CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2018/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2018 |
QUY
ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUẢN LÝ NGOẠI THƯƠNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG
VỆ THƯƠNG MẠI
Căn cứ Luật tổ chức Chính
phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý ngoại
thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Theo đề nghị của Bộ
trưởng Bộ Công Thương;
Chính phủ ban hành Nghị
định quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện
pháp phòng vệ thương mại.
Nghị định này quy định chi
tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về căn cứ tiến hành, trình tự,
thủ tục, thời hạn, nội dung, căn cứ chấm dứt điều tra vụ việc phòng vệ thương
mại; cách xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước; chống lẩn tránh
biện pháp phòng vệ thương mại; áp dụng, rà soát biện pháp phòng vệ thương mại;
trách nhiệm phối hợp của các cơ quan liên quan trong quá trình điều tra; miễn
trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; xử lý biện pháp phòng vệ thương mại
áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
1. Các cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền điều tra, áp dụng và xử lý biện pháp phòng vệ thương mại.
2. Thương nhân Việt Nam,
thương nhân nước ngoài, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài
khác có liên quan đến điều tra, áp dụng và xử lý biện pháp phòng vệ thương mại.
Ngoài các từ ngữ đã được quy
định tại Luật Quản lý ngoại thương, trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây
được hiểu như sau:
1. Chứng cứ là những gì có
thật được Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại dùng làm căn cứ
xác định cho việc giải quyết vụ việc phòng vệ thương mại.
2. Bên yêu cầu là tổ chức,
cá nhân đại diện hợp pháp cho ngành sản xuất trong nước nộp Hồ sơ yêu cầu điều
tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, điều tra chống lẩn tránh biện pháp
phòng vệ thương mại.
3. Bên bị yêu cầu là tổ
chức, cá nhân nước ngoài sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị Bên yêu cầu nộp Hồ sơ
yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, điều tra chống lẩn
tránh biện pháp phòng vệ thương mại hoặc bị Cơ quan điều tra tiến hành điều tra
theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
4. Thời kỳ điều tra là
khoảng thời gian do Cơ quan điều tra xác định để thu thập thông tin, chứng cứ,
dữ liệu phục vụ điều tra.
5. Giai đoạn điều tra là
khoảng thời gian Cơ quan điều tra tiến hành điều tra kể từ ngày Bộ trưởng Bộ
Công Thương quyết định điều tra cho đến khi kết thúc điều tra.
6. Tham vấn là hoạt động các
bên liên quan trao đổi, bày tỏ ý kiến về vụ việc với Cơ quan điều tra theo quy
định pháp luật.
Điều 4.
Xác định ngành sản xuất trong nước
1. Việc xác định ngành sản
xuất trong nước được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 69
của Luật Quản lý ngoại thương.
2. Khối lượng, số lượng hàng
hóa sản xuất chiếm ít nhất 50% tổng khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự hoặc
hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất ở trong nước được coi là chiếm tỷ
lệ chủ yếu trong tổng sản lượng hàng hóa của ngành sản xuất trong nước theo quy
định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Quản lý ngoại thương. Cơ
quan điều tra có thể xem xét tỷ lệ thấp hơn nếu có bằng chứng cho rằng tỷ lệ đó
đủ để coi là chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng sản lượng hàng hóa của ngành sản
xuất trong nước.
3. Trong các vụ việc điều
tra chống bán phá giá, chống trợ cấp, các nhà sản xuất trong một thị trường địa
lý nhất định trên lãnh thổ Việt Nam có thể được coi là ngành sản xuất trong
nước nếu thỏa mãn các điều kiện sau đây:
a) Các nhà sản xuất trên thị
trường địa lý đó bán toàn bộ hoặc hầu như toàn bộ hàng hóa họ sản xuất được
trên thị trường đó;
b) Nhu cầu của thị trường
địa lý đó không được đáp ứng một cách đáng kể bởi các nhà sản xuất hàng hóa
tương tự trong nước ở các thị trường địa lý khác.
Trong trường hợp này, Cơ
quan điều tra vẫn có thể xác định thiệt hại ngay cả khi các nhà sản xuất hàng
hóa tương tự trong nước ở các thị trường địa lý khác không bị thiệt hại, nếu Cơ
quan điều tra xác định tồn tại hành vi bán phá giá, trợ cấp chỉ diễn ra trên
thị trường địa lý đó và gây thiệt hại cho toàn bộ hoặc hầu hết các nhà sản xuất
trên thị trường đó.
1. Các nhà sản xuất hàng hóa
tương tự được coi là có mối quan hệ với tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu
hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Quản lý ngoại thương trong các trường
hợp sau đây:
a) Bên này trực tiếp hoặc
gián tiếp kiểm soát bên kia;
b) Cả hai bên đều trực tiếp
hoặc gián tiếp bị kiểm soát bởi một bên thứ ba;
c) Cả hai bên cùng trực tiếp
hoặc gián tiếp kiểm soát bên thứ ba.
2. Một bên có thể bị coi là
kiểm soát một bên khác khi bên đó có quyền chi phối các chính sách tài chính và
hoạt động của bên khác.
Điều 6.
Hoàn trả thuế phòng vệ thương mại
1. Việc hoàn trả thuế phòng
vệ thương mại thực hiện theo quy định tại khoản 5 và khoản 6
Điều 68 của Luật Quản lý ngoại thương.
2. Các khoản thuế phòng vệ
thương mại được hoàn trả theo quy định tại khoản 1 Điều này không được tính lãi
suất.
3. Thủ tục hoàn trả thuế
phòng vệ thương mại thực hiện như thủ tục hoàn thuế nhập khẩu nộp thừa theo quy
định của pháp luật về quản lý thuế.
Điều 7.
Miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
1. Bộ Công Thương xem xét
không áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thông qua việc miễn trừ đối với một
số loại hàng hóa trên nguyên tắc không làm giảm hiệu quả tổng thể của biện pháp
phòng vệ thương mại.
2. Tổ chức, cá nhân nộp Hồ
sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (sau đây gọi là Hồ sơ
miễn trừ) theo mẫu do Cơ quan điều tra ban hành để Bộ Công Thương xem xét quyết
định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
3. Trong thời hạn 07 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được Hồ sơ miễn trừ, Cơ quan điều tra thông báo cho tổ
chức, cá nhân về tính đầy đủ và hợp lệ của Hồ sơ miễn trừ. Nếu Hồ sơ miễn trừ
chưa đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp Hồ
sơ miễn trừ để bổ sung.
4. Trong thời hạn 45 ngày kể
từ ngày nhận được Hồ sơ miễn trừ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét quyết
định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Trong trường hợp không
miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, Cơ quan điều tra có trách nhiệm
thông báo cho tổ chức, cá nhân về lý do không miễn trừ áp dụng biện pháp phòng
vệ thương mại.
6. Bộ trưởng Bộ Công Thương
hướng dẫn chi tiết các trường hợp miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương
mại.
Điều 8.
Quản lý nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
1. Kể từ khi có quyết định
điều tra cho đến khi kết thúc quá trình điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ
thương mại, Bộ Công Thương có thể thực hiện chế độ khai báo nhập khẩu đối với
hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để phục vụ công tác
điều tra. Việc khai báo nhập khẩu không hạn chế về số lượng, khối lượng hoặc
trị giá hàng hóa nhập khẩu.
2. Hồ sơ khai báo nhập khẩu
bao gồm:
a) Đơn khai
báo nhập khẩu: 01 bản theo mẫu do Cơ quan điều tra ban hành;
b) Hóa đơn thương mại: 01
bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
c) Giấy chứng nhận chất
lượng hoặc các văn bản có giá trị tương đương do nhà sản xuất hàng hóa ban
hành: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
3. Trong thời hạn 02 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được Hồ sơ khai báo nhập khẩu, Cơ quan điều tra thông
báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ và hợp lệ của Hồ sơ. Nếu Hồ sơ khai báo
nhập khẩu chưa đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra thông báo cho tổ chức, cá
nhân nộp Hồ sơ để bổ sung.
4. Trong thời hạn 03 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được Hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra gửi xác
nhận về việc khai báo nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân nộp Hồ sơ theo đường bưu
điện theo địa chỉ ghi trên đơn đăng ký.
5. Cơ quan hải quan phối hợp
với Bộ Công Thương trong việc giám sát thực hiện chế độ khai báo nhập khẩu đối
với hàng hóa bị điều tra.
Điều 9.
Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong vụ việc phòng vệ thương mại
1. Bên yêu cầu, Bên bị yêu
cầu có các quyền sau đây:
a) Tiếp cận các thông tin mà
các bên liên quan khác cung cấp cho Cơ quan điều tra, trừ những thông tin được
bảo mật theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này;
b) Gửi ý kiến về các dự thảo
kết luận sơ bộ, kết luận cuối cùng, kết luận rà soát, kết luận điều tra chống
lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại trong thời hạn 07 ngày tính từ ngày Cơ
quan điều tra gửi dự thảo để lấy ý kiến;
c) Kiến nghị Cơ quan điều
tra gia hạn thời hạn cung cấp thông tin, gia hạn thời hạn trả lời bản câu hỏi
điều tra;
d) Yêu cầu bảo mật thông tin
theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này;
đ) Tham gia phiên tham vấn
và trình bày quan điểm, cung cấp chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc phòng
vệ thương mại;
e) Ủy quyền cho bên khác
thay mặt mình tham gia quá trình giải quyết vụ việc phòng vệ thương mại;
g) Yêu cầu Cơ quan điều tra
tổ chức phiên tham vấn riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Nghị định
này;
h) Khiếu nại, khởi kiện các
quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương theo quy định pháp luật về khiếu nại,
khởi kiện của Việt Nam.
2. Bên yêu cầu, Bên bị yêu
cầu có các nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp đầy đủ, trung
thực, chính xác, kịp thời những chứng cứ, thông tin, tài liệu cần thiết liên
quan đến yêu cầu của mình;
b) Cung cấp đầy đủ, trung
thực, chính xác, kịp thời những chứng cứ, thông tin, tài liệu theo yêu cầu của
Cơ quan điều tra;
c) Thi hành các quyết định
của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
3. Các bên liên quan theo
quy định tại Điều 74 của Luật Quản lý ngoại thương không
phải là Bên yêu cầu hoặc Bên bị yêu cầu có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp thông tin trung
thực và tài liệu cần thiết liên quan đến vụ việc điều tra phòng vệ thương mại
theo quan điểm của mình hoặc theo yêu cầu của Cơ quan điều tra;
b) Yêu cầu Cơ quan điều tra
bảo mật thông tin theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này;
c) Tiếp cận thông tin về vụ
việc điều tra phòng vệ thương mại của Cơ quan điều tra, trừ những thông tin
được bảo mật theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này;
d) Tham gia phiên tham vấn
và trình bày quan điểm, cung cấp chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc phòng
vệ thương mại.
4. Các bên liên quan không
phải nộp phí tham gia giải quyết vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa
nhập khẩu vào Việt Nam.
Điều 10.
Quy định về việc bên liên quan không hợp tác trong vụ việc phòng vệ thương mại
1. Bất kỳ bên liên quan nào
từ chối tham gia vụ việc hoặc không cung cấp chứng cứ cần thiết hoặc gây cản
trở đáng kể tới việc hoàn thành việc điều tra thì kết luận sơ bộ, kết luận cuối
cùng đối với bên liên quan đó sẽ dựa trên cơ sở các thông tin sẵn có.
2. Bất kỳ bên liên quan nào
cung cấp các chứng cứ không chính xác hoặc gây nhầm lẫn thì các chứng cứ đó sẽ
không được xem xét và kết luận sơ bộ, kết luận cuối cùng đối với bên liên quan
đó sẽ được dựa trên cơ sở các thông tin sẵn có.
3. Các bên liên quan không
hợp tác nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không được xem xét miễn trừ áp dụng
biện pháp phòng vệ thương mại theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
1. Cơ quan điều tra có trách
nhiệm công khai thông tin không bảo mật liên quan đến vụ việc điều tra phòng vệ
thương mại. Việc công khai thông tin được thực hiện qua phương thức điện tử
hoặc phương thức khác phù hợp với hạ tầng kỹ thuật của Cơ quan điều tra.
2. Cơ quan điều tra chịu
trách nhiệm bảo mật các thông tin do bên liên quan cung cấp gồm:
a) Bí mật quốc gia và bí mật
khác theo quy định của pháp luật;
b) Thông tin mà bên cung cấp
cho là mật và được Cơ quan điều tra chấp nhận đề nghị bảo mật thông tin.
4. Trường hợp không chấp
nhận đề nghị bảo mật của bên cung cấp thông tin hoặc bên cung cấp thông tin
không cung cấp bản tóm tắt những nội dung của thông tin mật theo quy định tại
khoản 3 Điều này, Cơ quan điều tra sẽ không sử dụng thông tin này.
5. Trước khi Bộ trưởng Bộ
Công Thương quyết định điều tra, Cơ quan điều tra hạn chế công khai thông tin
về vụ việc.
1. Cơ quan điều tra có thể
tiến hành điều tra tại chỗ để xác minh tính đầy đủ, chính xác và đúng đắn của
các chứng cứ, thông tin do bên liên quan cung cấp.
2. Cơ quan điều tra chỉ tiến
hành điều tra tại chỗ trong trường hợp có sự đồng ý của bên liên quan được yêu
cầu điều tra tại chỗ.
3. Cơ quan điều tra phải gửi
thông báo và nội dung yêu cầu điều tra cho bên liên quan được yêu cầu điều tra
tại chỗ trước khi tiến hành điều tra tại chỗ.
4. Trong trường hợp tiến
hành điều tra tại chỗ ở nước ngoài, Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo
cho đại diện Chính phủ của nước có doanh nghiệp được điều tra tại chỗ.
1. Trong quá trình điều tra
áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, rà soát biện pháp phòng vệ thương mại,
điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, Cơ quan điều tra có thể
tham vấn riêng với các bên liên quan theo yêu cầu bằng văn bản của bên đó, với
điều kiện việc tham vấn này không ảnh hưởng tới thời hạn điều tra, rà soát vụ
việc.
2. Trước khi kết thúc điều
tra, Cơ quan điều tra tổ chức phiên tham vấn công khai với các bên liên quan.
Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo về việc tổ chức tham vấn cho các bên
liên quan chậm nhất 30 ngày trước ngày tổ chức tham vấn.
3. Chậm nhất 07 ngày trước
ngày tổ chức phiên tham vấn công khai, các bên liên quan phải đăng ký tham gia
phiên tham vấn với Cơ quan điều tra, trong đó có thể nêu rõ những vấn đề cần
tham vấn kèm theo lập luận bằng văn bản. Các bên liên quan không phải nộp phí
cho việc tham gia phiên tham vấn.
4. Trong thời hạn 07 ngày kể
từ ngày tổ chức tham vấn công khai, các bên liên quan phải gửi bản trình bày
tại phiên tham vấn dưới dạng văn bản đến Cơ quan điều tra.
5. Trong thời hạn 15 ngày kể
từ ngày tổ chức tham vấn công khai theo quy định tại khoản 2 Điều này, Cơ quan
điều tra công bố công khai biên bản tham vấn cho các bên liên quan.
Điều
14. Cung cấp thông tin của cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội ngành, nghề Việt
Nam
1. Cơ quan hải quan Việt
Nam, trong phạm vi quyền hạn và chức năng, có trách nhiệm:
a) Cung cấp số liệu, thông
tin về hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào Việt Nam theo đề nghị của Cơ quan
điều tra một cách đầy đủ, kịp thời;
b) Phối hợp với Cơ quan điều
tra cung cấp các số liệu, thông tin không định danh về số lượng, khối lượng,
trị giá hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu liên quan đến việc điều tra, áp dụng và
xử lý các biện pháp phòng vệ thương mại theo yêu cầu của doanh nghiệp, hiệp hội
ngành, nghề. Trình tự, thủ tục, chi phí, các trường hợp từ chối cung cấp thông
tin và các nội dung khác thực hiện theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin.
2. Kể từ ngày quyết định áp
dụng biện pháp phòng vệ thương mại có hiệu lực, cơ quan hải quan có trách nhiệm
cung cấp thông tin về khoản nộp thuế phòng vệ thương mại, khối lượng, số lượng,
trị giá nhập khẩu của hàng hóa đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
theo đề nghị của Cơ quan điều tra.
3. Các hiệp hội ngành, nghề,
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trong phạm vi chức năng, quyền hạn,
phối hợp với Cơ quan điều tra cung cấp các thông tin, số liệu về xuất nhập
khẩu, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành hàng phụ
trách theo đề nghị của Cơ quan điều tra.
1. Việc áp dụng biện pháp
phòng vệ thương mại đối với hàng hóa có xuất xứ từ một nước, vùng lãnh thổ (sau
đây gọi là nước) kém phát triển, đang phát triển thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 86 và khoản 2 Điều 92 của Luật Quản lý ngoại
thương.
2. Danh sách nước kém phát
triển, đang phát triển do Cơ quan điều tra xác định dựa trên cơ sở dữ liệu đáng
tin cậy.
ĐIỀU
TRA VÀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ, CHỐNG TRỢ CẤP
Điều
16. Phương pháp xác định giá thông thường
1. Trường hợp hàng hóa tương
tự được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu với khối lượng, số lượng
đáng kể, giá thông thường là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự đang
được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu theo điều kiện thương mại
thông thường quy định tại Điều 17 của Nghị định này.
2. Trong trường hợp không có
hàng hóa tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu hoặc
trong trường hợp việc bán trong nước đó không cho phép việc so sánh hợp lý do
điều kiện đặc biệt của thị trường đó hoặc do hàng hóa tương tự được bán trên
thị trường nội địa của nước xuất khẩu với khối lượng, số lượng không đáng kể
thì giá thông thường được xác định theo một trong các cách sau đây:
a) Giá xuất khẩu của hàng
hóa tương tự sang một nước thứ ba thích hợp với điều kiện giá xuất khẩu đó mang
tính đại diện;
b) Cơ quan điều tra tự xây
dựng dựa trên giá thành hợp lý của hàng hóa cộng thêm các chi phí hợp lý khác
và lợi nhuận ở mức hợp lý dựa trên từng công đoạn từ khâu sản xuất đến lưu
thông trên thị trường của nước xuất khẩu hoặc nước thứ ba.
3. Khối lượng, số lượng hàng
hóa tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu quy định tại
khoản 1 Điều này được coi là đáng kể nếu chiếm ít nhất 5% tổng
khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra xuất khẩu sang Việt Nam. Cơ quan điều
tra có thể xem xét tỷ lệ thấp hơn với điều kiện có chứng cứ cho thấy tỷ lệ đó
vẫn đủ lớn để tiến hành so sánh một cách hợp lý.
Điều
17. Điều kiện thương mại thông thường
Hàng hóa tương tự được coi
là bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu theo điều kiện thương mại
thông thường trừ các trường hợp sau đây:
1. Các giao dịch bán hàng
hóa tương tự trên thị trường nội địa nước xuất khẩu, hoặc giao dịch xuất khẩu
sang thị trường nước thứ ba có giá bán thấp hơn chi phí sản xuất trong một khoảng
thời gian ít nhất là 06 tháng và khối lượng, số lượng này ít hơn 20% tổng khối
lượng, số lượng bán hàng trong nước hoặc xuất khẩu sang thị trường nước thứ ba;
2. Các giao dịch bán hàng
hóa tương tự trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu hoặc giao dịch xuất
khẩu sang thị trường nước thứ ba được thực hiện giữa các bên có mối quan hệ
theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này và giá bán giữa các bên này không
phản ánh giá thị trường;
3. Các giao dịch bán hàng
hóa tương tự trên thị trường nội địa nước xuất khẩu hoặc các giao dịch xuất
khẩu sang thị trường nước thứ ba được thực hiện trên cơ sở các thỏa thuận bù
trừ.
Điều
18. Phương pháp xác định giá xuất khẩu
1. Giá xuất khẩu là giá bán
của hàng hóa bị điều tra được xuất khẩu sang Việt Nam dựa trên các chứng từ
giao dịch hợp pháp.
2. Trong trường hợp không có
giá xuất khẩu hoặc có chứng cứ cho thấy giá xuất khẩu không đáng tin cậy, Cơ
quan điều tra xác định giá xuất khẩu theo một trong các cách sau đây:
a) Giá xuất khẩu được xây
dựng dựa trên giá bán lại cho khách hàng độc lập đầu tiên. Khách hàng độc lập
đầu tiên được hiểu là khách hàng không có mối quan hệ với nhà sản xuất, xuất
khẩu có liên quan quy định tại Điều 5 của Nghị định này;
b) Giá xuất khẩu được xây
dựng trên các cơ sở hợp lý khác.
3. Giá xuất khẩu được coi là
không đáng tin cậy theo quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp nhà sản
xuất, xuất khẩu, nhà nhập khẩu hoặc bên thứ ba có mối quan hệ theo quy định tại
Điều 5 của Nghị định này hoặc có các thỏa thuận về bù trừ.
Điều
19. Điều chỉnh giá thông thường, giá xuất khẩu
Khi xác định biên độ bán phá
giá, Cơ quan điều tra xem xét các điều chỉnh sau đây:
1. Điều chỉnh giá thông
thường và giá xuất khẩu về cùng một khâu của quá trình lưu thông hàng hóa;
2. Điều chỉnh giá thông
thường và giá xuất khẩu về cùng thời điểm tính toán hoặc tại các thời điểm tính
toán gần nhau nhất;
3. Điều chỉnh giá thông
thường và giá xuất khẩu khi có những khác biệt về thuế, điều kiện bán hàng, cấp
độ thương mại, khối lượng, đặc tính vật lý và các yếu tố khác mà Cơ quan điều
tra cho là phù hợp;
4. Khi chuyển đổi tiền tệ,
Cơ quan điều tra sử dụng tỷ giá hối đoái tại thời điểm bán hàng, trừ trường hợp
giao dịch bán hàng xuất khẩu theo hợp đồng kỳ hạn, tỷ giá hối đoái là tỷ giá
quy định của hợp đồng kỳ hạn. Trong trường hợp có sự biến động tỷ giá, Cơ quan
điều tra tiến hành điều chỉnh biến động về tỷ giá phù hợp trong thời kỳ điều
tra;
5. Các điều chỉnh khác mà Cơ
quan điều tra thấy phù hợp.
Điều
20. Phương pháp xác định biên độ bán phá giá
1. Biên độ bán phá giá được
xác định dựa trên mức chênh lệch giữa giá thông thường với giá xuất khẩu theo
quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 của Nghị định này.
2. Biên độ bán phá giá được
xác định theo một trong các cách sau đây:
a) So sánh giữa giá trị bình
quân gia quyền của giá thông thường với giá trị bình quân gia quyền của giá
xuất khẩu;
b) So sánh giữa giá thông
thường với giá xuất khẩu trên cơ sở từng giao dịch;
c) So sánh giữa giá trị bình
quân gia quyền của giá thông thường với giá xuất khẩu trên cơ sở từng giao dịch
với điều kiện tồn tại sự khác biệt đáng kể của giá xuất khẩu giữa những người
mua, khu vực địa lý và thời điểm xuất khẩu.
3. Cơ quan điều tra phải xác
định biên độ bán phá giá riêng đối với hàng hóa bị điều tra của từng nhà sản
xuất, xuất khẩu nước ngoài trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán
phá giá, trừ trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Trong trường hợp số lượng
Bên bị yêu cầu quá lớn hoặc chủng loại hàng hóa bị điều tra quá lớn, Cơ quan
điều tra có thể giới hạn phạm vi điều tra bằng phương pháp chọn mẫu được quy
định tại Điều 36 của Nghị định này để xác định biên độ bán phá giá.
5. Trong trường hợp Cơ quan
điều tra giới hạn phạm vi điều tra theo quy định tại khoản 4 Điều này, biên độ
bán phá giá được áp dụng như sau:
a) Biên độ bán phá giá riêng
áp dụng đối với hàng hóa bị điều tra của từng nhà sản xuất, xuất khẩu được chọn
mẫu và hợp tác với Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra;
b) Biên độ bán phá giá riêng
áp dụng đối với hàng hóa bị điều tra của nhà sản xuất, xuất khẩu được chọn mẫu
nhưng không hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ với Cơ quan điều tra trong giai
đoạn điều tra;
c) Biên độ bán phá giá riêng
áp dụng đối với hàng hóa bị điều tra của nhà sản xuất, xuất khẩu không được
chọn mẫu nhưng tự nguyện tham gia và hợp tác với Cơ quan điều tra trong giai
đoạn điều tra;
d) Biên độ bán phá giá áp
dụng đối với hàng hóa bị điều tra của các nhà sản xuất, xuất khẩu còn lại.
Điều
21. Tính riêng biệt của trợ cấp
1. Trợ cấp quy định tại Điều 84 của Luật Quản lý ngoại thương được coi là mang tính
riêng biệt khi trợ cấp chỉ áp dụng riêng cho tổ chức, cá nhân hoặc ngành sản
xuất nhất định hoặc trợ cấp chỉ áp dụng cho tổ chức, cá nhân hoặc ngành sản
xuất trong khu vực địa lý nhất định của nước bị điều tra áp dụng biện pháp
chống trợ cấp.
2. Tính riêng biệt của trợ
cấp được xác định như sau:
a) Có sự hạn chế rõ ràng cho
một hoặc một nhóm các tổ chức, cá nhân hoặc cho một hoặc một nhóm ngành sản
xuất nhất định được hưởng trợ cấp;
b) Các tiêu chuẩn, điều kiện
hưởng trợ cấp mang tính khách quan được quy định trong các văn bản pháp luật
nhưng không được mặc nhiên áp dụng trên thực tiễn;
c) Có sự hạn chế rõ ràng cho
các tổ chức, cá nhân trong một vùng địa lý nhất định;
d) Trong trường hợp trợ cấp
không mang tính riêng biệt theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản
này, Cơ quan điều tra vẫn có thể xác định tính riêng biệt dựa trên việc xem xét
các yếu tố bao gồm số lượng giới hạn các doanh nghiệp được hưởng trợ cấp, sự
phân bổ mức trợ cấp không cân xứng và cách thức cơ quan có thẩm quyền cấp trợ
cấp.
3. Các trợ cấp theo quy định
tại khoản 1 và khoản 2 Điều 85 của Luật Quản lý ngoại thương
được xem là các trợ cấp mang tính riêng biệt.
Điều
22. Phương pháp xác định giá trị trợ cấp
1. Phương pháp xác định giá
trị trợ cấp được quy định như sau:
a) Trong trường hợp trợ cấp
là một khoản cấp không hoàn lại thì giá trị trợ cấp được tính trên cơ sở giá
trị thực tế cấp cho tổ chức, cá nhân được hưởng;
b) Trong trường hợp trợ cấp
dưới hình thức một khoản vay được thực hiện bởi chính phủ hoặc tổ chức công thì
giá trị trợ cấp được tính trên cơ sở chênh lệch giữa mức lãi suất phải trả cho
khoản vay đó theo điều kiện thị trường và mức lãi suất mà tổ chức, cá nhân thực
tế phải trả cho khoản vay đó;
c) Trong trường hợp trợ cấp
dưới hình thức chính phủ hoặc tổ chức công bảo lãnh vay thì giá trị trợ cấp
được xác định trên cơ sở phần chênh lệch giữa mức lãi suất phải trả trong
trường hợp không được bảo lãnh và mức lãi suất thực tế phải trả khi được bảo
lãnh;
d) Trong trường hợp trợ cấp
dưới hình thức chính phủ hoặc tổ chức công chuyển vốn trực tiếp hoặc chuyển
giao cổ phần thì giá trị trợ cấp được xác định trên cơ sở vốn thực tế mà doanh
nghiệp được nhận;
đ) Trong trường hợp trợ cấp
dưới hình thức chính phủ hoặc tổ chức công mua hàng hóa, dịch vụ với giá cao
hơn giá thị trường cho tổ chức, cá nhân thì giá trị trợ cấp được xác định trên
cơ sở phần chênh lệch giữa giá thị trường với giá thực tế mà chính phủ hoặc tổ
chức công phải trả cho hàng hóa, dịch vụ đó;
e) Trong trường hợp trợ cấp
dưới hình thức chính phủ hoặc tổ chức công cung cấp hàng hóa, dịch vụ thấp hơn
giá thị trường cho tổ chức, cá nhân thì giá trị trợ cấp được xác định trên cơ
sở phần chênh lệch giữa giá thị trường với giá bán ra thực tế của chính phủ
hoặc tổ chức công cho tổ chức, cá nhân;
g) Trong trường hợp trợ cấp
dưới hình thức chính phủ hoặc tổ chức công bỏ qua hoặc không thu các khoản thu
mà tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải nộp thì giá trị trợ cấp được xác định trên
cơ sở khoản chênh lệch giữa khoản tiền phải nộp theo quy định pháp luật với
khoản tiền mà tổ chức, cá nhân thực sự nộp.
2. Giá trị trợ cấp được cấp
dưới hình thức khác sẽ được tính một cách công bằng, hợp lý và không trái với
thông lệ quốc tế.
Mục 2.
XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI CỦA NGÀNH SẢN XUẤT TRONG NƯỚC
Điều
23. Xác định thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước
1. Việc xác định thiệt hại
đáng kể của ngành sản xuất trong nước dựa trên cơ sở xem xét các yếu tố sau
đây:
a) Sự gia tăng tuyệt đối
hoặc tương đối của khối lượng, số lượng hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp
nhập khẩu vào Việt Nam so với khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự sản xuất
trong nước hoặc tiêu dùng trong nước;
b) Tác động ép giá, kìm giá
của hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào Việt Nam đối với giá bán của hàng hóa
tương tự sản xuất trong nước;
c) Tác động của hàng hóa bị
bán phá giá, được trợ cấp đối với tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của
ngành sản xuất trong nước, bao gồm mức suy giảm thực tế, suy giảm tiềm ẩn của
doanh thu, lượng bán hàng, lợi nhuận, sản lượng, thị phần, công suất, năng
suất, đầu tư; các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán trong nước; độ lớn của biên độ
bán phá giá, mức trợ cấp; và ảnh hưởng bất lợi thực tế và tiềm ẩn đối với dòng
tiền, tồn kho, lao động, tiền lương, khả năng huy động vốn;
d) Các yếu tố tác động khác.
2. Việc xác định thiệt hại
đáng kể của ngành sản xuất trong nước phải dựa trên những chứng cứ cụ thể.
Điều
24. Xác định đe dọa gây thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước
1. Việc xác định đe dọa gây
thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước dựa trên cơ sở xem xét các yếu
tố sau đây:
a) Sự gia tăng tuyệt đối
hoặc tương đối của khối lượng, số lượng hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp
nhập khẩu vào Việt Nam so với khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự sản xuất
trong nước hoặc so với tiêu dùng trong nước;
b) Năng lực sản xuất của nhà
sản xuất, xuất khẩu nước ngoài đủ lớn hoặc có thể gia tăng đáng kể trong tương
lai gần dẫn đến khả năng gia tăng đáng kể của khối lượng, số lượng hàng hóa bị
điều tra nhập
khẩu vào Việt Nam;
c) Hàng hóa bị bán phá giá,
được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam làm giảm giá đáng kể, hoặc kìm giá ở mức
đáng kể, hoặc ngăn không cho tăng đáng kể giá bán của hàng hóa tương tự sản
xuất trong nước, dẫn đến khả năng gia tăng nhu cầu đối với hàng hóa nhập
khẩu;
d) Số liệu tồn kho của hàng
hóa bị điều tra;
đ) Các yếu tố khác.
2. Việc xem xét tổng hợp các
yếu tố quy định tại khoản 1 Điều này cho thấy khả năng thực tế gia tăng nhập
khẩu hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp và nếu không áp dụng biện pháp chống
bán phá giá, chống trợ cấp thì thiệt hại đáng kể sẽ xảy ra.
3. Việc xác định đe dọa gây
thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước phải dựa trên những chứng cứ cụ
thể.
Điều
25. Xác định ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước
1. Việc xác định sự hình
thành của ngành sản xuất trong nước được xem xét dựa trên các yếu tố sau đây:
a) Đặc điểm của ngành sản
xuất trong nước;
b) Thời gian hoạt động của
ngành sản xuất trong nước;
c) Quy mô hoạt động của
ngành sản xuất trong nước so với toàn bộ thị trường;
d) Điểm hòa vốn tài chính
hợp lý của ngành sản xuất trong nước;
đ) Ngành sản xuất đang xem
xét là ngành sản xuất mới hay là sự mở rộng dây chuyền của ngành sản xuất hiện
tại;
e) Các yếu tố khác mà Cơ
quan điều tra xác định là phù hợp.
2. Việc xác định ngăn cản
đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước được quy định tại khoản 1 Điều
này được xem xét dựa trên các yếu tố sau đây:
a) Kế hoạch của ngành sản
xuất trong nước;
b) Công suất và sản lượng
sản xuất;
c) Khối lượng, số lượng bán
hàng trong nước;
d) Thị phần, doanh thu, lợi
nhuận;
đ) Giá bán hàng hóa tương tự
trong nước;
e) Tình hình xuất khẩu hàng
hóa tương tự và tình hình nhập khẩu hàng hóa bị điều tra;
g) Tồn kho;
h) Nhân công và tiền lương;
i) Các yếu tố khác mà Cơ
quan điều tra xác định là phù hợp.
3. Việc xác định ngăn cản
đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước phải bảo đảm dựa trên những
chứng cứ cụ thể.
Điều
26. Nguyên tắc xem xét cộng gộp
1. Trong trường hợp hàng hóa
bị điều tra được nhập khẩu từ hai hay nhiều nước sản xuất, xuất khẩu, Cơ quan
điều tra có thể xác định thiệt hại cộng gộp của hàng hóa bị điều tra.
2. Việc xem xét cộng gộp ảnh
hưởng của hàng hóa bị điều tra cần xét đến điều kiện cạnh tranh giữa hàng hóa
bị điều tra với nhau và điều kiện cạnh tranh giữa hàng hóa bị điều tra và hàng
hóa tương tự sản xuất trong nước.
3. Việc xem xét cộng gộp quy
định tại khoản 1 Điều này không bao gồm các nước có biên độ bán phá giá và mức
trợ cấp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 78 và khoản 2, khoản
3 Điều 86 của Luật Quản lý ngoại thương.
Khi xác định mối quan hệ
nhân quả giữa việc bán phá giá, trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam với
thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong
nước hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành một ngành sản xuất trong nước, Cơ quan
điều tra xem xét:
1. Việc bán phá giá, trợ cấp
hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là nguyên nhân gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe
dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản đáng kể
sự hình thành một ngành sản xuất trong nước.
2. Các yếu tố khác ngoài
việc bán phá giá, trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa
gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất
trong nước sẽ không được xem xét vào ảnh hưởng do hàng hóa bị bán phá giá, được
trợ cấp gây ra, bao gồm:
a) Khối lượng, số lượng của
hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam không bị bán phá giá, không được trợ
cấp;
b) Mức độ giảm sút của cầu
tiêu dùng hoặc sự thay đổi về hình thức tiêu dùng đối với hàng hóa tương tự sản
xuất trong nước;
c) Chính sách hạn chế thương
mại;
d) Sự phát triển của công
nghệ;
đ) Khả năng xuất khẩu và
năng suất của ngành sản xuất trong nước;
e) Các yếu tố khác mà Cơ
quan điều tra thấy phù hợp.
Mục 3.
ĐIỀU TRA CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ, CHỐNG TRỢ CẤP
Điều
28. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá
1. Hồ sơ yêu cầu áp dụng
biện pháp chống bán phá giá bao gồm Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá
giá và các giấy tờ, tài liệu có liên quan.
2. Đơn yêu cầu áp dụng biện
pháp chống bán phá giá gồm các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ và thông tin
cần thiết khác của tổ chức, cá nhân đại diện ngành sản xuất trong nước;
b) Thông tin, số liệu, chứng
cứ để xác định đại diện ngành sản xuất trong nước, bao gồm danh sách các tổ
chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự; khối lượng, số lượng hàng
hóa tương tự mà các tổ chức, cá nhân nêu trên sản xuất;
c) Tên, địa chỉ của các tổ
chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tương tự ủng hộ hoặc phản đối vụ việc;
d) Thông tin mô tả về hàng
hóa nhập khẩu bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, bao gồm
tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý,
hóa học cơ bản; quy trình sản xuất; mục đích sử dụng chính; tiêu chuẩn, quy
chuẩn của quốc tế và Việt Nam; mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại từng thời kỳ;
đ) Thông tin mô tả về hàng
hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước bao gồm tên khoa học, tên thương
mại, tên thường gọi; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng
chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam;
e) Thông tin về khối lượng,
số lượng và trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm d khoản này trong thời
kỳ 12 tháng trước khi nộp Hồ sơ;
g) Thông tin về khối lượng,
số lượng và trị giá hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước quy định
tại điểm đ khoản này trong thời kỳ 12 tháng trước khi nộp Hồ sơ, trừ trường hợp
ngành sản xuất trong nước hoạt động ít hơn 12 tháng;
h) Thông tin về giá thông
thường và giá xuất khẩu của hàng hóa được mô tả theo quy định tại điểm d khoản
này; biên độ bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu bị yêu cầu điều tra áp
dụng biện pháp chống bán phá giá;
i) Thông tin, số liệu, chứng
cứ về thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể
sự hình thành ngành sản xuất trong nước;
k) Thông tin, số liệu, chứng
cứ về mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa quy định tại
khoản d điểm này và thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể hoặc
ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước;
l) Thông tin về nước xuất
khẩu hoặc xuất xứ của hàng hóa bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán
phá giá, bao gồm danh sách cụ thể của các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài và
các nhà nhập khẩu;
m) Yêu cầu cụ thể về việc áp
dụng biện pháp chống bán phá giá, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng.
Điều
29. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp
1. Hồ sơ yêu cầu áp dụng
biện pháp chống trợ cấp bao gồm Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp và
các giấy tờ, tài liệu có liên quan.
2. Đơn yêu cầu áp dụng biện
pháp chống trợ cấp gồm các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ và thông tin
cần thiết khác của tổ chức, cá nhân đại diện ngành sản xuất trong nước;
b) Thông tin, số liệu, chứng
cứ để xác định đại diện ngành sản xuất trong nước, bao gồm danh sách các tổ
chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự; khối lượng, số lượng hàng
hóa tương tự mà các tổ chức, cá nhân nêu trên sản xuất;
c) Tên, địa chỉ của các tổ
chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tương tự ủng hộ hoặc phản đối vụ việc;
d) Thông tin mô tả về hàng
hóa nhập khẩu bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp, bao gồm tên
khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa
học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn
của quốc tế và Việt Nam; mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo
biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại từng thời kỳ;
đ) Thông tin mô tả về hàng
hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước bao gồm tên khoa học, tên thương
mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích
sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt
Nam;
e) Thông tin về khối lượng,
số lượng và trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm d khoản này trong thời
kỳ 12 tháng trước khi nộp Hồ sơ;
g) Thông tin về khối lượng,
số lượng và trị giá hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước quy định
tại điểm đ khoản này trong thời kỳ 12 tháng trước khi nộp Hồ sơ, trừ trường hợp
ngành sản xuất trong nước hoạt động ít hơn 12 tháng;
h) Thông tin, bằng chứng về
trợ cấp của nước ngoài, bao gồm sự tồn tại của trợ cấp; nước bị cáo buộc thực
hiện trợ cấp; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân nước ngoài bị cáo buộc nhận
trợ cấp; hình thức và chính sách trợ cấp; số lượng, khối lượng và giá trị của
trợ cấp;
i) Thông tin, số liệu, chứng
cứ về thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể
sự hình thành ngành sản xuất trong nước;
k) Thông tin, số liệu, chứng
cứ về mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản d
điểm này và thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản
đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước;
l) Yêu cầu cụ thể về việc áp
dụng biện pháp chống trợ cấp, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng.
Điều
30. Tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp
1. Trong thời hạn 15 ngày kể
từ ngày nhận được Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ
cấp (sau đây gọi là Hồ sơ yêu cầu), Cơ quan điều tra thông báo cho tổ chức, cá
nhân về tính đầy đủ, hợp lệ của Hồ sơ yêu cầu. Nếu Hồ sơ yêu cầu chưa đầy đủ,
hợp lệ, Cơ quan điều tra phải thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp Hồ sơ yêu cầu
để bổ sung.
2. Thời hạn để bổ sung Hồ sơ
yêu cầu do Cơ quan điều tra quy định nhưng không được ít hơn 30 ngày kể từ ngày
Cơ quan điều tra thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ.
Điều
31. Thẩm định Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp
1. Việc thẩm định Hồ sơ yêu
cầu và ban hành quyết định điều tra thực hiện theo quy định tại khoản
2 Điều 70 của Luật Quản lý ngoại thương.
2. Nội dung thẩm định Hồ sơ
yêu cầu bao gồm:
a) Xác định tư cách đại diện
hợp
pháp cho ngành sản xuất trong nước của tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ theo
quy định tại khoản 2 Điều 79 và khoản 2 Điều 87 của Luật Quản
lý ngoại thương;
b) Xác định chứng cứ về việc
bán phá giá, trợ cấp của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây
ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản đáng kể sự
hình thành ngành sản xuất trong nước.
Điều
32. Quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp
Quyết định của Bộ trưởng Bộ
Công Thương về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp
bao gồm các nội dung chính như sau:
1. Mô tả chi tiết hàng hóa
nhập khẩu bị điều tra, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu tại từng thời kỳ;
2. Thông tin về các tổ chức,
cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự yêu cầu áp dụng biện pháp chống
bán phá giá, chống trợ cấp;
3. Tóm tắt các thông tin về
việc bán phá giá, trợ cấp của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe
dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản đáng
kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước;
4. Trình tự, thủ tục điều
tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp.
1. Trong trường hợp không có
Bên yêu cầu nhưng có dấu hiệu rõ ràng về việc hàng hóa bị bán phá giá hoặc được
trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho
ngành sản xuất trong nước, Cơ quan điều tra tiến hành lập Hồ sơ yêu cầu áp dụng
biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp để trình Bộ trưởng Bộ Công Thương
xem xét quyết định điều tra.
2. Hồ sơ do Cơ quan điều tra
lập phải bảo đảm các nội dung quy định tại Điều 28 và Điều 29 của Nghị định này
(trừ điểm a, điểm b và điểm c khoản 2).
3. Các tổ chức, cá nhân có
liên quan có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin cần thiết theo yêu cầu
của Bộ Công Thương.
1. Thời kỳ điều tra để xác
định việc bán phá giá, trợ cấp là 12 tháng. Trong trường hợp đặc biệt, Cơ quan
điều tra có thể xác định một thời kỳ điều tra khác nhưng không ít hơn 06 tháng.
2. Thời kỳ điều tra để xác
định thiệt hại ít nhất là 03 năm và phải bao gồm toàn bộ thời kỳ điều tra để
xác định hành vi bán phá giá, trợ cấp. Trong trường hợp bên liên quan có thời
gian hoạt động ít hơn 03 năm, dữ liệu thu thập sẽ là toàn bộ thời gian hoạt
động của bên liên quan đó tính đến thời điểm có quyết định điều tra.
1. Trong thời hạn 15 ngày kể
từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra, Cơ quan điều tra gửi bản
câu hỏi điều tra cho các bên liên quan, bao gồm:
a) Các nhà sản xuất hàng hóa
tương tự trong nước;
b) Các nhà sản xuất, xuất
khẩu nước ngoài xuất khẩu hàng hóa bị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp
vào Việt Nam mà Cơ quan điều tra biết;
c) Đại diện tại Việt Nam của
chính phủ nước sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra chống bán phá giá,
chống trợ cấp;
d) Các nhà nhập khẩu hàng
hóa bị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp;
đ) Các bên có liên quan
khác.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể
từ ngày nhận được bản câu hỏi điều tra, các bên liên quan phải trả lời đầy đủ
bản câu hỏi điều tra bằng văn bản. Trong trường hợp cần thiết hoặc các bên liên
quan có văn bản đề nghị xin gia hạn với lý do hợp lý, Cơ quan điều tra có thể gia
hạn nhưng không quá 30 ngày.
3. Bản câu hỏi điều tra được
coi là nhận được sau 07 ngày kể từ ngày Cơ quan điều tra gửi đi. Ngày gửi được
xác định căn cứ theo dấu của bưu điện.
1. Trong trường hợp số lượng
các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài, nhà nhập khẩu và nhà sản xuất trong
nước quá lớn hoặc chủng loại hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán
phá giá, chống trợ cấp quá lớn, Cơ quan điều tra có thể giới hạn phạm vi điều
tra.
2. Việc giới hạn phạm vi
điều tra được thực hiện theo các quy định sau đây:
a) Việc giới hạn phạm vi
điều tra được thực hiện bằng phương pháp chọn mẫu thống kê phù hợp trên Cơ sở
khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá,
chống trợ cấp được sản xuất, xuất khẩu vào Việt Nam bởi Bên bị yêu cầu hoặc các
thông tin mà Cơ quan điều tra có được tại thời điểm chọn mẫu;
b) Khi tiến hành chọn mẫu
điều tra, Cơ quan điều tra có thể tiến hành tham vấn với Bên bị yêu cầu, các
nhà nhập khẩu có liên quan đến việc chọn mẫu và có sự đồng ý của Bên bị yêu cầu
này về việc chọn mẫu.
Mục 4. ÁP
DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ, CHỐNG TRỢ CẤP
Điều
37. Áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời
1. Việc áp dụng thuế chống
bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời, mức thuế, thời hạn áp thuế và việc gia hạn
thời gian áp thuế thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 81
và khoản 1 Điều 89 của Luật Quản lý ngoại thương.
2. Quyết định áp dụng thuế
chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời gồm các nội dung chính như sau:
a) Mô tả hàng hóa nhập khẩu
là đối tượng bị áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp trong đó bao gồm
tên gọi, các đặc tính cơ bản và mục đích sử dụng chính, mã số hàng hóa theo
Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập
khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện
hành;
b) Tên, địa chỉ và các thông
tin cần thiết khác của các nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa là đối tượng bị áp
dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời;
c) Tên nước sản xuất, xuất
khẩu hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp;
d) Mức thuế chống bán phá
giá, chống trợ cấp tạm thời;
đ) Hiệu lực và thời hạn áp
dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời;
e) Thủ tục, hồ sơ kiểm tra
và áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời.
3. Thuế chống bán phá giá,
chống trợ cấp tạm thời được áp dụng không sớm hơn 60 ngày kể từ ngày Bộ trưởng
Bộ Công Thương quyết định điều tra.
4. Trong trường hợp thuế
chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời được áp dụng thấp hơn biên độ bán phá
giá, mức trợ cấp trong kết luận sơ bộ hoặc trong trường hợp tổ chức, cá nhân
xuất khẩu hàng hóa bị điều tra vào Việt Nam yêu cầu gia hạn áp dụng thuế chống
bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời và khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều
tra của tổ chức, cá nhân xuất khẩu yêu cầu đó chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng
khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào Việt Nam, Bộ trưởng Bộ
Công Thương có thể gia hạn thời gian áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ
cấp tạm thời nhưng thời gian gia hạn không quá 60 ngày.
Điều
38. Áp dụng biện pháp cam kết trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống
trợ cấp
1. Sau khi Bộ trưởng Bộ Công
Thương quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời
và chậm nhất 30 ngày trước khi kết thúc giai đoạn điều tra, nhà sản xuất, xuất
khẩu hàng hóa bị điều tra hoặc chính phủ của Bên bị yêu cầu trong trường hợp
điều tra chống trợ cấp (sau đây gọi là Bên đề nghị) có thể gửi cam kết loại trừ
bán phá giá, trợ cấp (sau đây gọi là cam kết) bằng văn bản tới Cơ quan điều
tra.
2. Cam kết bao gồm các nội
dung chính sau đây:
a) Phạm vi hàng hóa;
b) Giá tham chiếu bao gồm
giá tự xác định, mức tăng giá, phương án điều chỉnh giá;
c) Nghĩa vụ thông báo định
kỳ;
d) Nghĩa vụ hợp tác với Cơ
quan điều tra trong quá trình thực hiện cam kết;
đ) Các nội dung khác do Cơ
quan điều tra xác định là phù hợp.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể
từ ngày nhận được cam kết, Cơ quan điều tra chịu trách nhiệm xem xét và báo cáo
để Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.
4. Cam kết được xem xét dựa
trên các căn cứ sau đây:
a) Việc áp dụng cam kết có
khả năng khắc phục được thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể
cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản
xuất trong nước;
b) Cơ chế quản lý hiện tại
có thể giám sát hiệu quả việc thực hiện cam kết;
c) Khả năng lẩn tránh biện
pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp thông qua cam kết;
d) Các yếu tố khác mà Cơ
quan điều tra xác định là phù hợp.
5. Cơ quan điều tra chỉ xem
xét cam kết của Bên đề nghị đã hợp tác đầy đủ trong giai đoạn điều tra. Trong
quá trình xem xét cam kết, Cơ quan điều tra có thể đề nghị điều chỉnh nội dung
cam kết. Trường hợp Bên đề nghị chấp nhận điều chỉnh nội dung cam kết, Bên đề
nghị phải gửi cho Cơ quan điều tra văn bản cam kết sau khi điều chỉnh.
6. Cơ quan điều tra thông
báo công khai nội dung cam kết cho các bên liên quan. Các bên liên quan có
quyền gửi ý kiến bình luận bằng văn bản trong thời hạn được quy định trong
thông báo. Trong trường hợp nội dung cam kết có chứa thông tin yêu cầu bảo mật,
Bên đề nghị thực hiện bảo mật theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này.
Điều
39. Quyết định về việc cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp
1. Căn cứ báo cáo của Cơ
quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét ban hành quyết định chấp nhận
hoặc không chấp nhận cam kết của Bên đề nghị. Trường hợp không chấp nhận cam
kết của Bên đề nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương phải thông báo lý do không chấp
nhận cam kết.
2. Các quyết định quy định
tại khoản 1 Điều này phải được công bố công khai cho các bên liên quan bằng
phương thức thích hợp.
3. Sau khi có quyết định quy
định tại khoản 1 Điều này, Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra và ban hành kết
luận cuối cùng như sau:
a) Trường hợp kết luận cuối
cùng của Cơ quan điều tra xác định không có hành vi bán phá giá, trợ cấp hoặc
không có thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản
xuất trong nước hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành một ngành sản xuất trong
nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định chấm dứt vụ việc và chấm dứt thực
hiện cam kết;
b) Trường hợp kết luận cuối
cùng của Cơ quan điều tra xác định có hành vi bán phá giá, trợ cấp và có thiệt
hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước
hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành một ngành sản xuất trong nước, cam kết sẽ
tiếp tục được thực hiện theo những nội dung quy định trong cam kết.
Điều
40. Giám sát việc thực hiện cam kết
1. Khi cam kết được chấp
nhận, Bên đề nghị cam kết phải chịu sự giám sát của Cơ quan điều tra đối với
việc thực hiện cam kết.
2. Cơ quan điều tra tiến
hành giám sát việc thực hiện cam kết như sau:
a) Yêu cầu Bên đề nghị cam
kết định kỳ cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện cam kết
và chứng minh tính chính xác của các thông tin, tài liệu đó;
b) Định kỳ đối chiếu thông
tin do Bên đề nghị cam kết cung cấp về khối lượng, số lượng và giá hàng hóa
đang thực hiện cam kết nhập khẩu vào Việt Nam với thông tin do cơ quan hải quan
cung cấp;
c) Điều tra tại chỗ đối với
Bên đề nghị cam kết trong trường hợp cần thiết;
d) Kiểm tra thông tin với
các nhà nhập khẩu của Bên đề nghị cam kết;
đ) Các hình thức khác Cơ
quan điều tra xác định là phù hợp.
Điều
41. Vi phạm thực hiện cam kết
Việc thực hiện cam kết sẽ bị
coi là vi phạm trong các trường hợp sau đây:
1. Bên đề nghị cam kết xuất
khẩu hàng hóa bị điều tra vào Việt Nam thấp hơn mức giá cam kết;
2. Bên đề nghị cam kết không
cung cấp định kỳ thông tin về việc thực hiện cam kết được quy định trong nội
dung cam kết;
3. Bên đề nghị cam kết không
hợp tác với Cơ quan điều tra trong việc xác minh, điều tra tại chỗ những thông
tin do Bên đề nghị cam kết cung cấp định kỳ;
4. Thông tin, số liệu Bên đề
nghị cam kết cung cấp về việc thực hiện cam kết không chính xác;
5. Bên đề nghị cam kết có
hành vi lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đang áp dụng;
6. Bên đề nghị cam kết tự ý
hủy bỏ cam kết nhưng không thông báo cho Cơ quan điều tra theo quy định tại
khoản 3 Điều 42 của Nghị định này;
7. Các trường hợp khác do Cơ
quan điều tra xác định.
Điều
42. Hủy bỏ thực hiện cam kết
Cam kết được hủy bỏ thực
hiện trong các trường hợp sau đây:
1. Bên đề nghị cam kết có
hành vi vi phạm cam kết theo quy định tại Điều 41 của Nghị định này;
2. Cơ quan điều tra đề nghị
hủy bỏ thực hiện cam kết;
3. Bên đề nghị cam kết yêu
cầu hủy bỏ cam kết. Bên đề nghị cam kết có thể yêu cầu hủy bỏ cam kết tại bất
kỳ thời điểm nào trong thời hạn hiệu lực của cam kết với điều kiện việc hủy bỏ
phải được thông báo cho Cơ quan điều tra ít nhất 30 ngày trước khi thực hiện
hủy bỏ.
Điều
43. Áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp sau khi hủy bỏ thực hiện
cam kết
1. Trong trường hợp việc hủy
bỏ thực hiện cam kết thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Nghị định
này, Bộ trưởng Bộ Công Thương có quyền quyết định áp dụng biện pháp chống bán
phá giá, chống trợ cấp chính thức dựa trên thông tin sẵn có và áp dụng trở về
trước đối với hàng hóa của Bên đề nghị cam kết vi phạm cam kết.
2. Trong trường hợp việc hủy
bỏ thực hiện cam kết thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 42 của
Nghị định này, việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp thực
hiện như sau:
a) Trong trường hợp việc hủy
bỏ cam kết diễn ra trong giai đoạn biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp
tạm thời đang được áp dụng, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định hủy bỏ thực hiện
cam kết và thông báo cơ quan hải quan áp dụng biện pháp chống bán phá giá,
chống trợ cấp tạm thời căn cứ trên kết luận sơ bộ.
b) Trong trường hợp việc hủy
bỏ cam kết diễn ra trong giai đoạn biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp
chính thức đang được áp dụng, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định hủy bỏ thực
hiện cam kết và thông báo cơ quan hải quan áp dụng biện pháp chống bán phá giá,
chống trợ cấp chính thức căn cứ trên kết luận cuối cùng.
Điều
44. Áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức
1. Trong thời hạn 15 ngày kể
từ khi Cơ quan điều tra gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương kết luận cuối cùng, Bộ
trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định về vụ việc.
2. Quyết định áp dụng biện
pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức gồm các nội dung chính như
sau:
a) Mô tả hàng hóa nhập khẩu
là đối tượng bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp trong đó bao
gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật
lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy
chuẩn của quốc tế và Việt Nam; mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại từng thời kỳ;
b) Tên, địa chỉ và các thông
tin cần thiết khác của các nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa là đối tượng bị áp
dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức;
c) Tên nước sản xuất, xuất
khẩu hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức;
d) Kết luận điều tra cho
thấy sự cần thiết phải áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính
thức;
đ) Biện pháp chống bán phá
giá, chống trợ cấp chính thức cụ thể;
e) Hiệu lực và thời hạn áp
dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức;
g) Mức chênh lệch về thuế
phải hoàn trả nếu có;
h) Thủ tục, hồ sơ kiểm tra
và áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức.
Điều
45. Áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước
1. Việc áp dụng thuế chống
bán phá giá, chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước được thực hiện theo quy
định tại khoản 4 Điều 81 và khoản 4 Điều 89 của Luật Quản lý
ngoại thương.
2. Việc áp dụng thuế chống
bán phá giá, chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước được xem
xét khi có đề nghị của Bên yêu cầu về việc khối lượng, số lượng hàng hóa bị
điều tra nhập khẩu vào Việt Nam tăng đột biến trong giai đoạn từ khi có quyết
định điều tra đến khi áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời và
gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.
3. Trong trường hợp mức thuế
chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức cao hơn mức thuế chống bán phá giá,
chống trợ cấp tạm thời thì mức thuế có hiệu lực trở về trước bằng mức thuế
chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp tạm thời.
4. Trong trường hợp mức thuế
chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức thấp hơn mức thuế chống bán phá
giá, chống trợ cấp tạm thời thì mức thuế có hiệu lực trở về trước bằng mức thuế
chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức.
ĐIỀU
TRA VÀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỰ VỆ
Điều
46. Căn cứ tiến hành điều tra
1. Bộ trưởng Bộ Công Thương
quyết định điều tra khi có Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của tổ chức,
cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước với điều kiện tổng khối lượng,
số lượng hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất bởi các
nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc
yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng, số lượng
hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước.
2. Bộ trưởng Bộ Công Thương
quyết định điều tra trong trường hợp Cơ quan điều tra lập hồ sơ cung cấp bằng
chứng chứng minh sự cần thiết phải áp dụng biện pháp tự vệ.
Điều
47. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ
1. Hồ sơ yêu cầu áp dụng
biện pháp tự vệ (sau đây gọi là Hồ sơ yêu cầu) gồm Đơn yêu cầu áp dụng biện
pháp tự vệ và các giấy tờ, tài liệu có liên quan.
2. Đơn yêu cầu áp dụng biện
pháp tự vệ gồm các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ và thông tin
cần thiết khác của tổ chức, cá nhân đại diện ngành sản xuất trong nước;
b) Thông tin, số liệu, chứng
cứ để xác định đại diện ngành sản xuất trong nước, bao gồm danh sách các tổ
chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh
trực tiếp; khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh
tranh trực tiếp mà các tổ chức, cá nhân nêu trên sản xuất;
c) Tên, địa chỉ của các tổ
chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tương tự ủng hộ hoặc phản đối vụ việc;
d) Thông tin mô tả về hàng
hóa nhập khẩu bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ, bao gồm tên khoa
học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa học
cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc
tế và Việt Nam; mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt
Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu tại từng thời kỳ;
đ) Thông tin mô tả về hàng
hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp của ngành sản xuất trong nước
bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; các đặc tính vật lý, hóa
học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn
quốc tế và Việt Nam;
e) Thông tin về khối lượng,
số lượng và trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm d khoản này trong thời
kỳ 03 năm trước khi nộp Hồ sơ yêu cầu;
g) Thông tin về khối lượng,
số lượng và trị giá hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp của
ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm đ khoản này trong thời kỳ 03 năm
trước khi nộp Hồ sơ yêu cầu. Trong trường hợp ngành sản xuất trong nước hoạt
động ít hơn 03 năm, dữ liệu thu thập sẽ là toàn bộ thời gian hoạt động của
ngành sản xuất trong nước tính đến thời điểm nộp Hồ sơ yêu cầu;
h) Thông tin, số liệu, chứng
cứ về thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành
sản xuất trong nước;
i) Thông tin, số liệu, chứng
cứ về mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản d
điểm này và thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng của
ngành sản xuất trong nước;
k) Yêu cầu cụ thể về việc áp
dụng biện pháp tự vệ, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng.
Điều
48. Lập Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ trong trường hợp không có Bên yêu
cầu
1. Trong trường hợp không có
Bên yêu cầu nhưng có dấu hiệu rõ ràng về việc hàng hóa nhập khẩu quá mức vào
Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất
trong nước, Cơ quan điều tra tiến hành lập Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự
vệ gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét quyết định điều tra.
2. Nội dung hồ sơ do Cơ quan
điều tra lập phải bảo đảm các nội dung quy định tại Điều 47 của Nghị định này
(trừ điểm a, điểm b và điểm c khoản 2).
3. Các tổ chức, cá nhân có
liên quan có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin cần thiết theo yêu cầu
của Bộ Công Thương.
1. Trong thời hạn 15 ngày kể
từ ngày nhận được Hồ sơ yêu cầu, Cơ quan điều tra có trách nhiệm xem xét tính
đầy đủ và hợp lệ của Hồ sơ yêu cầu.
2. Trong trường hợp xác định
Hồ sơ yêu cầu chưa đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra thông báo cho tổ chức, cá
nhân nộp Hồ sơ yêu cầu. Tổ chức, cá nhân có ít nhất 30 ngày để bổ sung các nội
dung còn thiếu theo yêu cầu của Cơ quan điều tra.
3. Trong thời hạn 45 ngày kể
từ ngày Cơ quan điều tra thông báo nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan
điều tra chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét
quyết định điều tra. Trong trường hợp cần thiết, việc ban hành quyết định điều
tra có thể được gia hạn nhưng không quá 30 ngày.
4. Nội dung thẩm định Hồ sơ
yêu cầu bao gồm:
a) Xác định tư cách đại diện
hợp pháp cho ngành sản xuất trong nước của tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ theo quy
định tại khoản 1 Điều 46 của Nghị định này;
b) Xác định chứng cứ về việc
hàng hóa nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại
nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
Điều
50. Quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ
Quyết định của Bộ trưởng Bộ
Công Thương về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ bao gồm các nội dung chính
như sau:
1. Mô tả chi tiết hàng hóa
nhập khẩu bị điều tra, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu tại từng thời kỳ;
2. Tên của các doanh nghiệp và
đại diện của các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự, hàng
hóa cạnh tranh trực tiếp yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ;
3. Tóm tắt các thông tin về
sự gia tăng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra;
4. Thiệt hại nghiêm trọng
hoặc đe dọa thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước do sự gia tăng
nhập khẩu.
1. Khi xác định thiệt hại
nghiêm trọng và đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong
nước, Cơ quan điều tra xem xét các yếu tố sau đây:
a) Mức độ gia tăng khối
lượng, số lượng của hàng hóa nhập khẩu một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với
khối lượng, số lượng của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp
sản xuất trong nước;
b) Mức độ gia tăng khối
lượng, số lượng của hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này do tác
động của những diễn biến không lường trước;
c) Tác động về giá của hàng
hóa nhập khẩu bị điều tra đối với giá của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh
tranh trực tiếp sản xuất trong nước;
d) Tác động của việc gia
tăng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra đến ngành sản xuất trong nước thông qua các
yếu tố: Thị phần, doanh thu, sản lượng, công suất thiết kế, công suất sử dụng,
lợi nhuận, lao động, tồn kho và các yếu tố khác mà Cơ quan điều tra xác định là
phù hợp.
2. Việc xác định thiệt hại
nghiêm trọng và đe dọa thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước
phải bảo đảm dựa trên những chứng cứ cụ thể.
3. Thời kỳ điều tra đối với
xác định thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của
ngành sản xuất trong nước là 03 năm. Trong trường hợp ngành sản xuất trong nước
hoạt động ít hơn 03 năm, dữ liệu thu thập sẽ là toàn bộ thời gian hoạt động của
ngành sản xuất trong nước tính đến thời điểm Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết
định điều tra.
Mục 2.
ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỰ VỆ
Điều
52. Áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời
1. Trên cơ sở kết luận sơ
bộ, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời khi có
các yếu tố sau đây:
a) Có sự gia tăng nhập khẩu
quá mức của hàng hóa nhập khẩu bị điều tra;
b) Ngành sản xuất trong nước
bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng;
c) Việc gia tăng nhập khẩu
quá mức quy định tại điểm a khoản này là nguyên nhân gây ra thiệt hại nghiêm
trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước;
d) Việc chậm áp dụng biện
pháp tự vệ gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm
trọng của ngành sản xuất trong nước và thiệt hại đó khó có thể khắc phục về
sau.
2. Biện pháp tự vệ tạm thời
chỉ được áp dụng dưới hình thức thuế nhập khẩu bổ sung.
3. Quyết định áp dụng biện
pháp tự vệ tạm thời được thông báo công khai với các nội dung như sau:
a) Mô tả chi tiết hàng hóa
nhập khẩu bị áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời, mã số hàng hóa theo Danh mục
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp
dụng theo biểu thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu hiện hành;
b) Danh sách các nước được
loại trừ áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời;
c) Mức thuế tự vệ tạm thời;
d) Thời hạn áp dụng biện
pháp tự vệ tạm thời;
đ) Các thông tin, bằng chứng
chứng minh việc gia tăng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra gây ra hoặc đe dọa gây
ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước;
e) Các thông tin, bằng chứng
chứng minh việc chậm áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời sẽ gây ra hoặc đe dọa gây
ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước và khó có thể khắc phục
được;
g) Thủ tục, hồ sơ kiểm tra
và áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời.
4. Bộ trưởng Bộ Công Thương
có thể quyết định đình chỉ áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời trước thời hạn
trong trường hợp cần thiết.
Điều
53. Áp dụng biện pháp tự vệ chính thức
1. Chậm nhất 15 ngày kể từ
khi Cơ quan điều tra gửi kết luận cuối cùng, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
quyết định chính thức về vụ việc.
2. Quyết định áp dụng biện
pháp tự vệ chính thức gồm các nội dung chính sau đây:
a) Mô tả hàng hóa nhập khẩu
bị áp dụng biện pháp tự vệ chính thức bao gồm tên gọi, các đặc tính cơ bản và
mục đích sử dụng chính, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành;
b) Biện pháp tự vệ chính
thức;
c) Hiệu lực và thời hạn áp
dụng biện pháp tự vệ chính thức;
d) Việc hoàn trả mức chênh
lệch về thuế tự vệ nếu có;
đ) Thủ tục, hồ sơ kiểm tra
và áp dụng biện pháp tự vệ chính thức;
e) Kết luận điều tra cho
thấy sự cần thiết phải áp dụng biện pháp tự vệ chính thức.
Điều
54. Quy định về áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan
Trường hợp Bộ trưởng Bộ Công
Thương quyết định áp dụng biện pháp tự vệ chính thức thông qua hạn ngạch nhập
khẩu, hạn ngạch thuế quan thì thực hiện như sau:
1. Khối lượng, số lượng hạn
ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan không được thấp hơn khối lượng, số lượng
nhập khẩu trung bình của 03 năm gần nhất có số liệu nhập khẩu, trừ khi Cơ quan
điều tra có lập luận, chứng cứ rõ ràng rằng cần có khối lượng, số lượng hạn
ngạch nhập khẩu thấp hơn để ngăn ngừa hoặc khắc phục thiệt hại nghiêm trọng, đe
dọa gây thiệt hại nghiêm trọng.
2. Bộ Công Thương thực hiện
việc phân bổ hạn ngạch giữa các nước xuất khẩu căn cứ thị phần tính theo tổng
khối lượng, số lượng hàng hóa của các nước xuất khẩu vào Việt Nam trong 03 năm
gần nhất có số liệu nhập khẩu và có tính đến các yếu tố đặc biệt ảnh hưởng đến
hoạt động thương mại hàng hóa.
3. Bộ Công Thương có trách
nhiệm tiến hành tham vấn với các nước có khối lượng, số lượng nhập khẩu chủ yếu
vào Việt Nam được phân bổ hạn ngạch.
4. Trong trường hợp biện
pháp hạn ngạch nhập khẩu áp dụng vượt quá 01 năm, Bộ Công Thương có trách nhiệm
nới lỏng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan trong khoảng
thời gian áp dụng của những năm tiếp theo.
5. Cơ quan hải quan phối hợp
với Bộ Công Thương trong việc kiểm soát, quản lý việc áp dụng biện pháp hạn
ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan.
RÀ
SOÁT VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI
Điều
55. Hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
Hồ sơ yêu cầu rà soát việc
áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (sau đây gọi là Hồ sơ yêu cầu rà soát)
bao gồm:
1. Đơn đề nghị rà soát việc
áp dụng phòng vệ thương mại theo mẫu của Cơ quan điều tra ban hành;
2. Các tài liệu, thông tin
mà bên đề nghị rà soát cho là cần thiết.
Điều
56. Thẩm định Hồ sơ yêu cầu rà soát
1. Trong thời hạn 15 ngày kể
từ ngày nhận Hồ sơ yêu cầu rà soát, Cơ quan điều tra phải thông báo cho tổ
chức, cá nhân về tính đầy đủ, hợp lệ của Hồ sơ yêu cầu rà soát. Nếu Hồ sơ yêu
cầu rà soát chưa đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra phải thông báo yêu cầu bổ
sung cho tổ chức, cá nhân nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể
từ ngày nhận được Hồ sơ yêu cầu rà soát đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra chịu
trách nhiệm thẩm định hồ sơ gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét quyết định rà
soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Điều
57. Bản câu hỏi điều tra rà soát
1. Trong thời hạn 15 ngày kể
từ ngày có quyết định rà soát, Cơ quan điều: tra gửi bản câu hỏi điều tra cho
các đối tượng sau đây:
a) Bên nộp Hồ sơ yêu cầu rà
soát;
b) Bên bị đề nghị rà soát;
c) Các bên liên quan khác mà
Cơ quan điều tra cho là cần thiết.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể
từ ngày nhận được bản câu hỏi điều tra rà soát, bên nhận được bản câu hỏi phải
gửi bản trả lời đầy đủ cho Cơ quan điều tra. Thời hạn này có thể được Cơ quan
điều tra xem xét, gia hạn một lần với thời hạn tối đa không quá 30 ngày trên cơ
sở văn bản đề nghị gia hạn của bên đề nghị gia hạn.
3. Bản câu hỏi điều tra được
coi là được nhận sau 07 ngày làm việc kể từ ngày Cơ quan điều tra gửi đi. Ngày
gửi được xác định căn cứ dấu của bưu điện.
Mục 2.
RÀ SOÁT BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ, CHỐNG TRỢ CẤP
Tiểu
mục 1. RÀ
SOÁT THEO ĐỀ NGHỊ CỦA BÊN LIÊN QUAN BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ, CHỐNG TRỢ CẤP
Điều
58. Nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát theo đề nghị của bên liên quan
1. Trong thời hạn 60 ngày
trước khi kết thúc 01 năm kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống bán
phá giá, chống trợ cấp chính thức hoặc quyết định mới nhất về kết quả rà soát
biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, các bên liên quan theo quy định tại
Điều 59 của Nghị định này có thể nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát, trừ trường hợp thời
hạn nộp hồ sơ ít hơn 09 tháng tính đến thời hạn Bộ trưởng Bộ Công Thương phải
quyết định có tiến hành rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá, chống trợ
cấp hay không.
2. Nội dung Hồ sơ yêu cầu rà
soát căn cứ mẫu hồ sơ do Cơ quan điều tra ban hành.
Các tổ chức, cá nhân sau đây
có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá,
chống trợ cấp theo quy định tại Điều 58 của Nghị định này:
1. Nhà sản xuất trong nước
theo quy định tại khoản 2 Điều 79 và khoản 2 Điều 87 của Luật
Quản lý ngoại thương;
2. Nhà sản xuất, xuất khẩu
nước ngoài có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán
phá giá, chống trợ cấp đối với chính nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài đó;
3. Nhà nhập khẩu hàng hóa bị
áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp;
4. Chính phủ của nhà sản
xuất, xuất khẩu nước ngoài có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng
biện pháp chống trợ cấp đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu nước đó.
Điều
60. Nội dung rà soát theo đề nghị của bên liên quan
Cơ quan điều tra tiến hành
rà soát một hoặc một số nội dung sau, căn cứ vào các nội dung rà soát mà bên
liên quan yêu cầu:
1. Biên độ bán phá giá, mức
trợ cấp của một, một số hoặc tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài;
2. Cam kết loại trừ bán phá
giá, trợ cấp của một, một số hoặc tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài
có cam kết;
3. Thiệt hại của ngành sản
xuất trong nước và mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá, trợ cấp của các
nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài liên quan và thiệt hại của ngành sản xuất
trong nước;
4. Phạm vi áp dụng biện pháp
chống bán phá giá, chống trợ cấp.
Điều
61. Quyết định về kết quả rà soát theo đề nghị của bên liên quan
1. Trong thời hạn 15 ngày kể
từ khi Cơ quan điều tra gửi Kết luận rà soát, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
quyết định về kết quả rà soát áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
2. Căn cứ kết luận rà soát
của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành một trong các quyết
định sau đây:
a) Điều chỉnh hoặc không
điều chỉnh việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp căn cứ kết
quả rà soát theo Điều 60 của Nghị định này;
b) Chấm dứt việc áp dụng
biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp trong trường hợp kết luận rà soát
xác định biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp không còn cần thiết để khắc
phục thiệt hại của ngành sản xuất trong nước hoặc ngành sản xuất trong nước
không còn chịu thiệt hại nếu chấm dứt biện pháp chống bán phá giá, chống trợ
cấp.
3. Việc điều chỉnh áp dụng
biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này
không ảnh hưởng đến thời hạn áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp
đang có hiệu lực.
Tiểu
mục 2. RÀ SOÁT CUỐI KỲ VIỆC ÁP
DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ, CHỐNG TRỢ CẤP
Điều
62. Nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ
1. Chậm nhất 12 tháng trước
ngày quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp hết hiệu
lực, Cơ quan điều tra thông báo về việc nhận Hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ việc
áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể
từ ngày có thông báo của Cơ quan điều tra, nhà sản xuất trong nước đại diện cho
ngành sản xuất trong nước theo quy định tại khoản 2 Điều 79 và
khoản 2 Điều 87 của Luật Quản lý ngoại thương có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà
soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp.
Điều
63. Nội dung rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống
trợ cấp
1. Cơ quan điều tra tiến
hành rà soát cuối kỳ để đánh giá khả năng tiếp tục hoặc tái diễn hành vi bán
phá giá hoặc trợ cấp gây thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước trong
trường hợp chấm dứt biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp.
2. Việc rà soát cuối kỳ việc
áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp bao gồm các nội dung sau:
a) Khả năng hàng hóa nhập
khẩu bị bán phá giá, được trợ cấp nếu chấm dứt biện pháp chống bán phá giá,
chống trợ cấp;
b) Khả năng ngành sản xuất
trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây thiệt hại đáng kể nếu chấm
dứt việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp;
c) Mối quan hệ nhân quả giữa
khả năng bán phá giá, trợ cấp với khả năng thiệt hại mà ngành sản xuất trong
nước phải chịu.
Căn cứ kết luận rà soát của
Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành một trong các quyết định
sau đây:
1. Gia hạn việc áp dụng biện
pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp trong trường hợp kết luận cuối cùng xác
định rằng nếu loại bỏ biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp có thể dẫn đến
việc tiếp tục hoặc tái diễn hành vi bán phá giá hoặc trợ cấp gây thiệt hại đối
với ngành sản xuất trong nước.
2. Chấm dứt việc áp dụng
biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp trong trường hợp các nhà sản xuất
trong nước đề nghị rà soát cuối kỳ rút Hồ sơ yêu cầu rà soát hoặc kết luận cuối
cùng của Cơ quan điều tra xác định không có khả năng tiếp tục hoặc tái diễn
hành vi bán phá giá hoặc trợ cấp gây thiệt hại đối với ngành sản xuất trong
nước.
Tiểu mục
3. RÀ
SOÁT NHÀ XUẤT KHẨU MỚI
Điều
65. Xác định nhà xuất khẩu mới
1. Nhà xuất khẩu mới là nhà
sản xuất, xuất khẩu của nước xuất khẩu bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá,
chống trợ cấp và không xuất khẩu hàng hóa bị điều tra vào lãnh thổ Việt Nam
trong thời kỳ điều tra ban đầu.
2. Nhà xuất khẩu mới có
quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp khi
có đủ các điều kiện sau đây:
a) Nhà xuất khẩu mới không
có mối quan hệ với các nhà sản xuất, xuất khẩu đang bị áp dụng biện pháp chống
bán phá giá, chống trợ cấp theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này;
b) Nhà xuất khẩu mới thực sự
xuất khẩu hàng hóa đó vào lãnh thổ Việt Nam sau thời kỳ điều tra mà Cơ quan
điều tra xác định trong vụ việc điều tra ban đầu;
c) Khối lượng, số lượng xuất
khẩu vào Việt Nam tính đến thời điểm nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát phải đủ lớn để
Cơ quan điều tra có thể xác định được giá xuất khẩu hợp lý.
3. Nhà xuất
khẩu mới có thể nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát sau khi quyết định áp dụng
biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp có hiệu lực.
Điều
66. Nội dung rà soát nhà xuất khẩu mới
Việc rà soát nhà xuất khẩu
mới bao gồm các nội dung sau:
1. Biên độ bán phá giá
riêng, mức trợ cấp riêng của nhà xuất khẩu mới;
2. Điều kiện áp dụng biện
pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với nhà xuất khẩu mới.
Điều
67. Quyết định về kết quả rà soát nhà xuất khẩu mới
Căn cứ kết luận rà soát nhà
xuất khẩu mới của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành một trong
các quyết định sau đây:
1. Áp dụng biện pháp chống
bán phá giá riêng, chống trợ cấp riêng đối với nhà xuất khẩu mới;
2. Tiếp tục áp dụng biện
pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đang có hiệu lực trong trường hợp nhà
xuất khẩu mới rút Hồ sơ yêu cầu rà soát hoặc không hợp tác trong quá trình rà
soát.
Mục 3.
RÀ SOÁT BIỆN PHÁP TỰ VỆ
Điều
68. Rà soát giữa kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ
1. Trong trường hợp thời
gian áp dụng biện pháp tự vệ kể cả thời gian áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời
kéo dài hơn 03 năm, Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm tiến hành rà soát
giữa kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ.
2. Căn cứ kết luận rà soát
giữa kỳ của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành một trong các
quyết định sau đây:
a) Duy trì việc áp dụng biện
pháp tự vệ;
b) Giảm nhẹ mức độ áp dụng
biện pháp tự vệ;
c) Chấm dứt việc áp dụng
biện pháp tự vệ.
Điều
69. Rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ
1. Chậm nhất 09 tháng trước
ngày quyết định áp dụng biện pháp tự vệ hết hiệu lực, Cơ quan điều tra thông
báo về việc nhận Hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có thông báo của Cơ quan điều tra, tổ chức,
cá nhân có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự
vệ.
2. Việc rà soát cuối kỳ việc
áp dụng biện pháp tự vệ bao gồm các nội dung sau:
a) Xác định mức độ gia tăng
của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam kể từ khi biện pháp tự vệ được áp dụng;
b) Đánh giá tình trạng hoạt
động sản xuất kinh doanh của ngành sản xuất trong nước kể từ khi biện pháp tự
vệ được áp dụng;
c) Những điều chỉnh của
ngành sản xuất trong nước kể từ khi biện pháp tự vệ được áp dụng;
d) Khả năng ngành sản xuất
trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng
nếu chấm dứt việc áp dụng biện pháp tự vệ.
3. Nội dung quyết định về
kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ bao gồm:
a) Gia hạn hoặc không gia
hạn việc áp dụng biện pháp tự vệ;
b) Điều chỉnh mức độ áp dụng
biện pháp tự vệ;
c) Điều chỉnh phạm vi áp
dụng biện pháp tự vệ.
Mục 4.
RÀ SOÁT PHẠM VI HÀNG HÓA
Điều
70. Các bên liên quan nộp hồ sơ
1. Tổ chức, cá nhân có quyền
nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát bao gồm:
a) Nhà sản xuất trong nước;
b) Nhà sản xuất, xuất khẩu
nước ngoài;
c) Nhà nhập khẩu;
d) Các tổ chức, cá nhân sử
dụng hàng hóa nhập khẩu.
2. Bộ trưởng Bộ Công Thương
xem xét quyết định rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ
thương mại trên cơ sở Hồ sơ yêu cầu rà soát.
Điều
71. Nội dung rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
Việc rà soát phạm vi hàng
hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm các nội dung sau:
1. So sánh hàng hóa nhập
khẩu và hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp sản
xuất trong nước;
2. Khả năng thay thế của
hàng hóa nhập khẩu;
3. Năng lực sản xuất hàng
hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp của ngành sản xuất trong
nước.
Điều
72. Quyết định về kết quả rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng
vệ thương mại
Căn cứ kết luận rà soát của
Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành một trong các quyết định
sau đây:
1. Không điều chỉnh phạm vi
hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
2. Thu hẹp phạm vi hàng hóa
bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
3. Miễn
trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với nhà nhập khẩu cụ thể.
CHỐNG
LẨN TRÁNH BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI
Mục 1. HÀNH VI LẨN TRÁNH BIỆN
PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI
Điều
73. Mở rộng phạm vi áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
Phạm vi áp dụng biện pháp
phòng vệ thương mại có thể được mở rộng đối với hàng hóa lẩn tránh biện pháp
phòng vệ thương mại như sau:
1. Nguyên vật liệu, linh
kiện hoặc vật tư có xuất xứ từ nước bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
nhập khẩu vào Việt Nam để sản xuất hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ
thương mại;
2. Hàng hóa tương tự với
hàng hóa đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có xuất xứ tư nước thứ
ba mà hàng hóa đó sử dụng nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư có xuất xứ từ
nước đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
3. Hàng hóa nhập khẩu có
xuất xứ từ nước đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có sự khác biệt
không đáng kể so với hàng hóa đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
4. Hàng hóa bị áp dụng biện
pháp phòng vệ thương mại được chuyển tải thông qua nước thứ ba;
5. Hàng hóa bị áp dụng biện
pháp phòng vệ thương mại được thay đổi hình thức kinh doanh và kênh phân phối
để hưởng lợi từ mức áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thấp hơn mức đang áp
dụng.
Điều
74. Hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua sản xuất, lắp ráp
tại Việt Nam
Hàng hóa mô tả tại khoản 1
Điều 73 của Nghị định này bị coi là lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại
thông qua sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Hàng hóa tương tự với
hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được sản xuất, lắp ráp tại
Việt Nam từ nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư nhập khẩu từ nước bị áp dụng
biện pháp phòng vệ thương mại được bán với giá thấp hơn giá thông thường của
hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
2. Nguyên vật liệu, linh
kiện hoặc vật tư có xuất xứ từ nước bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
được nhập khẩu vào Việt Nam với mục đích chủ yếu để sản xuất hàng hóa bị áp
dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
3. Hoạt động sản xuất, lắp
ráp gia tăng đáng kể tại Việt Nam ngay trước hoặc kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công
Thương quyết định điều tra;
4. Nguyên vật liệu, linh
kiện hoặc vật tư có xuất xứ từ nước bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
chiếm ít nhất 60% tổng giá trị nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư để sản
xuất, lắp ráp hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tại Việt Nam.
Trong trường hợp giá trị giá
tăng trong quá trình sản xuất, lắp ráp hàng hóa quy định tại Điều 74 của Nghị
định này lớn hơn 25% tổng chi phí sản xuất hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng
vệ thương mại, việc nhập khẩu nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư không bị
coi là lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại. Trong trường hợp cần thiết, Cơ
quan điều tra có thể xem xét tỷ lệ giá trị gia tăng trong tổng chi phí sản xuất
khác phù hợp với đặc điểm của ngành sản xuất đó.
Điều
76. Hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua sản xuất, lắp ráp
tại nước thứ ba
Hàng hóa được mô tả tại
khoản 2 Điều 73 của Nghị định này bị coi là lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương
mại khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Giá xuất khẩu của hàng
hóa từ nước thứ ba vào Việt Nam thấp hơn giá thông thường của hàng hóa bị điều
tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại ban đầu;
2. Khối lượng, số lượng hàng
hóa nhập khẩu vào Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lượng bán hàng của
nhà sản xuất, xuất khẩu;
3. Khối lượng, số lượng hàng
hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt đầu và gia tăng đáng kể ngay trước hoặc kể từ
ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra;
4. Nguyên vật liệu, linh
kiện hoặc vật tư có xuất xứ từ nước bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
chiếm ít nhất 60% tổng giá trị nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư của hàng
hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại xuất khẩu vào Việt Nam.
Hàng hóa được mô tả tại
khoản 3 Điều 73 của Nghị định này được xem là lẩn tránh biện pháp phòng vệ
thương mại khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Khối lượng, số lượng nhập
khẩu hàng hóa được mô tả tại khoản 3 Điều 73 của Nghị định này gia tăng đáng kể
so với khối lượng, số lượng nhập khẩu hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ
thương mại vào Việt Nam của nhà sản xuất, xuất khẩu;
2. Khối lượng, số lượng nhập
khẩu hàng hóa được mô tả tại khoản 3 Điều 73 của Nghị định này gia tăng đáng kể
ngay trước hoặc kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra.
Điều
78. Xác định sự khác biệt không đáng kể
Sự khác biệt không đáng kể
quy định tại khoản 3 Điều 73 của Nghị định này được xác định khi giữa hàng hóa
nhập khẩu hầu như không có sự khác biệt với hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng
vệ thương mại về đặc điểm, mục đích sử dụng, kênh phân phối và chi phí.
Mục 2.
ĐIỀU TRA VÀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG LẨN TRÁNH BIỆN PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI
Điều
79. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương
mại
1. Hồ sơ yêu cầu áp dụng
biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm Đơn yêu cầu áp
dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và các thông tin,
tài liệu có liên quan.
2. Đơn yêu cầu áp dụng biện
pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại gồm các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ và thông tin
cần thiết khác của Bên yêu cầu;
b) Mô tả hàng hóa nhập khẩu
là đối tượng bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ
thương mại bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần;
các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản
xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam; mã số hàng hóa theo Danh
mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp
dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại từng thời kỳ;
c) Mô tả khối lượng, số
lượng của hàng hóa nhập khẩu quy định tại Điều 73 của Nghị định này;
d) Mô tả khối lượng, số
lượng của hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước;
đ) Thông tin về giá xuất
khẩu của hàng hóa được mô tả theo quy định tại điểm b khoản này tại thời điểm
nhập khẩu vào Việt Nam trong thời hạn tối thiểu 12 tháng trước khi Bên yêu cầu
nộp Hồ sơ hoặc trước khi Cơ quan điều tra lập hồ sơ theo quyết định của Bộ
trưởng Bộ Công Thương;
e) Thông tin, số liệu, chứng
cứ về các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại mà Bên yêu cầu cáo
buộc;
g) Tên, địa chỉ và thông tin
cần thiết khác của tất cả Bên bị yêu cầu;
h) Yêu cầu cụ thể về việc áp
dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, thời hạn áp dụng
và mức độ áp dụng.
Trong trường hợp không có
Bên yêu cầu nhưng có dấu hiệu về hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương
mại, Cơ quan điều tra tiến hành lập Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn
tránh biện pháp phòng vệ thương mại gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét quyết
định điều tra.
Điều
81. Trình tự, thủ tục, nội dung điều tra
1. Trong thời hạn 15 ngày kể
từ ngày nhận được Hồ sơ yêu cầu, Cơ quan điều tra có trách nhiệm xem
xét tính đầy đủ và hợp lệ của Hồ sơ yêu cầu.
2. Trong trường hợp Hồ sơ
yêu cầu chưa đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra thông báo cho tổ chức, cá nhân
nộp hồ sơ và tổ chức, cá nhân đó có ít nhất 30 ngày để bổ sung các nội dung còn
thiếu theo yêu cầu của Cơ quan điều tra.
3. Trong thời hạn 45 ngày kể
từ ngày nhận được Hồ sơ yêu cầu đầy đủ, hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Công Thương xem
xét quyết định điều tra căn cứ kết quả thẩm định Hồ sơ yêu cầu của Cơ quan điều
tra.
4. Việc điều tra chống lẩn
tránh biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm các nội dung sau đây:
a) Xác định hành vi lẩn
tránh biện pháp phòng vệ thương mại;
b) Sự thay đổi dòng chảy
thương mại từ các nước xuất xứ hoặc nước xuất khẩu hàng hóa sau khi quyết định
áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có hiệu lực và sự thay đổi này là nguyên
nhân của việc lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đang có hiệu lực;
c) Thiệt hại của ngành sản
xuất trong nước hoặc sự giảm hiệu quả của biện pháp phòng vệ thương mại đang có
hiệu lực.
1. Thời hạn điều tra áp dụng
biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại không quá 06 tháng kể
từ ngày có quyết định điều tra.
2. Trong trường hợp đặc
biệt, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định gia hạn điều tra nhưng không
quá 06 tháng.
Điều
83. Áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại
1. Trong thời hạn 15 ngày kể
từ khi Cơ quan điều tra gửi kết luận cuối cùng, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban
hành quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp
phòng vệ thương mại.
2. Trong trường hợp quyết
định áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp
phòng vệ thương mại đang có hiệu lực sẽ được mở rộng áp dụng đối với từng nhà
sản xuất, xuất khẩu hàng hóa được mô tả tại Điều 73 của Nghị định này và xác
định có hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
3. Thời hạn áp dụng biện
pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại chấm dứt khi thời hạn áp
dụng biện pháp phòng vệ thương mại ban đầu hết hiệu lực.
XỬ
LÝ BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI ÁP DỤNG ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA VIỆT
NAM
1. Hoạt động trợ giúp thương
nhân Việt Nam bị nước nhập khẩu điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
quy định tại Điều 76 của Luật Quản lý ngoại thương được
thực hiện trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của thương nhân, hiệp hội ngành, nghề
liên quan.
2. Việc khởi kiện nước nhập
khẩu quy định tại Điều 90 của Nghị định này được Bộ Công Thương thực hiện dựa
trên cơ sở thông tin thu thập và sau khi phối hợp, trao đổi các bộ, cơ quan
ngang bộ, các cơ quan có thẩm quyền khác, báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt phương án khởi kiện.
3. Bộ Tài chính bảo đảm ngân
sách đặc thù cho các hoạt động trợ giúp thương nhân theo quy định tại Điều 76 của Luật Quản lý ngoại thương.
4. Các hoạt động trợ giúp
bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của thương nhân Việt Nam phù hợp với
quy định pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều
85. Cung cấp thông tin liên quan đến vụ việc
Các thông tin cung cấp cho
thương nhân theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 76 của Luật
Quản lý ngoại thương là các thông tin được cơ quan có liên quan của nước nhập
khẩu công bố hoặc được phép công bố theo các quy định tại Điều ước quốc
tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều
86. Hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài
1. Bộ Công Thương xây dựng
và vận hành hệ thống cảnh báo sớm khả năng xảy ra vụ kiện phòng vệ thương mại
của nước ngoài để thông tin cho doanh nghiệp, hiệp hội ngành, nghề để phòng,
tránh và chuẩn bị đối phó với các vụ kiện.
2. Bộ Công Thương quy định
việc tổ chức và vận hành hệ thống cảnh báo sớm.
Việc trao đổi với nước nhập
khẩu đang điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo quy định
tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Luật Quản lý ngoại thương
được thực hiện thông qua các hình thức thích hợp do Bộ Công Thương chủ trì, phù
hợp quy định pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trong trường hợp thương nhân
Việt Nam bị nước nhập khẩu điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp quy định
tại khoản 2 Điều 76 của Luật Quản lý ngoại thương, Bộ Công
Thương chủ trì xây dựng phương án phối hợp với cơ quan liên quan của nước nhập
khẩu như sau:
1. Thực hiện tham vấn với cơ
quan điều tra nước ngoài về các chương trình trợ cấp bị cáo buộc của Việt Nam;
2. Cung cấp các thông tin,
tài liệu theo yêu cầu của cơ quan điều tra nước ngoài đối với Chính phủ liên
quan đến các chương trình trợ cấp bị cáo buộc của Việt Nam phù hợp với quy định
pháp luật hiện hành;
3. Tổ chức làm việc với cơ
quan điều tra nước ngoài trong quá trình điều tra tại chỗ về các chương trình
trợ cấp bị cáo buộc của Việt Nam;
4. Các hoạt động phù hợp
khác.
1. Bộ Công Thương chủ trì,
phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, tổ chức, cá nhân có liên quan xây dựng
phương án yêu cầu bồi thường theo các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Bộ Công Thương chủ trì,
tiến hành tham vấn với cơ quan liên quan của nước nhập khẩu về phương án yêu
cầu bồi thường đã được phê duyệt tại khoản 1 Điều này và ban hành quyết định
triển khai phương án cụ thể.
3. Trong trường hợp Chính
phủ Việt Nam và chính phủ nước nhập khẩu không đạt được thỏa thuận về vấn đề
bồi thường, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, tổ chức,
cá nhân có liên quan xây dựng phương án trả đũa theo các Điều ước quốc tế mà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thành viên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt và ban hành quyết định triển khai phương án trả đũa đã được phê
duyệt.
4. Quy trình, thủ tục tiến
hành việc yêu cầu bồi thường, trả đũa được thực hiện phù hợp với pháp luật Việt
Nam và Điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên.
1. Bộ Công Thương chủ trì,
phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khác
xem xét khởi kiện theo điểm c khoản 1 Điều 76 của Luật Quản lý
ngoại thương trên cơ sở thông tin thu thập hoặc theo đề nghị bằng văn bản
của thương nhân, hiệp hội ngành, nghề có liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính
phủ, triển khai phương án khởi kiện đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Trong trường hợp thương
nhân, hiệp hội ngành, nghề có liên quan gửi văn bản đề nghị khởi kiện, văn bản
đề nghị cần có các nội dung sau đây:
a) Mô tả biện pháp phòng vệ
thương mại mà nước ngoài điều tra, áp dụng;
b) Thiệt hại do việc điều
tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại quy định tại điểm a khoản này;
c) Mô tả các vi phạm Điều
ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
d) Đề xuất của thương nhân,
hiệp hội ngành, nghề;
đ) Các thông tin, tài liệu
liên quan khác mà thương nhân, hiệp hội ngành, nghề cho là cần thiết.
3. Quy trình, thủ tục khởi
kiện nước nhập khẩu điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thực hiện
theo quy định trong các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên.
4. Các thông tin, tài liệu
trong quá trình xem xét, đánh giá trước khi khởi kiện, trong quá trình kiện
hoặc các thông tin mà các bên liên quan yêu cầu bảo mật được coi là các thông
tin mật theo quy định của pháp luật hiện hành.
5. Thương nhân, hiệp hội
ngành, nghề có liên quan đã gửi văn bản đề nghị theo khoản 2 Điều này có trách
nhiệm phối hợp đầy đủ với Bộ Công Thương trong quá trình kiện nước nhập khẩu
điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
1. Bộ Công Thương xem xét
đăng ký tham gia bên liên quan khi nước ngoài điều tra, áp dụng biện pháp phòng
vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
2. Bộ Công Thương xem xét
đăng ký tham gia bên thứ ba trong các vụ việc giải quyết tranh chấp tại Tổ chức
thương mại thế giới trong trường hợp vụ việc có liên quan đến quyền, lợi ích
của Việt Nam trong lĩnh vực phòng vệ thương mại. Trong trường hợp cần thiết, Bộ
Công Thương tham khảo ý kiến các bộ, ngành liên quan để xem xét đăng ký tham
gia.
3. Bộ Công Thương có thể xem
xét cung cấp các thông tin, tài liệu trong quá trình tham gia bên thứ ba tại
khoản 2 Điều này trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của tổ chức, cá nhân với điều
kiện các tài liệu, thông tin đó được phép công bố theo quy định của các Điều
ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều
92. Sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý
1. Bộ Công Thương xem xét sử
dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong quá trình thực thi các quy định tại Điều 76 của Luật Quản lý ngoại thương. Các bộ, cơ quan ngang
bộ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương trong quá trình lựa chọn dịch vụ
tư vấn pháp lý trong trường hợp Bộ Công Thương có đề nghị bằng văn bản.
2. Bộ Công Thương quy định
tiêu chí lựa chọn dịch vụ tư vấn pháp lý phù hợp.
3. Bộ Tài chính bảo đảm ngân
sách đặc thù cho việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong các hoạt động trợ
giúp thương nhân theo quy định tại Điều 76 của Luật Quản lý
ngoại thương.
Điều
93. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý, hiệp hội ngành, nghề, thương nhân
1. Cơ chế phối hợp giữa các
cơ quan quản lý, hiệp hội ngành, nghề, thương nhân dựa trên nguyên tắc sau:
a) Bộ Công Thương chủ trì,
các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền khác, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối
hợp kịp thời với Bộ Công Thương trong hoạt động trợ giúp thương nhân theo Điều 76 của Luật Quản lý ngoại thương;
b) Các bộ, cơ quan ngang bộ,
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khác tổ
chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm về các thông tin, tài liệu, ý kiến
đánh giá cung cấp cho Bộ Công Thương khi xử lý các biện pháp phòng vệ thương mại
đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
2. Nội dung phối hợp được
thực hiện như sau:
a) Các bộ, cơ quan ngang bộ,
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khác,
trong phạm vi quyền hạn, chức năng, chịu trách nhiệm cung cấp thông tin, tài
liệu, ý kiến đánh giá trên cơ sở đề nghị của Bộ Công Thương, giải trình các nội
dung khi cơ quan điều tra nước ngoài điều tra tại chỗ theo sự điều phối của Bộ
Công Thương;
b) Hiệp hội ngành, nghề phối
hợp với Bộ Công Thương theo dõi các thông tin về thị trường xuất khẩu để đánh
giá nguy cơ nước ngoài điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với hàng
hóa xuất khẩu của Việt Nam, thông báo các thông tin liên quan đến vụ việc nước
ngoài điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tới các thành viên, xem
xét tham gia bên liên quan trong vụ việc, thực hiện các hoạt động khác theo đề
nghị của Bộ Công Thương;
c) Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam, trong phạm vi chức năng, quyền hạn, phối hợp với Bộ Công
Thương hướng dẫn, trợ giúp các thương nhân khi bị nước ngoài điều tra, áp dụng
các biện pháp phòng vệ thương mại, thực hiện các hoạt động trợ giúp khác theo
đề nghị của Bộ Công Thương;
d) Cơ quan đại diện Việt Nam
tại nước ngoài có trách nhiệm thu thập, theo dõi thông tin, thông báo của cơ
quan liên quan của nước nhập khẩu về các biện pháp phòng vệ thương mại và kịp
thời thông báo về Bộ Công Thương, hỗ trợ tìm hiểu các dịch vụ tư vấn pháp lý
theo đề nghị của Bộ Công Thương;
đ) Bộ Tài chính phối hợp với
Bộ Công Thương trong các hoạt động trợ giúp thương nhân theo các quy định tại
chương này, yêu cầu cơ quan hải quan cung cấp kịp thời số liệu xuất khẩu, nhập
khẩu theo đề nghị của cơ quan có liên quan của Bộ Công Thương;
e) Bộ Ngoại giao phối hợp
với Bộ Công Thương trong các hoạt động trợ giúp thương nhân theo các quy định
tại chương này, chỉ đạo cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài chủ động làm
việc với cơ quan có liên quan nước nhập khẩu để tìm hiểu, theo dõi,
tổng hợp thông tin vụ việc, thông báo kịp thời về Bộ Công Thương và phối hợp với
Bộ Công Thương xây dựng phương án xử lý;
g) Tư pháp phối hợp với Bộ
Công Thương trong các hoạt động trợ giúp thương nhân theo các quy định tại
chương này, phối hợp nghiên cứu, đánh giá các quy định pháp lý của Tổ chức
thương mại thế giới, của các nước về các biện pháp phòng vệ thương mại;
h) Thương nhân có văn bản đề
nghị trợ giúp có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương trong quá trình xử lý
vụ việc, chịu trách nhiệm về các thông tin, tài liệu cung cấp cho Bộ Công
Thương.
1. Nghị định này có hiệu lực
thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2018.
2. Các Nghị định sau đây hết
hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:
a) Nghị định số
150/2003/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành Pháp lệnh về Tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam;
b) Nghị định số
89/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Pháp lệnh Chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập
khẩu vào Việt Nam;
c) Nghị định số
90/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;
d) Nghị định số
04/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về việc thành lập và quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử lý vụ việc
chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.
1. Bộ trưởng Bộ Công Thương
chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn
thủ tục thu, nộp ngân sách nhà nước các khoản thu từ biện pháp phòng vệ thương
mại áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, thủ tục hoàn trả thuế
phòng vệ thương mại.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định
này.
Kể từ ngày Nghị định này có
hiệu lực thi hành, các vụ việc phòng vệ thương mại đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ khiếu nại, điều tra trước ngày Nghị định này có hiệu
lực thì được tiếp tục xem xét, giải quyết theo quy định của Nghị định số
150/2003/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh
về Tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam, Nghị định số
89/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 quy định chi tiết thi hành một số điều
của Pháp lệnh Chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và Nghị định số
90/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 quy định chi tiết thi hành một số điều
của Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét