có thẩm quyền;
e) Quyết định
huỷ tài liệu hết giá trị;
g) Biên bản bàn
giao tài liệu hủy;
h) Biên bản huỷ
tài liệu hết giá trị.
5. Hồ sơ huỷ tài
liệu hết giá trị phải được bảo quản tại cơ quan, tổ chức có tài liệu bị huỷ ít
nhất 20 năm, kể từ ngày hủy tài liệu.
Điều 29. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng
tài liệu lưu trữ
1. Cơ quan, tổ
chức, cá nhân có quyền sử dụng tài liệu lưu trữ để phục vụ công tác, nghiên cứu
khoa học, lịch sử và các nhu cầu chính đáng khác.
2. Cơ quan, tổ
chức, cá nhân khi sử dụng tài liệu lưu trữ có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chỉ dẫn số
lưu trữ, độ gốc của tài liệu lưu trữ và cơ quan, tổ chức quản lý tài liệu lưu
trữ; tôn trọng tính nguyên bản tài liệu khi công bố, giới thiệu, trích dẫn tài
liệu lưu trữ;
b) Không xâm
phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá
nhân;
c) Nộp phí sử
dụng tài liệu lưu trữ theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện các
quy định của Luật này, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức quản lý tài liệu
lưu trữ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Cơ quan, tổ
chức có tài liệu lưu trữ có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ động giới
thiệu tài liệu lưu trữ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng tài liệu lưu
trữ đang trực tiếp quản lý;
b) Hằng năm rà
soát, thông báo tài liệu lưu trữ thuộc Danh mục tài liệu có đóng dấu chỉ các
mức độ mật đã được giải mật.
Điều 30. Sử dụng tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ lịch sử
1. Tài liệu lưu
trữ tại Lưu trữ lịch sử được sử dụng rộng rãi, trừ tài liệu thuộc Danh mục tài
liệu hạn chế sử dụng và Danh mục tài liệu có đóng dấu chỉ các mức độ mật.
2. Tài liệu hạn
chế sử dụng có một trong các đặc điểm sau đây:
a) Tài liệu lưu
trữ không thuộc Danh mục tài liệu có đóng dấu chỉ các mức độ mật nhưng có nội
dung thông tin nếu sử dụng rộng rãi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích
của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
b) Tài liệu lưu
trữ bị hư hỏng nặng hoặc có nguy cơ bị hư hỏng chưa được tu bổ, phục chế;
c) Tài liệu lưu
trữ đang trong quá trình xử lý về nghiệp vụ lưu trữ.
Bộ Nội vụ ban
hành Danh mục tài liệu hạn chế sử dụng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội
từng thời kỳ.
Người đứng đầu
Lưu trữ lịch sử quyết định việc sử dụng tài liệu lưu trữ thuộc Danh mục tài
liệu hạn chế sử dụng.
3. Việc sử dụng
tài liệu lưu trữ thuộc Danh mục tài liệu có đóng dấu chỉ các mức độ mật được
thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
4. Tài liệu lưu
trữ thuộc Danh mục tài liệu có đóng dấu chỉ các mức độ mật được sử dụng rộng
rãi trong các trường hợp sau đây:
a) Được giải mật
theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Sau 40 năm,
kể từ năm công việc kết thúc đối với tài liệu có đóng dấu mật nhưng chưa được
giải mật;
c) Sau 60 năm,
kể từ năm công việc kết thúc đối với tài liệu có đóng dấu tối mật, tuyệt mật
nhưng chưa được giải mật.
6. Tài liệu đến
thời hạn được sử dụng rộng rãi quy định tại điểm c khoản 4 và khoản 5 Điều này
có thể chưa được sử dụng rộng rãi theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền.
7. Người sử dụng
tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ lịch sử phải có Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ
chiếu; trường hợp sử dụng để phục vụ công tác thì phải có giấy giới thiệu hoặc
văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức nơi công tác.
Điều 31. Sử dụng tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ cơ quan
Người đứng đầu
cơ quan, tổ chức căn cứ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật
có liên quan quy định việc sử dụng tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ cơ quan của cơ
quan, tổ chức mình.
Điều 32. Các hình thức sử dụng tài liệu lưu trữ
1. Sử dụng tài
liệu tại phòng đọc của Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử.
2. Xuất bản ấn
phẩm lưu trữ.
3. Giới thiệu
tài liệu lưu trữ trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử.
4. Triển lãm,
trưng bày tài liệu lưu trữ.
5. Trích dẫn tài
liệu lưu trữ trong công trình nghiên cứu.
6. Cấp bản sao
tài liệu lưu trữ, bản chứng thực lưu trữ.
Điều 33. Sao tài liệu lưu trữ, chứng thực lưu trữ
1. Việc sao tài
liệu lưu trữ và chứng thực lưu trữ do Lưu trữ cơ quan hoặc Lưu trữ lịch sử thực
hiện.
Người có thẩm
quyền cho phép sử dụng tài liệu lưu trữ cho phép sao tài liệu lưu trữ.
2. Chứng thực
lưu trữ là xác nhận của cơ quan, tổ chức hoặc Lưu trữ lịch sử về nội dung thông
tin hoặc bản sao tài liệu lưu trữ do Lưu trữ cơ quan hoặc Lưu trữ lịch sử đang
quản lý.
Cơ quan, tổ
chức, Lưu trữ lịch sử sao tài liệu lưu trữ, chứng thực lưu trữ phải chịu trách
nhiệm pháp lý về bản sao tài liệu lưu trữ, bản chứng thực lưu trữ.
3. Người được
cấp bản sao tài liệu lưu trữ, bản chứng thực lưu trữ phải nộp lệ phí.
4. Bản sao tài
liệu lưu trữ, bản chứng thực lưu trữ có giá trị như tài liệu lưu trữ gốc trong
các quan hệ, giao dịch.
Điều 34. Mang tài liệu lưu trữ ra khỏi Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử
1. Cơ quan, tổ
chức, cá nhân được mang tài liệu lưu trữ ra khỏi Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch
sử để phục vụ công tác, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu chính đáng khác sau
khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và phải hoàn trả nguyên vẹn
tài liệu lưu trữ đó.
2. Bộ trưởng Bộ
Nội vụ, cơ quan có thẩm quyền của Đảng quyết định việc mang tài liệu lưu trữ
tại Lưu trữ lịch sử ra nước ngoài; quy định việc mang tài liệu lưu trữ ra khỏi
Lưu trữ lịch sử để sử dụng trong nước.
Người đứng đầu
cơ quan, tổ chức quyết định việc mang tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ cơ quan ra
nước ngoài; quy định việc mang tài liệu lưu trữ ra khỏi Lưu trữ cơ quan để sử
dụng trong nước.
3. Tổ chức, cá
nhân trước khi mang tài liệu lưu trữ đã được đăng ký ra nước ngoài phải thông
báo cho Lưu trữ lịch sử nơi đăng ký biết.
4. Tài liệu lưu
trữ tại Lưu trữ lịch sử, tài liệu của cá nhân đã được đăng ký tại Lưu trữ lịch
sử trước khi đưa ra nước ngoài phải lập bản sao bảo hiểm tài liệu lưu trữ.
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ LƯU TRỮ, HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LƯU TRỮ
Điều 35. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ lưu trữ
1. Tổ chức có đủ
các điều kiện theo quy định của pháp luật được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ lưu
trữ.
2. Bộ Nội vụ quy
định chương trình, nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ lưu trữ; phối hợp với Bộ Giáo
dục và Đào tạo quy định chương trình khung đào tạo nghiệp vụ lưu trữ.
Điều 36. Hoạt động dịch vụ lưu trữ
1. Tổ chức được
hoạt động dịch vụ lưu trữ khi có đủ các điều kiện sau đây:
b) Có cơ sở vật
chất, nhân lực phù hợp để thực hiện hoạt động dịch vụ lưu trữ;
c) Cá nhân thực
hiện hoạt động dịch vụ lưu trữ của tổ chức phải có Chứng chỉ hành nghề lưu trữ.
2. Cá nhân được
hành nghề độc lập về dịch vụ lưu trữ khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Chứng chỉ
hành nghề lưu trữ;
b) Có cơ sở vật
chất phù hợp để thực hiện hoạt động dịch vụ lưu trữ;
3. Các hoạt động
dịch vụ lưu trữ bao gồm:
a) Bảo quản,
chỉnh lý, tu bổ, khử trùng, khử axit, khử nấm mốc, số hóa tài liệu lưu trữ
không thuộc danh mục bí mật nhà nước;
b) Nghiên cứu,
tư vấn, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ lưu trữ.
Điều 37. Chứng chỉ hành nghề lưu trữ
1. Cá nhân được
cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là công dân
Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có lý lịch rõ
ràng;
c) Có bằng tốt
nghiệp chuyên ngành về lưu trữ phù hợp;
d) Đã trực tiếp
làm lưu trữ hoặc liên quan đến lưu trữ từ 05 năm trở lên;
đ) Đã đạt yêu
cầu tại kỳ kiểm tra nghiệp vụ do cơ quan có thẩm quyền tổ chức.
2. Những trường
hợp không được cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ bao gồm:
a) Người đang bị
truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Người đang
chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào
cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục;
c) Người đã bị
kết án về một trong các tội phạm liên quan đến an ninh quốc gia; tội cố ý làm
lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc hủy tài liệu bí mật công tác.
3. Người đã được
cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều này thì bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ.
4. Chính phủ quy định thẩm quyền, thủ tục cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề
lưu trữ.
Điều 38. Trách nhiệm quản lý về lưu trữ
1. Chính phủ
thống nhất quản lý nhà nước về lưu trữ.
2. Bộ Nội vụ
chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lưu trữ và quản
lý tài liệu Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam.
3. Cơ quan có
thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện quản lý tài liệu Phông lưu trữ
Đảng Cộng sản Việt Nam.
4. Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị -
xã hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý về lưu trữ.
5. Ủy ban nhân
dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà
nước về lưu trữ ở địa phương.
Điều 39. Kinh phí cho công tác lưu trữ
1. Kinh phí cho
công tác lưu trữ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -
xã hội được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm và được sử dụng
vào các công việc sau đây:
a) Xây dựng, cải
tạo kho lưu trữ;
b) Mua sắm thiết
bị, phương tiện bảo quản và phục vụ việc sử dụng tài liệu lưu trữ;
c) Sưu tầm, mua
tài liệu lưu trữ quý, hiếm;
d) Chỉnh lý tài
liệu;
đ) Thực hiện các
biện pháp kỹ thuật bảo quản tài liệu lưu trữ;
e) Tu bổ, lập
bản sao bảo hiểm tài liệu lưu trữ;
g) Công bố, giới
thiệu, trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ;
h) Nghiên cứu,
ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ lưu trữ;
i) Những hoạt
động khác phục vụ hiện đại hóa công tác lưu trữ.
2. Nhà nước
khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân ngoài nước đóng
góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ.
Điều 40. Hợp tác quốc tế về lưu trữ
1. Hợp tác quốc
tế về lưu trữ được thực hiện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình
đẳng, các bên cùng có lợi.
2. Nội dung hợp
tác quốc tế về lưu trữ bao gồm:
a) Ký kết, gia
nhập và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế về lưu trữ; gia nhập tổ chức quốc tế
về lưu trữ;
b) Thực hiện
chương trình, dự án hợp tác quốc tế;
c) Trao đổi
chuyên gia, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lưu trữ với nước ngoài, tổ chức quốc tế;
d) Tổ chức hội
nghị, hội thảo khoa học, triển lãm quốc tế; sưu tầm tài liệu lưu trữ; biên
soạn, xuất bản ấn phẩm lưu trữ;
đ) Tu bổ, phục
chế tài liệu lưu trữ;
e) Nghiên cứu,
ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ lưu trữ;
g) Trao đổi Danh
mục tài liệu lưu trữ, bản sao tài liệu lưu trữ và tư liệu nghiệp vụ lưu trữ.
Luật này có hiệu
lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2012.
Pháp lệnh lưu
trữ quốc gia số 34/2001/PL-UBTVQH10 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu
lực.
Chính phủ và cơ
quan có thẩm quyền quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.
Luật này đã
được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 2
thông qua ngày 11 tháng 11 năm 2011.
|
CHỦ
TỊCH QUỐC HỘI |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét