QUỐC
HỘI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật
số: 66/2011/QH12 |
Hà
Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2011 |
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật phòng, chống mua bán người,
Luật này quy định việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi
mua bán người và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán
người; tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân; hợp tác quốc tế trong
phòng, chống mua bán người; trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành và địa
phương trong phòng, chống mua bán người.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bóc lột tình dục là việc ép buộc người khác bán
dâm, làm đối tượng để sản xuất ấn phẩm khiêu dâm, trình diễn khiêu dâm hoặc làm
nô lệ tình dục.
2. Nô lệ tình dục là việc một người do bị lệ thuộc
mà buộc phải phục vụ nhu cầu tình dục của người khác.
3. Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa
dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn
của họ.
4. Nạn nhân là người bị xâm hại bởi hành vi quy định
tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 3 của Luật này.
Điều 3. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Mua bán người theo quy định tại Điều 119
và Điều 120 của Bộ luật hình sự.
2. Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục,
cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
3. Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình
dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo
khác hoặc để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Cưỡng bức người khác thực hiện một trong các hành vi quy
định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Môi giới để người khác thực hiện một trong các hành vi
quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
6. Trả thù, đe dọa trả thù nạn nhân, người làm chứng, người
tố giác, người tố cáo, người thân thích của họ hoặc người ngăn chặn hành vi quy
định tại Điều này.
7. Lợi dụng hoạt động phòng, chống mua bán người để trục
lợi, thực hiện các hành vi trái pháp luật.
8. Cản trở việc tố giác, tố cáo, khai báo và xử lý hành vi
quy định tại Điều này.
9. Kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân.
10. Tiết lộ thông tin về nạn nhân khi chưa có sự đồng ý của
họ hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân.
11. Giả mạo là nạn nhân.
12. Hành vi khác vi phạm các quy định của Luật này.
Điều 4. Nguyên tắc phòng, chống mua bán
người
1. Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, phát hiện,
xử lý hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này.
2. Giải cứu, bảo vệ, tiếp nhận, xác minh, hỗ trợ nạn nhân
kịp thời, chính xác. Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp và không kỳ thị, phân
biệt đối xử đối với nạn nhân.
3. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình,
cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mua bán người.
4. Ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời,
chính xác hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này.
5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán
người phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và pháp luật, tập quán quốc
tế.
Điều 5. Chính sách của Nhà nước về
phòng, chống mua bán người
1. Phòng, chống mua bán người là nội dung của chương trình
phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và được kết hợp với việc thực hiện các
chương trình khác về phát triển kinh tế - xã hội.
3. Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích
trong công tác phòng, chống mua bán người; bảo đảm chế độ, chính sách đối với
người tham gia phòng, chống mua bán người bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe
hoặc tài sản theo quy định của pháp luật.
4. Hằng năm, Nhà nước bố trí ngân sách
cho công tác phòng, chống mua bán người.
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân
1. Đề nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền áp dụng
các biện pháp bảo vệ mình, người thân thích khi bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị
xâm hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản.
2. Được hưởng các chế độ hỗ trợ và được bảo vệ theo quy
định của Luật này.
3. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
4. Cung cấp thông tin liên quan đến hành vi vi phạm pháp
luật về phòng, chống mua bán người cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
5. Thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền liên quan
đến vụ việc mua bán người.
Điều 7. Thông tin, tuyên truyền, giáo
dục về phòng, chống mua bán người
1. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua
bán người nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ
quan, tổ chức và cộng đồng trong phòng, chống mua bán người; đề cao cảnh giác,
tích cực tham gia phòng, chống mua bán người.
2. Nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục bao gồm:
a) Chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người;
b) Thủ đoạn và tác hại của các hành vi quy định tại Điều 3
của Luật này;
c) Kỹ năng ứng xử trong trường hợp có nghi ngờ về việc mua
bán người;
d) Biện pháp, kinh nghiệm phòng, chống mua bán người;
đ) Trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức
trong phòng, chống mua bán người;
e) Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân;
g) Các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống mua bán
người.
3. Việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục được thực hiện
bằng các hình thức sau đây:
a) Gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp;
b) Cung cấp tài liệu;
c) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng;
d) Thông qua hoạt động tại các cơ sở giáo dục;
đ) Thông qua hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng
đồng và các loại hình văn hóa khác;
e) Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên ở cơ sở; huy động
sự tham gia tích cực của các đoàn thể xã hội.
5. Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục cần được tăng
cường đối với phụ nữ, thanh niên, thiến niên, nhi đồng, học sinh, sinh viên và
những người cư trú tại khu vực biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và những địa bàn xảy ra nhiều vụ việc mua
bán người.
Điều 8. Tư vấn về phòng ngừa mua bán
người
1. Cung cấp kiến thức pháp luật về phòng, chống mua bán
người.
2. Cung cấp thông tin về thủ đoạn mua bán người và hướng
dẫn kỹ năng ứng xử trong trường hợp có nghi ngờ về việc mua bán người.
3. Cung cấp thông tin về quyền, nghĩa vụ của nạn nhân và
hướng dẫn cách thức thực hiện các quyền, nghĩa vụ đó.
Điều 9. Quản lý về an ninh, trật tự
1. Theo dõi nhân khẩu, hộ khẩu thông qua công tác quản lý
cư trú, tăng cường kiểm tra nhân khẩu thường trú, tạm trú, lưu trú, tạm vắng
trên địa bàn.
2. Giám sát các đối tượng có tiền án, tiền sự về mua bán
người và các đối tượng khác có dấu hiệu thực hiện hành vi quy định tại các
khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật này.
3. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các thông tin về tàng
thư, căn cước, lý lịch tư pháp phục vụ công tác phòng, chống mua bán người.
4. Tăng cường tuần tra, kiểm soát tại các cửa khẩu, khu vực
biên giới, hải đảo và trên biển nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi quy
định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật này.
5. Trang bị các phương tiện kỹ thuật tại các cửa khẩu quốc
tế phục vụ cho việc nhận dạng người và phát hiện nhanh chóng, chính xác các
loại giấy tờ, tài liệu giả mạo; nâng cấp các trang thiết bị kiểm soát, kiểm tra
tại các chốt kiểm soát, cửa khẩu.
6. Quản lý công tác cấp giấy tờ tùy thân, giấy tờ có giá
trị xuất cảnh, nhập cảnh; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc làm, cấp
phát, quản lý và kiểm soát các loại giấy tờ tùy thân và giấy tờ có giá trị xuất
cảnh, nhập cảnh.
7. Phối hợp với các cơ quan chức năng của nước có chung
đường biên giới trong việc tuần tra, kiểm soát biên giới nhằm phòng ngừa, phát
hiện, ngăn chặn hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật
này.
Điều 10. Quản lý các hoạt động kinh
doanh, dịch vụ
Các hoạt động hỗ trợ kết hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài, cho, nhận con nuôi, giới thiệu việc làm, đưa người Việt Nam
đi lao động, học tập ở nước ngoài, tuyển dụng người nước ngoài làm việc
tại Việt Nam, dịch vụ văn hóa, du lịch và các hoạt động kinh doanh, dịch vụ có
điều kiện khác dễ bị lợi dụng phải được quản lý, kiểm tra thường xuyên, chặt
chẽ nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc lợi dụng các hoạt động này để
thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật này.
Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện việc
lồng ghép nội dung phòng ngừa mua bán người vào chương trình phòng, chống tội
phạm, phòng, chống tệ nạn xã hội, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm
nghèo, bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em, chương trình vì sự tiến bộ của phụ nữ và
chương trình khác về phát triển kinh tế - xã hội.
Điều 12. Cá nhân tham gia phòng ngừa
mua bán người
1. Tham gia các hoạt động phòng ngừa mua bán người.
2. Kịp thời báo tin, tố giác, tố cáo hành vi quy định tại
Điều 3 của Luật này.
Điều 13. Gia đình tham gia phòng ngừa
mua bán người
1. Cung cấp thông tin cho thành viên trong gia đình về thủ
đoạn mua bán người và các biện pháp phòng, chống mua bán người.
2. Phối hợp với nhà trường, cơ quan, tổ chức và các đoàn
thể xã hội trong phòng, chống mua bán người.
3. Chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân là thành viên của gia đình để
họ hòa nhập cuộc sống gia đình và cộng đồng.
4. Động viên nạn nhân là thành viên của gia đình hợp tác
với các cơ quan có thẩm quyền trong phòng, chống mua bán người.
Điều 14. Nhà trường và các cơ sở giáo
dục, đào tạo tham gia phòng ngừa mua bán người
1. Quản lý chặt chẽ việc học tập và các hoạt động khác của
học sinh, sinh viên, học viên.
2. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục ngoại khóa về phòng,
chống mua bán người phù hợp với từng cấp học, ngành học.
3. Tạo điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên, học viên
là nạn nhân học văn hóa, học nghề, hòa nhập cộng đồng.
4. Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện các
biện pháp phòng, chống mua bán người.
Điều 15. Phòng ngừa mua bán người
trong các tổ chức, cơ sở hoạt động kinh doanh, dịch vụ
1. Các tổ chức, cơ sở hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong
lĩnh vực hỗ trợ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, cho, nhận
con nuôi, giới thiệu việc làm, đưa người Việt Nam đi lao động, học tập ở nước
ngoài, tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, dịch vụ văn hóa, du
lịch và các hoạt động kinh doanh, dịch vụ có điều kiện khác dễ bị lợi dụng để
thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật này có
trách nhiệm:
a) Ký hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động;
đăng ký lao động với cơ quan quản lý lao động địa phương;
b) Nắm thông tin về đối tượng được cung cấp dịch vụ và
thông báo cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu để phối hợp quản lý;
c) Cam kết chấp hành quy định của pháp luật về phòng, chống
mua bán người;
d) Phối hợp, tạo điều kiện cho các cơ quan có thẩm quyền
trong việc thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động của tổ chức, cơ sở mình.
2. Người lao động làm việc tại các cơ sở kinh doanh, dịch
vụ quy định tại khoản 1 Điều này phải chấp hành quy định về quản lý hộ khẩu và
ký cam kết không vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người.
Điều 16. Cơ quan thông tin đại chúng
tham gia phòng ngừa mua bán người
1. Đưa tin kịp thời, chính xác chủ trương, chính sách, pháp
luật về phòng, chống mua bán người; phản ánh trung thực về tình hình mua bán
người và công tác phòng, chống mua bán người; nêu gương các điển hình tiên tiến
trong phòng, chống mua bán người, mô hình phòng, chống mua bán người có hiệu
quả.
2. Giữ bí mật thông tin về nạn nhân.
3. Lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người với các
chương trình thông tin, tuyên truyền khác.
1. Tổ chức và phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan tuyên
truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người; vận động
nhân dân chấp hành pháp luật về phòng, chống mua bán người, tích cực phát hiện,
tố giác, tố cáo, ngăn chặn hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này.
2. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những
biện pháp cần thiết nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi quy định tại
Điều 3 của Luật này.
3. Tư vấn và tham gia tư vấn về phòng, chống mua bán người.
4. Tham gia dạy nghề, tạo việc làm và các hoạt động hỗ trợ
khác giúp nạn nhân hòa nhập cộng đồng.
5. Giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mua
bán người.
Điều 18. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
tham gia phòng ngừa mua bán người
1. Tuyên truyền, giáo dục, vận động phụ nữ và trẻ em nâng
cao ý thức chấp hành pháp luật về phòng, chống mua bán người.
2. Tham gia xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên về phòng,
chống mua bán người ở cơ sở.
3. Thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 17 của Luật này.
PHÁT HIỆN, XỬ LÝ HÀNH VI VI
PHẠM PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI
Điều 19. Tố giác, tin báo, tố cáo hành
vi vi phạm
1. Cá nhân có nghĩa vụ tố giác, tố cáo hành vi quy định tại
Điều 3 của Luật này với cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
(sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào.
2. Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác,
tin báo, tố cáo về hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này có trách nhiệm xử
lý theo thẩm quyền hoặc kịp thời thông báo với cơ quan có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật.
Điều 20. Phát hiện hành vi vi phạm
thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra
1. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thường xuyên tự kiểm tra
việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình; trường hợp phát hiện hành vi quy
định tại Điều 3 của Luật này thì phải xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử
lý theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thông qua hoạt động kiểm
tra, thanh tra chủ động phát hiện, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý
hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này.
Điều 21. Phát hiện, ngăn chặn hành vi
vi phạm thông qua hoạt động nghiệp vụ phòng, chống tội phạm
Cơ quan, đơn vị, cá nhân trong Công an nhân dân, Quân đội
nhân dân được giao nhiệm vụ phòng, chống mua bán người có trách nhiệm thực hiện
các hoạt động sau đây:
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan phát
hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3
của Luật này tại các địa bàn được phân công phụ trách;
2. Áp dụng biện pháp nghiệp vụ trinh sát theo quy định để
phát hiện, ngăn chặn các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3
của Luật này;
3. Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin,
tài liệu có liên quan phục vụ cho việc phát hiện, điều tra và xử lý các hành vi
quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật này;
4. Áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ nạn nhân,
người tố giác, người làm chứng, người thân thích của họ khi bị xâm hại hoặc bị
đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản.
Điều 22. Giải quyết tin báo, tố giác,
tố cáo hành vi vi phạm
1. Việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm mua bán người
được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
2. Việc giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về
phòng, chống mua bán người được thực hiện theo pháp luật về tố cáo.
1. Người thực hiện hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này
thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của
pháp luật.
2. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che, dung túng,
xử lý không đúng hoặc không xử lý hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này thì
tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp
luật.
3. Người giả mạo là nạn nhân thì ngoài việc bị xử lý theo
quy định của pháp luật còn phải hoàn trả khoản kinh phí hỗ trợ đã nhận.
TIẾP NHẬN, XÁC MINH VÀ BẢO
VỆ NẠN NHÂN
MỤC 1. TIẾP NHẬN, XÁC MINH NẠN NHÂN
Điều 24. Tiếp nhận, xác minh nạn nhân
bị mua bán trong nước
1. Nạn nhân hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân có
thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi gần nhất khai báo về
việc bị mua bán. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận khai báo có trách nhiệm chuyển ngay
người đó đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ quan, tổ chức có trụ sở. Ủy ban nhân
dân cấp xã có trách nhiệm thông báo ngay với Phòng Lao động – Thương binh và Xã
hội. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp xã đã tiếp nhận nạn nhân
thực hiện việc hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân.
2. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được thông báo
của Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện
việc tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân và phối hợp với cơ quan Công an cùng cấp xác
định thông tin ban đầu về nạn nhân trong trường hợp họ chưa có một trong các
giấy tờ, tài liệu quy định tại Điều 28 của Luật này.
3. Sau khi tiếp nhận, căn cứ vào giấy tờ, tài liệu quy định
tại Điều 28 của Luật này hoặc kết quả xác định thông tin ban đầu về nạn nhân,
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét để thực hiện việc hỗ trợ chi phí
đi lại trong trường hợp nạn nhân tự trở về nơi cư trú; đối với nạn nhân là trẻ
em thì thông báo cho người thân thích đến nhận hoặc bố trí người đưa về nơi
người thân thích cư trú; trường hợp nạn nhân cần được chăm sóc về sức khỏe, tâm
lý và có nguyện vọng được lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ
nạn nhân, nạn nhân là trẻ em không nơi nương tựa thì làm thủ tục chuyển giao
cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân. Đối với người chưa có giấy
tờ, tài liệu chứng nhận là nạn nhân thì Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội
đề nghị cơ quan Công an cùng cấp tiến hành việc xác minh.
4. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an cùng cấp có trách nhiệm
xác minh và trả lời bằng văn bản cho Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn xác minh có thể kéo dài nhưng không quá
02 tháng. Trường hợp có đủ điều kiện xác định là nạn nhân thì cơ quan đã tiến
hành xác minh cấp giấy xác nhận nạn nhân cho họ.
Điều 25. Tiếp nhận, xác minh nạn nhân
được giải cứu
1. Cơ quan Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển đã
giải cứu nạn nhân có trách nhiệm thực hiện hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu cho nạn
nhân trong trường hợp cần thiết và chuyển ngay người đó đến Phòng Lao động –
Thương binh và Xã hội gần nơi nạn nhân được giải cứu.
Cơ quan giải cứu có trách nhiệm cấp giấy xác nhận nạn nhân
cho người được giải cứu trước khi chuyển giao; trường hợp người được giải cứu
chưa được xác nhận là nạn nhân do chưa có đủ cơ sở thì sau khi tiếp nhận. Phòng
Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị cơ quan Công an cùng cấp xác minh nạn
nhân theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật này.
2. Sau khi tiếp nhận nạn nhân, Phòng Lao động – Thương binh
và Xã hội thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này. Trường hợp
nạn nhân chưa được cơ quan giải cứu xác nhận là nạn nhân, thì trước khi thực
hiện việc hỗ trợ chi phí đi lại hoặc chuyển giao nạn nhân cho cơ sở bảo trợ xã
hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp
với cơ quan Công an cùng cấp xác định thông tin ban đầu về nạn nhân.
Điều 26. Tiếp nhận, xác minh nạn nhân
từ nước ngoài trở về
1. Việc tiếp nhận, xác minh nạn nhân từ nước ngoài trở về
qua cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy
quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ
quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) được thực hiện như sau:
a) Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiếp nhận và xử
lý thông tin, tài liệu về nạn nhân và phối hợp với Bộ Công an trong việc xác
minh nhân thân của nạn nhân, cấp giấy tờ cần thiết, làm thủ tục đưa họ về nước;
b) Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực
hiện việc tiếp nhận nạn nhân, nếu họ có nguyện vọng tự trở về nơi cư trú, thì
hỗ trợ tiền tàu xe, tiền ăn trong thời gian đi đường và hướng dẫn họ làm thủ
tục nhận chế độ hỗ trợ quy định tại các điều 34, 35, 36, 37 và 38 của Luật này.
Trường hợp họ không có nơi cư trú hoặc có nguyện vọng được lưu trú tại cơ sở
bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân thì chuyển giao họ cho những cơ sở
này. Nạn nhân là trẻ em thì thông báo cho người thân thích đến nhận hoặc bố trí
người đưa về nơi người thân thích cư trú; nạn nhân là trẻ em không nơi nương
tựa thì làm thủ tục chuyển giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn
nhân.
2. Việc tiếp nhận nạn nhân bị mua bán ra nước ngoài có đủ
điều kiện trở về Việt Nam theo khuôn khổ thỏa thuận quốc tế song phương được
thực hiện theo quy định của thỏa thuận quốc tế song phương đó.
Điều 27. Căn cứ để xác định nạn nhân
1. Một người có thể được xác định là nạn nhân khí có một
trong những căn cứ sau đây:
a) Người đó là đối tượng bị mua bán, chuyển giao, tiếp nhận
theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 của Luật này;
b) Người đó là đối tượng bị tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp
theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật này.
2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
Điều 28. Giấy tờ, tài liệu chứng nhận
nạn nhân
1. Giấy xác nhận của cơ quan Công an huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật này.
2. Giấy xác nhận của cơ quan giải cứu theo quy định tại
Điều 25 của Luật này.
3. Giấy xác nhận của cơ quan điều tra, cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án
nhân dân.
4. Giấy tờ, tài liệu do cơ quan nước ngoài cấp đã được cơ
quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Bộ Ngoại giao Việt Nam hợp pháp hóa
lãnh sự chứng minh người đó là nạn nhân.
Điều 29. Giải cứu, bảo vệ nạn nhân
Khi có căn cứ để cho rằng một người bị mua bán thì cơ quan,
đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 21 của Luật này có trách nhiệm áp dụng các
biện pháp cần thiết để giải cứu; trường hợp người đó bị xâm hại hoặc có nguy cơ
bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản thì áp dụng
các biện pháp bảo vệ.
Điều 30. Bảo vệ an toàn cho nạn nhân,
người thân thích của nạn nhân
1. Các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân và người thân
thích của họ bao gồm:
a) Bố trí nơi tạm lánh khi nạn nhân, người thân thích của
họ có nguy cơ bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe;
b) Giữ bí mật về nơi cư trú, nơi làm việc, học tập của nạn
nhân và người thân thích của họ;
c) Các biện pháp ngăn chặn hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm
hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của nạn nhân, người
thân thích của họ theo quy định của pháp luật;
d) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật về
tố tụng hình sự.
2. Chính phủ quy định chi tiết về việc bảo vệ an toàn cho
nạn nhân, người thân thích của họ.
Điều 31. Bảo vệ bí mật thông tin về
nạn nhân
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ bí mật các
thông tin về nạn nhân, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Tòa án xem xét, quyết định việc xét xử kín đối với vụ án
mua bán người theo yêu cầu của nạn nhân hoặc người đại diện hợp pháp của nạn
nhân.
Điều 32. Đối tượng và chế độ hỗ trợ
1. Nạn nhân là công dân Việt Nam, người không quốc tịch
thường trú ở Việt Nam, thì tùy trường hợp quy định tại các điều 33, 34, 35, 36,
37 và 38 của Luật này được hưởng các chế độ hỗ trợ sau đây:
a) Hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại;
b) Hỗ trợ y tế;
c) Hỗ trợ tâm lý;
d) Trợ giúp pháp lý;
đ) Hỗ trợ học văn hóa, học nghề;
e) Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn.
2. Nạn nhân là người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam,
thì tùy trường hợp quy định tại các điều 33, 34, 35 và 36 của Luật này được
hưởng các chế độ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3. Người chưa thành niên đi cùng nạn nhân, thì tùy trường
hợp quy định tại các điều 33, 34 và 35 của Luật này được hưởng chế độ hỗ trợ
quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
Điều 33. Hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và
chi phí đi lại
Trong trường hợp cần thiết, nạn nhân được bố trí chỗ ở tạm
thời, được hỗ trợ về ăn, mặc và các vật dụng cá nhân thiết yếu khác trên cơ sở điều
kiện thực tế và đặc điểm về lứa tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe của nạn
nhân. Nạn nhân có nguyện vọng trở về nơi cư trú mà không có khả năng chi trả
tiền tàu xe và tiền ăn trong thời gian đi đường thì được hỗ trợ các khoản chi
phí này.
Trong thời gian lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở
hỗ trợ nạn nhân, nếu nạn nhân cần được chăm sóc y tế để phục hồi sức khỏe thì
được xem xét hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh.
Nạn nhân được hỗ trợ để ổn định tâm lý trong thời gian lưu
trú tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân
1. Nạn nhân được tư vấn pháp luật để phòng ngừa bị mua bán
trở lại và được trợ giúp pháp lý để làm thủ tục đăng ký hộ khẩu, hộ tịch, nhận
chế độ hỗ trợ, đòi bồi thường thiệt hại, tham gia tố tụng và các thủ tục pháp
lý khác có liên quan đến vụ việc mua bán người.
2. Trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý được thực hiện theo
quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
Điều 37. Hỗ trợ học văn hóa, học nghề
1. Nạn nhân là người chưa thành niên thuộc hộ nghèo, nếu
tiếp tục đi học thì được hỗ trợ tiền học phí, tiền mua sách giáo khoa và đồ
dùng học tập trong năm học đầu tiên.
2. Nạn nhân khi trở về địa phương, nếu thuộc hộ nghèo thì
được xem xét hỗ trợ học nghề.
Điều 38. Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ
trợ vay vốn
1. Nạn nhân khi trở về địa phương, nếu thuộc hộ nghèo thì
được hỗ trợ một lần tiền trợ cấp khó khăn ban đầu.
2. Nạn nhân có nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh thì
được xem xét tạo điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật.
Điều 39. Cơ quan, tổ chức thực hiện
việc hỗ trợ nạn nhân
1. Ủy ban nhân dân cấp xã đã tiếp nhận nạn nhân, cơ quan
Công an, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển đã giải cứu nạn nhân thực hiện hỗ trợ
nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân.
2. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện hỗ trợ
chi phí đi lại cho nạn nhân trong trường hợp họ tự trở về nơi cư trú.
3. Cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân thực hiện hỗ
trợ nhu cầu thiết yếu, hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ y tế cho nạn nhân.
4. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và các tổ chức tham
gia trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý cho nạn nhân.
5. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện trợ cấp
khó khăn ban đầu cho nạn nhân; phối hợp với Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo
thực hiện hỗ trợ y tế, hỗ trợ học văn hóa, học nghề cho nạn nhân.
Điều 40. Cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở
hỗ trợ nạn nhân
1. Cơ sở bảo trợ xã hội công lập thực
hiện các nhiệm vụ sau đây trong việc hỗ trợ nạn nhân:
a) Tiếp nhận và bố trí nơi lưu trú cho nạn nhân;
b) Thực hiện chế độ hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, hỗ trợ y tế,
hỗ trợ tâm lý phù hợp với lứa tuổi, giới tính, nguyện vọng của nạn nhân và khả
năng đáp ứng của cơ sở;
c) Giáo dục kỹ năng sống, hướng nghiệp cho nạn nhân;
d) Đánh giá khả năng hòa nhập cộng đồng của nạn nhân, cung
cấp các thông tin về chính sách, chế độ, dịch vụ hỗ trợ nạn nhân tại cộng đồng;
đ) Cung cấp thông tin cần thiết cho các cơ quan chức năng
để đấu tranh phòng, chống hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này;
e) Phối hợp với các cơ quan hữu quan đưa nạn nhân về nơi cư
trú;
g) Phối hợp với cơ quan Công an trong việc xác minh nạn
nhân.
Chính phủ quy định cụ thể điều kiện,
trình tự, thủ tục thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân.
TRÁCH NHIỆM CỦA CHÍNH PHỦ,
CÁC BỘ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI
Điều 41. Trách nhiệm quản lý nhà nước
về phòng, chống mua bán người
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống
mua bán người.
2. Bộ Công an chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện
quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo
quy định tại Điều 42 của Luật này.
4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán
người tại địa phương, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 52
của Luật này.
Điều 42. Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Trong việc thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống
mua bán người, Bộ Công an có trách nhiệm:
a) Đề xuất với Chính phủ việc xây dựng, hoàn thiện pháp
luật về phòng, chống mua bán người, ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế có
liên quan đến phòng, chống mua bán người;
b) Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc
ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về
phòng, chống mua bán người;
c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan và chỉ đạo
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện văn bản
quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phòng, chống mua bán người;
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan ban
hành và tổ chức thực hiện quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác
phòng, chống mua bán người;
đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan thực
hiện chế độ báo cáo thống kê về phòng, chống mua bán người; tổng kết kinh
nghiệm thực tiễn, nhân rộng các mô hình phòng, chống mua bán người;
e) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng,
chống mua bán người;
g) Thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán
người theo thẩm quyền.
2. Trong công tác đấu tranh phòng, chống mua bán người, Bộ
Công an có trách nhiệm:
a) Bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ đấu trang phòng,
chống mua bán người;
b) Thực hiện quản lý an ninh, trật tự để phòng ngừa mua bán
người;
c) Chỉ đạo cơ quan Công an thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận,
xác minh, hỗ trợ nạn nhân theo quy định tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này;
d) Phát động phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát
hiện, đấu tranh chống tội phạm, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Điều 43. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan tổ chức
tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân ở địa bàn khu vực biên giới, hải đảo
tham gia các hoạt động phòng, chống mua bán người.
2. Chỉ đạo lực lượng Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển thực
hiện nhiệm vụ phòng, chống mua bán người tại khu vực biên giới và trên biển
theo quy định của pháp luật, tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân theo quy định tại Điều
25 và Điều 26 của Luật này.
3. Thực hiện quản lý an ninh, trật tự tại khu vực biên
giới, hải đảo và trên biển để phòng ngừa mua bán người.
4. Thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán
người theo thẩm quyền.
Điều 44. Trách nhiệm của Bộ Lao
động-Thương binh và Xã hội
1. Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các
chính sách hỗ trợ nạn nhân; hướng dẫn việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ nạn
nhân thuộc thẩm quyền.
2. Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác hỗ trợ
nạn nhân.
3. Chỉ đạo việc lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán
người vào các chương trình giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm,
phòng, chống tệ nạn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em.
4. Hướng dẫn cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thực hiện việc hỗ trợ nạn nhân.
5. Phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo để chỉ đạo
việc hỗ trợ y tế và hỗ trợ học văn hóa, học nghề.
6. Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác giới thiệu
việc làm, đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài, tuyển dụng người nước
ngoài làm việc tại Việt Nam nhằm phòng, chống việc lợi dụng các hoạt động này
để mua bán người.
7. Thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán
người theo thẩm quyền.
Điều 45. Trách nhiệm của Bộ Y tế
Chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở y tế thực hiện việc phối hợp với
cơ sở bảo trợ xã hội và cơ sở hỗ trợ nạn nhân trong hỗ trợ y tế cho nạn nhân.
Điều 46. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao
1. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước
ngoài thực hiện công tác bảo hộ đối với công dân Việt Nam là nạn nhân bị mua
bán ra nước ngoài; phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và của nước
ngoài thực hiện việc xác minh làm các thủ tục cần thiết để đưa nạn nhân là công
dân Việt Nam về nước.
2. Phối hợp với Bộ Công an và cơ quan khác có thẩm quyền
thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người.
Điều 47. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
1. Phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan hữu quan trong
việc xây dựng, hoàn thiện và theo dõi thi hành pháp luật về phòng, chống mua
bán người.
2. Tổ chức, hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
về phòng, chống mua bán người.
3. Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra hoạt động hỗ trợ
kết hôn, cho, nhận con nuôi nhằm phòng, chống việc lợi dụng các hoạt động này
để mua bán người.
4. Hướng dẫn các trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và các
tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị
mua bán theo quy định của pháp luật.
5. Phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan khác có thẩm
quyền thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người.
Điều 48. Trách nhiệm của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch
1. Chỉ đạo việc lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán
người vào các chương trình văn hóa, du lịch, gia đình.
2. Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra hoạt động du
lịch trong nước và quốc tế, hoạt động của cơ sở lưu trú du lịch, các cơ sở dịch
vụ du lịch nhằm phòng, chống việc lợi dụng các hoạt động này để mua bán người.
3. Tổ chức, hướng dẫn việc tuyên truyền về phòng, chống mua
bán người ở cơ sở và trong hoạt động kinh doanh của cơ sở lưu trú du lịch, cơ
sở dịch vụ du lịch.
Điều 49. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục
và Đào tạo
1. Chỉ đạo việc lồng ghép kiến thức phòng, chống mua bán
người vào chương trình học tập ngoại khóa phù hợp với yêu cầu của từng cấp học,
ngành học, việc tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người cho học
sinh, sinh viên, học viên.
2. Chỉ đạo nhà trường và các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ
thống giáo dục quốc dân thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 14 của
Luật này.
3. Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc đưa người
đi học tập ở nước ngoài nhằm phòng, chống việc lợi dụng hoạt động này để mua
bán người.
Điều 50. Trách nhiệm của Bộ Thông tin
và Truyền thông
1. Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện các
nhiệm vụ quy định tại Điều 16 của Luật này.
2. Quản lý chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra, thanh tra cơ sở
cung cấp dịch vụ Internet nhằm phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng hoạt động
này để mua bán người.
Điều 51. Trách nhiệm của Viện kiểm sát
nhân dân, Tòa án nhân dân
1. Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong phạm vi
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi vi
phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người; phối hợp với các cơ quan, tổ chức
hữu quan trong đấu tranh phòng, chống mua bán người.
2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện việc thống kê
tội phạm mua bán người.
Điều 52. Trách nhiệm của Ủy ban nhân
dân các cấp
1. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy
ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:
a) Lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người vào các
chương trình phát triển kinh tế - xã hội;
b) Tổ chức thực hiện công tác phòng, chống mua bán người;
c) Bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống mua bán người;
d) Xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp
luật về phòng, chống mua bán người;
đ) Tổ chức thực hiện công tác quản lý an ninh, trật tự để
phòng, chống mua bán người.
2. Cùng với việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này,
Ủy ban nhân dân cấp xã còn có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
cùng cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ chức, tạo điều kiện cho hoạt
động tư vấn về phòng, chống mua bán người ở cơ sở
b) Tiếp nhận nạn nhân và thực hiện việc hỗ trợ cho nạn nhân
theo quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật này;
c) Tạo điều kiện cho nạn nhân hòa nhập cộng đồng.
HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG PHÒNG,
CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI
Điều 53. Nguyên tắc hợp tác quốc tế
Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực phòng, chống mua bán người trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện,
tôn trọng độc lập, chủ quyền.
Điều 54. Thực hiện hợp tác quốc tế
1. Trên cơ sở các quy định của Luật này và các điều ước
quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các
cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện việc hợp tác với các cơ quan hữu
quan của các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc
tăng cường năng lực pháp luật, thông tin, công nghệ và đào tạo về phòng, chống
mua bán người.
2. Việc phối hợp giữa các cơ quan hữu quan của Việt Nam với
các cơ quan hữu quan của nước ngoài để giải quyết vụ việc về mua bán người thực
hiện theo quy định của các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên.
Trong trường hợp Việt Nam và nước có liên quan không cùng
tham gia điều ước quốc tế thì các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện
việc hợp tác quốc tế trên nguyên tắc có đi có lại, phù hợp với pháp luật của
Việt Nam, pháp luật và tập quán quốc tế.
Điều 55. Hợp tác quốc tế trong việc
giải cứu và hồi hương nạn nhân
1. Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện để các cơ quan chức năng
của Việt Nam hợp tác với các cơ quan hữu quan của nước ngoài trong việc giải
cứu, bảo vệ nạn nhân bị mua bán.
Quan hệ tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và nước có liên
quan được thực hiện trên cơ sở các điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước đó cùng
là thành viên hoặc trên nguyên tắc có đi có lại phù hợp với pháp luật của Việt
Nam, pháp luật và tập quán quốc tế.
Nhà nước Việt Nam dành ưu tiên cho nước ký kết điều ước
quốc tế song phương với Việt Nam sự tương trợ tư pháp trong hoạt động phòng,
chống mua bán người.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012.
Chính phủ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong
Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu
quản lý nhà nước.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 3 năm 2011.
|
CHỦ
TỊCH QUỐC HỘI |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét