VĂN
PHÒNG QUỐC HỘI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/VBHN-VPQH |
Hà
Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2014 |
LUẬT
SĨ QUAN
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
Luật sĩ
quan Quân đội nhân dân Việt Nam số 16/1999/QH10 ngày 21 tháng 12 năm 1999 của
Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2000, được sửa đổi, bổ sung
bởi:
1. Luật
số 19/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01
tháng 7 năm 2008;
2. Luật
số 72/2014/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng
7 năm 2015.
Để xây
dựng đội ngũ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh, làm nòng cốt xây
dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; bảo
đảm hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao; góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân,
xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1992;
Luật này
quy định về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam[1].
Chương I
Điều 1. Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam[2]
Sĩ quan
Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng
Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động
trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng.
Quân
phục, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng minh sĩ quan do Chính phủ quy định.
Điều 2. Vị trí, chức năng của sĩ quan
Sĩ quan
là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán
bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp
thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn
thành mọi nhiệm vụ được giao.
Điều 3. Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý sĩ quan
Đội ngũ
sĩ quan đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản
Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ
và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 4. Điều kiện tuyển chọn đào tạo sĩ quan
Công dân
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm
chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe và tuổi đời; có nguyện vọng và khả
năng hoạt động trong lĩnh vực quân sự thì có thể được tuyển chọn đào tạo sĩ
quan.
Điều 5. Nguồn bổ sung sĩ quan tại ngũ
Những
người sau đây được tuyển chọn bổ sung cho đội ngũ sĩ quan tại ngũ:
1. Hạ sĩ
quan, binh sĩ tốt nghiệp các trường đào tạo sĩ quan hoặc các trường đại học
ngoài quân đội.
2. Hạ sĩ
quan, binh sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu.
3. Quân
nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ tốt nghiệp đại học trở lên
đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng.
4. Cán
bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên được
điều động vào phục vụ trong quân đội đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình
quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
5. Sĩ
quan dự bị.
Điều 6. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của sĩ quan
1. Sĩ
quan có quyền và nghĩa vụ công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm theo
quy định của Luật này.
2. Sĩ
quan được Nhà nước bảo đảm về chính sách, chế độ ưu đãi phù hợp với tính chất
hoạt động đặc thù quân sự.
Trong
Luật này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Ngạch
sĩ quan tại ngũ là ngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng thường trực
đang công tác trong quân đội hoặc đang được biệt phái.
2. Sĩ
quan biệt phái là sĩ quan tại ngũ được cử đến công tác ở cơ quan, tổ
chức ngoài quân đội.
3. Ngạch
sĩ quan dự bị là ngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng dự bị động
viên được đăng ký, quản lý, huấn luyện để sẵn sàng huy động vào phục vụ tại
ngũ.
4.[3] (được bãi bỏ)
4.[4] Sĩ quan
chỉ huy, tham mưu là sĩ quan đảm nhiệm công tác tác chiến, huấn luyện và xây
dựng lực lượng về quân sự.
5.[5] Sĩ quan chính trị là sĩ quan đảm nhiệm công
tác đảng, công tác chính trị.
6.[6] Sĩ quan
hậu cần là sĩ quan đảm nhiệm công tác bảo đảm về vật chất cho sinh
hoạt, huấn luyện và tác chiến của quân đội.
7.[7] Sĩ quan kỹ thuật là sĩ quan đảm nhiệm công
tác bảo đảm về kỹ thuật vũ khí, trang thiết bị.
8.[8] Sĩ quan
chuyên môn khác là sĩ quan đảm nhiệm công tác trong các ngành không thuộc
các nhóm ngành sĩ quan quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này.
9.[9] Phong cấp
bậc quân hàm sĩ quan là quyết định trao cấp bậc quân hàm cho người trở thành sĩ
quan.
10.[10] Thăng cấp
bậc quân hàm sĩ quan là quyết
định đề bạt sĩ quan lên cấp bậc quân hàm cao hơn.
11.[11] Giáng cấp
bậc quân hàm sĩ quan là quyết định hạ cấp bậc quân hàm hiện tại của sĩ quan xuống
cấp bậc quân hàm thấp hơn.
12.[12] Tước quân
hàm sĩ quan là quyết định hủy bỏ quân hàm sĩ quan của quân nhân.
13.[13] Sĩ quan
thôi phục vụ tại ngũ là sĩ quan chuyển ra ngoài quân đội.
14.[14] Chuyển ngạch sĩ quan là chuyển
sĩ quan từ ngạch sĩ quan tại ngũ sang ngạch sĩ quan dự bị hoặc ngược lại.
16.[15] (được bãi bỏ)
15.[16] Giải ngạch sĩ quan dự bị là chuyển ra khỏi ngạch sĩ
quan dự bị.
Sĩ quan
chia thành hai ngạch: sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị.
Sĩ quan
gồm các nhóm ngành sau đây:
1. Sĩ
quan chỉ huy, tham mưu;
2. Sĩ
quan chính trị;
3. Sĩ
quan hậu cần;
4. Sĩ
quan kỹ thuật;
5. Sĩ
quan chuyên môn khác.
Điều 10. Hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan
Hệ thống
cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm ba cấp, mười hai bậc:
1. Cấp Úy
có bốn bậc:
Thiếu úy;
Trung úy;
Thượng
úy;
Đại úy.
2. Cấp Tá
có bốn bậc:
Thiếu tá;
Trung tá;
Thượng
tá;
Đại tá.
3. Cấp
Tướng có bốn bậc:
Thiếu
tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;
Trung
tướng, Phó Đô đốc Hải quân;
Thượng
tướng, Đô đốc Hải quân;
Đại
tướng.
Điều 11. Chức vụ của sĩ quan[17]
1. Chức
vụ cơ bản của sĩ quan gồm có:
a) Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng;
b) Tổng
Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
c) Chủ
nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục;
d) Tư
lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư
lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng;
đ) Tư
lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng; Tư
lệnh Vùng Hải quân, Chính ủy Vùng Hải quân;
e) Sư
đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), Chính ủy Bộ chỉ huy quân
sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ
chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;
g) Lữ
đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;
h) Trung
đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), Chính trị viên
Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
i) Tiểu
đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;
k) Đại
đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;
l) Trung
đội trưởng.
2. Chức
vụ, chức danh tương đương với chức vụ quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1
Điều này do Chính phủ quy định; chức vụ, chức danh tương đương với chức vụ quy
định tại các điểm e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng quy định.
Điều 12. Tiêu chuẩn của sĩ quan
1. Tiêu
chuẩn chung:
a) Có bản
lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với
Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh
thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn thành tốt mọi
nhiệm vụ được giao;
b) Có
phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu
chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với nhân
dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm;
c) Có
trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và
Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân
dân; có kiến thức về văn hóa, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác;
có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp
chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ;
d) Có lý
lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khỏe phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ
quan đảm nhiệm.
2. Tiêu
chuẩn cụ thể đối với từng chức vụ của sĩ quan do cấp có thẩm quyền quy định.
Điều 13. Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan[18]
1. Hạn
tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm:
Cấp Úy:
nam 46, nữ 46;
Thiếu tá:
nam 48, nữ 48;
Trung tá:
nam 51, nữ 51;
Thượng
tá: nam 54, nữ 54;
Đại tá:
nam 57, nữ 55;
Cấp
Tướng: nam 60, nữ 55.
2. Khi
quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về
chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi
phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều này không quá 5 năm; trường hợp đặc
biệt có thể kéo dài hơn.
3[19]. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ
chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị quy định tại các điểm đ, e, g, h, i, k và l
khoản 1 Điều 11 của Luật này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không
vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 14. Trách nhiệm xây dựng đội ngũ sĩ quan
Trong
phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan, tổ chức, đơn vị
vũ trang nhân dân và mọi công dân có trách nhiệm xây dựng đội ngũ sĩ quan.
Điều 15. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan[20]
1. Cấp
bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan được quy định như sau:
a) Đại
tướng:
Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng;
Tổng Tham
mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
b) Thượng
tướng, Đô đốc Hải quân:
Thứ
trưởng Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng, Đô đốc Hải
quân không quá sáu;
Phó Tổng
Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: mỗi chức vụ có cấp bậc quân
hàm cao nhất là Thượng tướng không quá ba;
Giám đốc,
Chính ủy Học viện Quốc phòng.
c) Trung
tướng, Phó Đô đốc Hải quân:
Tư lệnh,
Chính ủy: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục
trưởng, Chính ủy Tổng cục; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ;
Tư lệnh,
Chính ủy Bộ Tư lệnh: Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cảnh sát biển Việt
Nam;
Giám đốc,
Chính ủy các học viện: Lục quân, Chính trị, Kỹ thuật quân sự, Hậu cần, Quân y;
Hiệu
trưởng, Chính ủy các trường sĩ quan: Lục quân I, Lục quân II, Chính trị;
Phó Giám
đốc Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng không quá
ba; Phó Chính ủy Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung
tướng là một;
Cục
trưởng các cục: Tác chiến, Quân huấn, Quân lực, Dân quân tự vệ, Tổ chức, Cán
bộ, Tuyên huấn, Nhà trường, Tác chiến điện tử, Công nghệ thông tin, Cứu hộ -
Cứu nạn, Đối ngoại;
Chánh
Thanh tra Bộ Quốc phòng; Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương là Phó Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương là Phó Viện
trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
Chánh Văn
phòng Quân ủy Trung ương - Văn phòng Bộ Quốc phòng;
Viện
trưởng Viện Chiến lược quốc phòng;
Giám đốc
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
d) Thiếu
tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân:
Tư lệnh,
Chính ủy: Quân đoàn, Binh chủng, Vùng Hải quân, Vùng Cảnh sát biển;
Cục
trưởng các cục: Bảo vệ an ninh Quân đội, Khoa học quân sự, Tài chính, Kế hoạch
và Đầu tư, Quân y, Điều tra hình sự, Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, Dân
vận, Chính sách, Kinh tế, Cơ yếu, Doanh trại, Quản lý công nghệ, Bản đồ, Quân
nhu, Xăng dầu, Vận tải, Quân khí, Xe - Máy, Kỹ thuật binh chủng, Huấn luyện -
Đào tạo, Phòng không Lục quân, Trinh sát, Phòng chống ma túy, Quản lý kỹ thuật
nghiệp vụ mật mã; các cục 11, 12, 16, 25 và 71;
Viện
trưởng: Viện Khoa học và Công nghệ quân sự, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Viện
26, Viện 70;
Giám đốc,
Chính ủy các học viện: Phòng không - Không quân, Hải quân, Biên phòng, Khoa học
quân sự;
Giám đốc
Học viện Kỹ thuật Mật mã;
Tư lệnh
các Binh đoàn Quốc phòng - Kinh tế: 11, 12, 15, 16 và 18;
Tư lệnh,
Chính ủy Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh;
Chủ nhiệm
Chính trị: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Học viện Quốc phòng, Bộ
Tổng Tham mưu, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp Quốc
phòng, Tổng cục II; Cục trưởng Cục Chính trị thuộc Tổng cục Chính trị;
Một Phó
Tham mưu trưởng là Bí thư hoặc Phó Bí thư Đảng ủy Bộ Tham mưu Quân khu, Quân
chủng, Bộ đội Biên phòng;
Một Phó
Chủ nhiệm Chính trị là Bí thư hoặc Phó Bí thư Đảng ủy Cục Chính trị Quân khu,
Quân chủng, Bộ đội Biên phòng;
Tổng Biên
tập Báo Quân đội nhân dân, Tổng Biên tập Tạp chí Quốc phòng toàn dân;
Giám đốc
Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội;
Tổng Giám
đốc, một Phó Tổng Giám đốc là Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Viễn thông Quân đội;
Tổng Giám
đốc Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga;
Giám đốc:
Bệnh viện 175, Bệnh viện 103, Viện Y học cổ truyền Quân đội, Viện Bỏng quốc
gia;
Chủ nhiệm
các khoa thuộc Học viện Quốc phòng: Lý luận Mác - Lênin; Công tác Đảng, công
tác chính trị; Chiến lược; Chiến dịch;
Trợ lý Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh Văn phòng Bộ Tổng Tham mưu,
Chánh Văn phòng Tổng cục Chính trị;
Chức vụ
cấp phó của cấp trưởng quy định tại điểm c khoản này có cấp bậc quân hàm cao
nhất là Thiếu tướng, số lượng như sau: của Chính ủy là một; của Chủ nhiệm Tổng
cục, Tổng cục trưởng, Tư lệnh Quân khu không quá bốn; của Tư lệnh Quân chủng
không quá sáu; của Tư lệnh Bộ đội Biên phòng không quá năm; của Cục trưởng Cục
Tác chiến, Cục Quân huấn không quá ba; của Giám đốc Học viện Lục quân, Học viện
Chính trị, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Hậu cần, Học viện Quân y không
quá ba; của Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân I, Trường Sĩ quan Lục quân II,
Trường Sĩ quan Chính trị không quá ba; của Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ, Tư lệnh
Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh, Tư lệnh Bộ
Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng không quá ba; của
Cục trưởng Cục Quân lực, Cục Dân quân tự vệ, Cục Tổ chức, Cục Cán bộ, Cục Tuyên
huấn, Cục Nhà trường, Cục Tác chiến điện tử, Cục Công nghệ thông tin, Cục Cứu
hộ - Cứu nạn, Cục Đối ngoại, Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương, Viện trưởng
Viện Kiểm sát quân sự Trung ương, Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương - Văn
phòng Bộ Quốc phòng, Viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng không quá hai; của
Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là một;
đ) Đại
tá:
Sư đoàn
trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh;
Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;
Lữ đoàn
trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;
e) Thượng
tá:
Trung
đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy
quân sự cấp huyện;
g) Trung
tá:
Tiểu đoàn
trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;
h) Thiếu
tá:
Đại đội
trưởng, Chính trị viên Đại đội;
i) Đại
úy:
Trung đội
trưởng.
2. Phó
Chủ nhiệm và Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương có cấp bậc
quân hàm cấp tướng thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
3. Sĩ
quan Quân đội nhân dân biệt phái là Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An
ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng hoặc tương đương
có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thiếu tướng; sĩ quan Quân đội nhân dân biệt
phái là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ
nhiệm chức vụ Thứ trưởng hoặc tương đương có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung
tướng; sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái có chức vụ cao hơn được thăng quân
hàm cấp tướng theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
4. Cấp
bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tướng của
đơn vị thành lập mới do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
5. Cấp
bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tá, cấp úy
còn lại do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Điều 16. Đối tượng phong quân hàm sĩ quan tại ngũ[21]
1. Học
viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan tại ngũ được phong quân hàm Thiếu uý; tốt
nghiệp loại giỏi, loại khá ở những ngành đào tạo có tính chất đặc thù hoặc có
thành tích xuất sắc trong công tác được phong quân hàm Trung úy, trường hợp đặc
biệt được phong quân hàm cao hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Hạ sĩ
quan, binh sĩ trong thời chiến; quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng
tại ngũ; cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở
lên vào phục vụ tại ngũ được bổ nhiệm giữ chức vụ của sĩ quan thì được phong
cấp bậc quân hàm sĩ quan tương xứng.
Điều 17. Thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ[22]
1. Sĩ
quan tại ngũ được thăng quân hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đủ
tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 của Luật này;
b) Cấp
bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức
vụ, chức danh đang đảm nhiệm;
c) Đủ
thời hạn xét thăng quân hàm quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thời
hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:
Thiếu úy
lên Trung úy: 2 năm;
Trung úy
lên Thượng úy: 3 năm;
Thượng úy
lên Đại úy: 3 năm;
Đại úy
lên Thiếu tá: 4 năm;
Thiếu tá
lên Trung tá: 4 năm;
Trung tá
lên Thượng tá: 4 năm;
Thượng tá
lên Đại tá: 4 năm;
Đại tá
lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thiếu
tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là
4 năm;
Trung
tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4
năm;
Thượng
tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm;
Thời gian
sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.
3. Tuổi
của sĩ quan tại ngũ xét thăng quân hàm từ cấp bậc Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn
Đô đốc Hải quân không quá 57, trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định
của Chủ tịch nước.
4. Sĩ
quan tại ngũ lập thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt
bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh
sĩ quan đang đảm nhiệm.
Điều 18. Thăng quân hàm sĩ quan trước thời hạn[23]
Sĩ quan
được xét thăng quân hàm trước thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật
này trong các trường hợp sau đây:
1. Trong
chiến đấu lập chiến công xuất sắc hoặc trong công tác, nghiên cứu khoa học được
tặng Huân chương;
2. Hoàn
thành tốt chức trách, nhiệm vụ mà cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc
quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ mà sĩ quan đang đảm nhiệm từ hai bậc
trở lên hoặc cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất đối
với chức vụ chỉ huy, quản lý.
Điều 19. Kéo dài thời hạn xét thăng quân hàm sĩ quan[24]
1. Sĩ
quan đến thời hạn xét thăng quân hàm mà chưa đủ điều kiện quy định tại khoản 1
Điều 17 của Luật này thì được xét thăng quân hàm vào những năm tiếp theo.
2. Trong
thời hạn xét thăng quân hàm, sĩ quan bị kỷ luật cảnh cáo, giáng chức, cách chức
hoặc trong năm cuối của thời hạn xét thăng quân hàm, sĩ quan bị kỷ luật khiển
trách thì thời hạn xét thăng quân hàm phải kéo dài ít nhất một năm.
3. Sĩ
quan bị kỷ luật giáng cấp bậc quân hàm, sau ít nhất một năm kể từ ngày bị giáng
cấp, nếu tiến bộ thì được xét thăng quân hàm.
Điều 20. Mức thăng, giáng cấp bậc quân hàm sĩ quan
Việc
thăng hoặc giáng cấp bậc quân hàm sĩ quan mỗi lần chỉ được một bậc; trường hợp
đặc biệt mới thăng hoặc giáng nhiều bậc.
Điều 21. Bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ đối với sĩ quan
1. Sĩ
quan được bổ nhiệm chức vụ khi có nhu cầu biên chế và đủ tiêu chuẩn quy định
đối với chức vụ đảm nhiệm.
2. Việc
miễn nhiệm chức vụ đối với sĩ quan được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Khi
thay đổi tổ chức mà không còn biên chế chức vụ sĩ quan đang đảm nhiệm;
b) Sĩ
quan không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện đảm nhiệm chức vụ hiện tại;
c) Sĩ
quan hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này mà
không được kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ.
3. Sĩ
quan có thể được giao chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ có
quy định cấp bậc quân hàm cao nhất thấp hơn cấp bậc quân hàm hiện tại trong
những trường hợp sau đây:
a) Tăng
cường cho nhiệm vụ đặc biệt;
b) Thay
đổi tổ chức, biên chế;
c) Điều
chỉnh để phù hợp với năng lực, sức khỏe của sĩ quan.
Điều 22. Quan hệ cấp bậc, chức vụ của sĩ quan
Sĩ quan
có cấp bậc quân hàm cao hơn là cấp trên của sĩ quan có cấp bậc quân hàm thấp
hơn; trường hợp sĩ quan có chức vụ cao hơn nhưng có cấp bậc quân hàm bằng hoặc
thấp hơn cấp bậc quân hàm của sĩ quan thuộc quyền thì sĩ quan có chức vụ cao
hơn là cấp trên.
Điều 23. Quyền tạm đình chỉ chức vụ đối với sĩ quan trong trường
hợp khẩn cấp
Trường
hợp khẩn cấp mà sĩ quan thuộc quyền không chấp hành mệnh lệnh có thể gây ra hậu
quả nghiêm trọng thì sĩ quan có chức vụ từ Trung đoàn trưởng trở lên được quyền
tạm đình chỉ chức vụ đối với sĩ quan đó và chỉ định người thay thế tạm thời,
đồng thời phải báo cáo ngay cấp trên trực tiếp.
Căn cứ
vào yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, sĩ quan tại ngũ được biệt phái đến công tác ở
cơ quan, tổ chức ngoài quân đội, do cấp có thẩm quyền quyết định.
Điều 25. Thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan[25]
1. Thẩm
quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối
với sĩ quan được quy định như sau:
a) Chủ
tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng
cục Chính trị; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, Chuẩn Đô đốc, Phó
Đô đốc, Đô đốc Hải quân;
b) Thủ
tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng; Phó Tổng Tham mưu
trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc
phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh, Chính
ủy Quân khu; Tư lệnh, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng;
Tư lệnh, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ và các
chức vụ khác theo quy định của cấp có thẩm quyền;
c) Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ và phong,
thăng, giáng, tước các cấp bậc quân hàm còn lại và nâng lương sĩ quan;
d) Việc
bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ thuộc ngành Kiểm sát, Toà án, Thi
hành án trong quân đội được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Cấp có
thẩm quyền quyết định bổ nhiệm đến chức vụ nào thì có quyền miễn nhiệm, cách
chức, giáng chức, quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ, điều động, biệt
phái, giao chức vụ thấp hơn, cho thôi phục vụ tại ngũ, chuyển ngạch và giải
ngạch sĩ quan dự bị đến chức vụ đó.
Điều 25a. Trình tự, thủ tục phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối
với sĩ quan[26]
1. Thủ
tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp
tướng, Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc Hải quân.
Việc
thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng của sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái
theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái và Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng.
2. Trình
tự, thủ tục phong, thăng, giáng, tước cấp bậc quân hàm đối với sĩ quan cấp tá,
cấp úy và nâng lương sĩ quan do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Chương III
NGHĨA VỤ, TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN LỢI CỦA SĨ QUAN
Sĩ quan
có nghĩa vụ sau đây:
1. Sẵn
sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam; tham gia xây dựng đất nước, bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, của cơ
quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân;
2. Thường
xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình
độ, kiến thức, năng lực về chính trị, quân sự, văn hóa, chuyên môn và thể lực
để hoàn thành nhiệm vụ;
3. Tuyệt
đối phục tùng tổ chức, phục tùng chỉ huy; nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh,
điều lệ, chế độ, quy định của quân đội; giữ bí mật quân sự, bí mật quốc gia;
4. Thường
xuyên chăm lo lợi ích vật chất và tinh thần của bộ đội;
5. Gương
mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước; tôn trọng và gắn bó mật thiết với nhân dân.
Điều 27. Trách nhiệm của sĩ quan
Sĩ quan
có trách nhiệm sau đây:
1. Chịu
trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình, về việc
chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thừa hành nhiệm vụ của cấp dưới thuộc
quyền;
2. Lãnh
đạo, chỉ huy, quản lý, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị theo chức
trách được giao; bảo đảm cho đơn vị chấp hành triệt để đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy
định của quân đội, sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong bất
kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào;
3. Khi
nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu sĩ quan có căn cứ cho là mệnh lệnh đó
trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trong trường hợp
vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của
người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành
mệnh lệnh đó.
Điều 28. Những việc sĩ quan không được làm
Sĩ quan
không được làm những việc trái với pháp luật, kỷ luật quân đội và những việc mà
pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.
Điều 29. Nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của sĩ quan biệt phái[27]
1. Thực
hiện nghĩa vụ, trách nhiệm và được hưởng quyền lợi như sĩ quan đang công tác
trong quân đội; được cơ quan, tổ chức nơi đến biệt phái bảo đảm điều kiện làm
việc và sinh hoạt.
2. Thực
hiện nhiệm vụ do cấp có thẩm quyền giao và chịu sự quản lý của cơ quan, tổ chức
nơi đến biệt phái.
Điều 30. Đào tạo, bồi dưỡng đối với sĩ quan
1. Sĩ
quan được Đảng và Nhà nước chăm lo, khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển
tài năng.
2. Sĩ
quan được đào tạo, bồi dưỡng tại các trường trong và ngoài quân đội theo yêu
cầu công tác.
Điều 31. Tiền lương, phụ cấp, nhà ở và điều kiện làm việc đối với
sĩ quan tại ngũ[28]
Sĩ quan
tại ngũ được hưởng tiền lương, phụ cấp, nhà ở và điều kiện làm việc như sau:
1[29]. Chế
độ tiền lương và phụ cấp do Chính phủ quy định; bảng lương của sĩ quan được
tính theo chức vụ, chức danh đảm nhiệm và cấp bậc quân hàm phù hợp với tính
chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành lao động đặc biệt; phụ cấp thâm niên được
tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ tại ngũ. Sĩ quan được hưởng
phụ cấp, trợ cấp như đối với cán bộ, công chức có cùng điều kiện làm việc và
phụ cấp, trợ cấp có tính chất đặc thù quân sự;
2. Đủ
tiêu chuẩn, đến thời hạn xét thăng quân hàm nhưng đã có bậc quân hàm cao nhất
của chức vụ đang đảm nhiệm hoặc đã có bậc quân hàm Đại tá, cấp Tướng 4 năm trở
lên mà chưa được thăng cấp bậc quân hàm cao hơn thì được nâng lương theo chế độ
tiền lương của sĩ quan;
3. Giữ
nhiều chức vụ trong cùng một thời điểm thì được hưởng quyền lợi của chức vụ cao
nhất và phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo theo quy định của pháp luật;
4. Khi
được giao chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm theo quy định tại điểm a
khoản 3 Điều 21 của Luật này thì được giữ nguyên quyền lợi của chức vụ cũ;
5. Khi có
quyết định miễn nhiệm chức vụ thì được hưởng các quyền lợi theo cương vị mới;
6. Được
bảo đảm điều kiện để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng;
7[30]. Được
hưởng phụ cấp nhà ở; được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, được bảo đảm
nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật.
Điều 32. Chế độ nghỉ của sĩ quan tại ngũ
1. Sĩ
quan tại ngũ được nghỉ những ngày lễ theo quy định của Bộ luật lao động và nghỉ
theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Khi có
lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ và trong thời chiến, Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng được ra lệnh đình chỉ chế độ nghỉ của sĩ quan; mọi sĩ quan đang nghỉ
phải về ngay đơn vị.
Điều 33. Chăm sóc sức khỏe sĩ quan tại ngũ và gia đình sĩ quan
1. Sĩ
quan tại ngũ được chăm sóc sức khỏe; khi bị thương, ốm đau ở xa các cơ sở quân
y hoặc mắc những bệnh mà cơ sở quân y không có khả năng điều trị thì được khám
bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở dân y, được quân đội thanh toán viện phí.
2. Bố,
mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp của chồng và của vợ, vợ hoặc chồng và con dưới 18
tuổi của sĩ quan tại ngũ không có chế độ bảo hiểm y tế thì được khám bệnh, chữa
bệnh miễn hoặc giảm viện phí tại các cơ sở quân y và dân y theo quy định của
Chính phủ.
Điều 34. Sĩ quan tại ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp, công
chức quốc phòng
Khi chức
vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, nếu sĩ quan có đủ điều kiện
thì được xét chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng và
được hưởng mức lương không thấp hơn khi còn là sĩ quan.
Điều 35. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ[31]
1. Sĩ
quan thôi phục vụ tại ngũ trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ
điều kiện nghỉ hưu;
b) Hết
tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại Điều 13 của Luật này;
c) Do
thay đổi tổ chức, biên chế mà không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công chức quốc phòng;
d) Không
còn đủ tiêu chuẩn quy định đối với sĩ quan tại ngũ.
2. Sĩ
quan thôi phục vụ tại ngũ theo một trong các hình thức sau đây:
a) Nghỉ
hưu;
b) Chuyển ngành;
c) Phục
viên;
d) Nghỉ theo
chế độ bệnh binh.
3. Khi
thôi phục vụ tại ngũ, nếu đủ tiêu chuẩn và chưa hết hạn tuổi phục vụ của sĩ
quan dự bị quy định tại Điều 38 của Luật này thì chuyển sang ngạch sĩ quan dự
bị.
Điều 36. Điều kiện nghỉ hưu của sĩ quan
Sĩ quan
được nghỉ hưu khi:
1. Đủ
điều kiện theo quy định bảo hiểm xã hội của Nhà nước;
2. Trong
trường hợp chưa đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều này, quân
đội không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc
phòng hoặc không chuyển ngành được, nếu nam sĩ quan có đủ 25 năm và nữ sĩ quan
có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên thì được nghỉ hưu.
Điều 37. Quyền lợi của sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ và sĩ quan tại
ngũ hy sinh, từ trần[32]
1. Sĩ
quan nghỉ hưu được hưởng quyền lợi sau đây:
a) Lương
hưu tính trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật này;
b) Nếu
nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm tại khoản 1 Điều 13 của
Luật này, do thay đổi tổ chức, biên chế hoặc hết hạn tuổi giữ chức vụ chỉ huy,
quản lý đơn vị mà quân đội không còn nhu cầu sử dụng thì ngoài lương hưu còn
được hưởng trợ cấp một lần theo quy định của Chính phủ;
c) Sử
dụng quân phục, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu trong những ngày lễ và những cuộc
hội họp, những buổi giao lưu truyền thống của quân đội;
d) Được
chính quyền địa phương nơi sĩ quan cư trú hợp pháp đăng ký hộ khẩu, tạo điều
kiện để làm ăn sinh sống; trường hợp chưa có nhà ở thì được bảo đảm nhà ở hoặc
đất ở theo quy định của Chính phủ;
đ) Khám
bệnh, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế tại các cơ sở quân y và dân y.
2. Sĩ
quan chuyển ngành được hưởng quyền lợi sau đây:
a) Nhà
nước bảo đảm đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết đối với những sĩ quan
chuyển ngành theo yêu cầu của tổ chức;
b) Bảo
lưu mức lương sĩ quan tại thời điểm chuyển ngành trong thời gian tối thiểu là
18 tháng;
c) Khi
nghỉ hưu được hưởng phụ cấp thâm niên tính theo thời gian phục vụ tại ngũ và
cấp bậc quân hàm tại thời điểm chuyển ngành; trường hợp mức lương hiện hưởng
thấp hơn mức lương sĩ quan tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức lương sĩ
quan tại thời điểm chuyển ngành để tính lương hưu;
d) Các
quyền lợi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
đ) Trường
hợp do nhu cầu điều động trở lại phục vụ trong quân đội, thì thời gian chuyển
ngành được tính vào thời gian công tác liên tục để xét thăng cấp bậc quân hàm
và thâm niên công tác.
3. Sĩ
quan phục viên được hưởng quyền lợi sau đây:
a) Trợ
cấp tạo việc làm và trợ cấp phục viên một lần;
b) Nếu có
đủ 15 năm phục vụ trong quân đội trở lên, khi ốm đau được khám bệnh, chữa bệnh
miễn hoặc giảm viện phí tại cơ sở quân y theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng;
c) Các
quyền lợi quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này.
4. Sĩ
quan nghỉ theo chế độ bệnh binh được hưởng quyền lợi sau đây:
a) Chế độ
theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và chế độ bảo
hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội;
b) Các
quyền lợi quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này.
5. Sĩ
quan có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa
bàn khó khăn, ngành nghề có tính chất đặc thù thì được quy đổi thời gian đó để
tính hưởng quyền lợi khi thôi phục vụ tại ngũ.
6. Sĩ
quan tại ngũ hy sinh thì thân nhân của sĩ quan đó được hưởng các chế độ theo
quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và được hưởng trợ
cấp một lần theo quy định của Chính phủ.
7. Sĩ
quan tại ngũ từ trần thì thân nhân của sĩ quan đó ngoài chế độ theo quy định
của Luật bảo hiểm xã hội còn được trợ cấp một lần theo quy định của Chính phủ.
Điều 38. Tuổi phục vụ của sĩ quan dự bị[33]
Hạn tuổi
cao nhất của sĩ quan dự bị quy định như sau:
Cấp Úy:
51;
Thiếu tá:
53;
Trung tá:
56;
Thượng
tá: 57;
Đại tá:
60;
Cấp
Tướng: 63.
Điều 39. Đối tượng đăng ký sĩ quan dự bị
Những
người sau đây phải đăng ký sĩ quan dự bị:
1. Sĩ
quan, cán bộ là quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ còn đủ tiêu
chuẩn và điều kiện của sĩ quan dự bị;
2. Quân
nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ và hạ sĩ quan dự bị đã được
đào tạo sĩ quan dự bị;
3. Cán
bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên có
chuyên môn phù hợp với yêu cầu của quân đội, đã được đào tạo sĩ quan dự bị.
Căn cứ
vào kế hoạch của Chính phủ, việc gọi đào tạo sĩ quan dự bị, gọi sĩ quan dự bị
vào phục vụ tại ngũ, huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến
đấu thực hiện theo quy định sau đây:
1. Gọi
đào tạo sĩ quan dự bị:
a) Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đối với quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan
chuẩn bị xuất ngũ và những người tốt nghiệp từ đại học trở lên ngoài quân đội;
b) Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với cán bộ, công chức, hạ sĩ quan
dự bị cư trú tại địa phương.
2. Gọi sĩ
quan dự bị vào phục vụ tại ngũ thời chiến; huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động
viên, sẵn sàng chiến đấu:
a) Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ chỉ huy Lữ
đoàn và tương đương, chỉ huy Sư đoàn và tương đương; sĩ quan dự bị có cấp bậc
quân hàm Đại tá;
b) Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ chỉ
huy Trung đoàn và tương đương, sĩ quan dự bị có cấp bậc quân hàm Thượng tá; Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ từ
chỉ huy Tiểu đoàn và tương đương trở xuống, sĩ quan dự bị có cấp bậc quân hàm
Trung tá trở xuống.
3. Gọi sĩ
quan dự bị làm nhiệm vụ khẩn cấp nhưng chưa đến mức động viên cục bộ và gọi sĩ
quan dự bị vào phục vụ tại ngũ trong thời bình thời hạn là 2 năm do Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng quyết định.
Điều 41. Bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm sĩ quan dự bị
Việc bổ
nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm đối với sĩ quan dự bị được quy định như
sau:
1. Học
viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị được phong quân hàm Thiếu úy sĩ quan dự
bị.
2. Cán
bộ, công chức tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị thì căn cứ vào chức vụ được bổ
nhiệm trong các đơn vị dự bị động viên, kết quả học tập, rèn luyện và mức lương
đang hưởng để xét phong cấp bậc quân hàm sĩ quan dự bị tương xứng.
3. Căn cứ
vào nhu cầu biên chế, tiêu chuẩn chức vụ của sĩ quan, kết quả học tập quân sự
và thành tích phục vụ quốc phòng, sĩ quan dự bị được bổ nhiệm chức vụ trong các
đơn vị dự bị động viên và được thăng cấp bậc quân hàm tương xứng với chức vụ
đảm nhiệm.
4. Thời
hạn xét thăng quân hàm sĩ quan dự bị dài hơn 2 năm so với thời hạn của mỗi cấp
bậc quân hàm sĩ quan tại ngũ quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
5. Sĩ
quan dự bị vào phục vụ tại ngũ thì căn cứ vào tiêu chuẩn, quy định cấp bậc quân
hàm của chức vụ được bổ nhiệm, cấp bậc quân hàm sĩ quan dự bị hiện tại và thời
hạn xét thăng quân hàm để xét thăng cấp bậc quân hàm tương xứng.
Điều 42. Trách nhiệm của sĩ quan dự bị
Sĩ quan
dự bị có trách nhiệm sau đây:
1. Đăng
ký, chịu sự quản lý của chính quyền và cơ quan quân sự địa phương nơi cư trú
hoặc công tác và đơn vị dự bị động viên.
2. Tham
gia các lớp huấn luyện, tập trung kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến
đấu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
3. Hoàn
thành chức trách, nhiệm vụ được giao trong lực lượng dự bị động viên.
4. Vào
phục vụ tại ngũ theo quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật này.
Điều 43. Quyền lợi của sĩ quan dự bị
Sĩ quan
dự bị có quyền lợi sau đây:
1. Được
hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên; trong thời gian tập
trung huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, kiểm tra sẵn sàng chiến đấu được
hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp, được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở quân y
và được hưởng các chế độ khác do Chính phủ quy định; được miễn thực hiện nghĩa
vụ lao động công ích.
2. Sĩ
quan dự bị được gọi vào phục vụ tại ngũ trong thời bình, khi hết thời hạn được
trở về cơ quan hoặc địa phương trước khi nhập ngũ và tiếp tục phục vụ trong
ngạch dự bị; trường hợp quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ tiêu chuẩn thì được
chuyển sang ngạch sĩ quan tại ngũ.
Điều 44. Giải ngạch sĩ quan dự bị[35]
Sĩ quan
dự bị hết hạn tuổi quy định tại Điều 38 của Luật này hoặc không còn đủ điều
kiện, tiêu chuẩn thì giải ngạch sĩ quan dự bị.
Việc giải
ngạch sĩ quan dự bị do cấp có thẩm quyền quyết định.
Điều 45. Nội dung quản lý nhà nước về sĩ quan
Nội dung
quản lý nhà nước về sĩ quan bao gồm:
1. Ban
hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về sĩ quan;
2. Lập
quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ sĩ quan;
3. Chỉ
đạo và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, bố trí, sử dụng sĩ
quan; chính sách, chế độ đối với đội ngũ sĩ quan;
4. Chỉ
đạo, tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, khen
thưởng, xử lý vi phạm đối với sĩ quan và việc thi hành các quy định của Luật
này.
Điều 46. Trách nhiệm của Chính phủ, các bộ,
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1. Chính
phủ thống nhất quản lý nhà nước về sĩ quan.
2. Bộ
Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về
sĩ quan; chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện việc
quản lý nhà nước về sĩ quan.
3. Các
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện việc quản lý nhà
nước về sĩ quan; đào tạo, cung cấp cho quân đội những cán bộ phù hợp với yêu
cầu quân sự; ưu tiên tiếp nhận, bố trí việc làm cho sĩ quan đã hoàn thành nhiệm
vụ trong quân đội, có đủ điều kiện chuyển ngành theo kế hoạch của Chính phủ;
bảo đảm điều kiện để thực hiện chính sách, chế độ đối với sĩ quan tại ngũ, sĩ
quan thôi phục vụ tại ngũ và gia đình sĩ quan.
Điều 47. Trách nhiệm của chính quyền địa
phương các cấp
Chính
quyền địa phương các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm:
1. Giáo
dục hướng nghiệp, tạo nguồn đào tạo sĩ quan trong thanh niên.
2. Ưu
tiên tiếp nhận, bố trí việc làm đối với sĩ quan chuyển ngành, phục viên.
3. Đăng
ký, quản lý, tạo điều kiện để sĩ quan dự bị hoàn thành nhiệm vụ theo quy định
của pháp luật.
4. Thực
hiện các chế độ, chính sách đối với sĩ quan và gia đình sĩ quan cư trú hợp pháp
tại địa phương.
Sĩ quan
có thành tích trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, công tác; cơ quan, tổ chức và
cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Luật này thì được khen thưởng theo
quy định của Nhà nước.
Điều 49. Xử lý vi phạm
1. Sĩ
quan vi phạm kỷ luật quân đội, pháp luật của Nhà nước thì tùy theo tính chất,
mức độ vi phạm mà bị xử lý theo Điều lệnh quản lý bộ đội, xử phạt hành chính
hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Sĩ
quan tạm thời không được mang quân hàm khi bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam; sĩ
quan bị phạt tù thì đương nhiên bị tước quân hàm khi bản án có hiệu lực pháp
luật.
3. Cơ
quan, tổ chức, cá nhân vi phạm Luật này thì bị xử lý theo quy định của pháp
luật.
Chương VII
Luật này
có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2000.
Luật này
thay thế Luật về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 30 tháng 12 năm 1981
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt
Nam ngày 21 tháng 12 năm 1990.
Những quy
định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.
Điều 51. Quy định thi hành Luật
Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này./.
|
XÁC
THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT CHỦ
NHIỆM |
1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan gồm có:
b) Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;
c) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;
đ) Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;
g) Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng;
i) Chủ nhiệm Tổng cục, Chính ủy Tổng cục;
“Điều 15. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan
1. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ cơ bản của sĩ quan được quy định như sau:
a) Trung đội trưởng: Thượng úy;
b) Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội: Đại úy;
c) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn: Trung tá;
đ) Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn: Đại tá;
g) Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng: Thiếu tướng;
i) Chủ nhiệm Tổng cục, Chính ủy Tổng cục: Trung tướng;
k) Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: Đại tướng;
“Điều 25. Thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan
1. Thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm đối với sĩ quan được quy định như sau:
c) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm các chức vụ và phong, thăng các cấp bậc quân hàm còn lại;
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét