CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 49/2019/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2019 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CÔNG AN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Công an nhân dân.
Nghị định này quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Công an nhân dân về: chế độ, chính sách đối v đối với công nhân công an; kéo dài hạn tuổi phục vụ của sĩ quan Công an nhân dân.ới sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân thôi phục vụ trong Công an nhân dân, hy sinh, từ trần; chế độ, chính sách
Điều 2. Tiền lương và thời gian công tác để tính hưởng chế độ
1. Tiền lương để tính hưởng chế độ
a) Tiền lương để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại điểm a khoản 4 Điều 3 Nghị định này được tính bằng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm (60 tháng) cuối trước khi sĩ quan, hạ sĩ quan nghỉ hưu;
b) Tiền lương để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại điểm b khoản 4 Điều 3, điểm b khoản 2 Điều 5 và khoản 2 Điều 8 Nghị định này là tiền lương (bao gồm: Tiền lương theo cấp bậc hàm, ngạch, bậc đối với sĩ quan, hạ sĩ quan; tiền lương theo nhóm, ngạch, bậc đối với công nhân công an và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung hoặc mức chênh lệch bảo lưu) của tháng liền kề trước thời điểm sĩ quan, hạ sĩ quan và công nhân công an thôi việc, hy sinh, từ trần.
2. Thời gian công tác để tính hưởng chế độ
a) Thời gian công tác để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại khoản 4 Điều 3 và điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị đinh này là tổng thời gian công tác, học tập, làm việc có đóng bảo hiểm xã hội chưa được hưởng trợ cấp một lần (xuất ngũ, thôi việc);
b) Khi tính thời gian công tác quy định tại điểm a khoản này và khoản 1 Điều 8 Nghị định này nếu đứt quãng thì được cộng dồn, nếu có tháng lẻ thì được tính như sau: Dưới 03 tháng không tính, từ đủ 03 tháng đến đủ 06 tháng được tính là 1/2 năm, từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng được tính tròn là 01 năm.
Điều 3. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân nghỉ hưu
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan được nghỉ hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
b) Hết hạn tuổi phục vụ theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 30 Luật Công an nhân dân năm 2018 và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;
c) Nam đủ 25 năm, nữ đủ 20 năm phục vụ trong Công an nhân dân trở lên, trong đó có ít nhất 5 năm được tính thâm niên công an và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên nhưng chưa đủ điều kiện về tuổi nghỉ hưu mà Công an nhân dân không còn nhu cầu bố trí hoặc không chuyển ngành hoặc sĩ quan, hạ sĩ quan tự nguyện xin nghỉ.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan khi nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí, nếu đã được thăng cấp bậc hàm, nâng bậc lương được 2/3 thời hạn trở lên và được đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên thì được thăng cấp, nâng 01 bậc lương (trừ trường hợp thăng cấp bậc hàm cấp tướng).
3. Sĩ quan, hạ sĩ quan khi nghỉ hưu được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trợ cấp một lần của thời gian tăng thêm do quy đổi quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này.
4. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghỉ hưu trước hạn tuổi phục vụ cao nhất quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 30 Luật Công an nhân dân năm 2018 từ đủ 01 năm (12 tháng) trở lên do thay đổi tổ chức, biên chế theo quyết định của cấp có thẩm quyền thì ngoài chế độ theo quy định tại khoản 3 Điều này còn được hưởng trợ cấp một lần như sau:
a) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi;
b) Được trợ cấp bằng 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ 01 năm công tác được trợ cấp bằng 1/2 tiền lương của tháng liền kề trước khi nghỉ hưu.
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội hưởng lương từ ngân sách nhà nước được hưởng các chế độ sau:
a) Được ưu tiên bố trí việc làm phù hợp với ngành nghề chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ; được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết phù hợp với công việc đảm nhận;
b) Được miễn thi tuyển nếu chuyển ngành về cơ quan cũ hoặc chuyển ngành theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Được xếp và hưởng lương theo công việc mới, chức vụ mới kể từ ngày có quyết định chuyển ngành. Trường hợp tiền lương theo ngạch, bậc được xếp thấp hơn tiền lương cấp bậc hàm của sĩ quan, hạ sĩ quan được hưởng tại thời điểm chuyển ngành thì được bảo lưu mức lương và phụ cấp thâm niên tại thời điểm chuyển ngành trong thời gian tối thiểu là 18 tháng kể từ khi có quyết định chuyển ngành và do cơ quan, đơn vị mới chi trả. Việc tiếp tục cho hưởng lương bảo lưu ngoài thời gian 18 tháng do Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức xem xét, quyết định phù hợp với tương quan tiền lương nội bộ. Trong thời gian hưởng bảo lưu lương thì mức tiền lương chênh lệch bảo lưu giảm tương ứng khi cán bộ, công chức, viên chức được nâng lương hoặc được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung trong ngạch hoặc được nâng ngạch. Sau thời gian bảo lưu tiền lương, cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục được hưởng mức phụ cấp thâm niên nghề tại thời điểm chuyển ngành hoặc được cộng nối để tính hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên.
d) Được hưởng trợ cấp một lần của thời gian tăng thêm do quy đổi quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này;
đ) Trường hợp do yêu cầu điều động trở lại phục vụ trong Công an nhân dân thì thời gian chuyển ngành được tính vào thời gian công tác liên tục để xét thăng cấp bậc hàm, tính thâm niên công tác.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 và khoản 2 Điều 8 Nghị định này và được bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyển sang công nhân công an được hưởng các chế độ sau:
a) Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyển sang công nhân công an và hưởng lương từ ngân sách nhà nước được xếp lương theo công việc mới đảm nhận. Trường hợp tiền lương theo công việc mới đảm nhận thấp hơn tiền lương của sĩ quan, hạ sĩ quan tại thời điểm chuyển thì được bảo lưu mức lương cấp bậc hàm, phụ cấp thâm niên nghề và phụ cấp thâm niên vượt khung đến khi được nâng bậc lương hoặc hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng hoặc cao hơn.
Trường hợp do yêu cầu công tác được điều trở lại là sĩ quan, hạ sĩ quan thì thời gian là công nhân công an được tính vào thời gian công tác liên tục để xét thăng cấp bậc hàm, nâng lương;
b) Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyển sang công nhân công an không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được thực hiện chế độ quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 5. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân xuất ngũ
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan thôi phục vụ trong Công an nhân dân được xuất ngũ về địa phương khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Không đủ điều kiện để nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này và không chuyển ngành;
b) Đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này mà có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần để ra nước ngoài định cư hoặc đang mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ trướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan xuất ngũ được hưởng các chế độ sau:
a) Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác theo quy định của pháp luật;
b) Trợ cấp một lần: Cứ mỗi năm công tác được tính bằng một tháng tiền lương hiện hưởng;
c) Trợ cấp một lần của thời gian tăng thêm do quy đổi quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này;
d) Sĩ quan, hạ sĩ quan quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 lần mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất ngũ; được ưu tiên vào học nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc giới thiệu việc làm tại các trung tâm dịch vụ việc làm của các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và các tổ chức kinh tế - xã hội khác; được ưu tiên tuyển chọn theo các chương trình hợp tác đưa người đi lao động nước ngoài.
3. Sĩ quan, hạ sĩ quan đã xuất ngũ về địa phương trong thời gian không quá 01 năm (12 tháng) kể từ ngày quyết định xuất ngũ có hiệu lực:
a) Nếu tìm được việc làm mới và có yêu cầu chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì phải hoàn trả chế độ trợ cấp đã nhận theo quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều này;
b) Nếu chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc có nguyện vọng được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì phải hoàn trả lại chế độ trợ cấp đã nhận theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
4. Bộ trưởng Bộ Công an quy định trình tự, thủ tục xuất ngũ đối với sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân.
Điều 6. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân nghỉ theo chế độ bệnh binh
Sĩ quan, hạ sĩ quan nghỉ theo chế độ bệnh binh được hưởng các quyền lợi sau:
1. Chế độ về ưu đãi người có công với cách mạng và chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
2. Trợ cấp một lần của thời gian tăng thêm do quy đổi quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này.
1. Thân nhân của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ hy sinh được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và được hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 và khoản 2 Điều 8 Nghị định này.
2. Thân nhân của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ từ trần được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 và khoản 2 Điều 8 Nghị định này.
3. Thân nhân của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ hy sinh, từ trần được hưởng chế độ trợ cấp quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này bao gồm: Vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp hoặc người khác mà sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trước khi hy sinh, từ trần có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn, ngành nghề có tính chất đặc thù được quy đổi để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần khi thôi phục vụ trong Công an nhân dân như sau:
a) Được quy đổi 01 năm bằng 01 năm 06 tháng đối với thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu;
b) Được quy đổi 01 năm bằng 01 năm 04 tháng đối với thời gian công tác ở địa bàn có phụ cấp đặc biệt với mức 100% hoặc công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật;
c) Được quy đổi 01 năm bằng 01 năm 02 tháng đối với thời gian công tác ở địa bàn có phụ cấp khu vực từ hệ số 0,7 trở lên hoặc công việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật;
d) Trường hợp trong cùng một thời gian công tác, sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân được hưởng 02 hoặc 03 mức quy đổi quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì chỉ được hưởng theo mức cao nhất.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan có thời gian tăng thêm do quy đổi theo quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp một lần với mức cứ 01 năm được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương của tháng liền kề trước khi sĩ quan, hạ sĩ quan thôi phục vụ trong Công an nhân dân hoặc hy sinh, từ trần.
CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN CÔNG AN
Điều 9. Chế độ tiền lương đối với công nhân công an
1. Bảng lương đối với công nhân công an quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức danh công việc đối với từng nhóm, ngạch lương.
2. Nâng bậc lương, nâng ngạch đối với công nhân công an
a) Công nhân công an hoàn thành công việc được giao, đạt tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật quy định và chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch thì được xét nâng một bậc lương thường xuyên sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương đối với người có hệ số lương từ 3,95 trở xuống và sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương đối với người có hệ số lương trên 3,95.
Trong thời hạn xét nâng bậc lương, nếu không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật hình thức khiển trách thì kéo dài thời hạn nâng bậc lương 06 tháng; nếu bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên thì kéo dài thời hạn nâng bậc lương 12 tháng.
Trường hợp lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nâng bậc lương trước thời hạn tối đa 12 tháng hoặc vượt bậc;
b) Công nhân công an hoàn thành tốt hoặc hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ được giao, có năng lực đảm nhận vị trí công việc cao hơn trong cùng ngành, nghề chuyên môn kỹ thuật, có văn bằng phù hợp thì được xét nâng ngạch.
3. Chuyển xếp lương vào Bảng lương công nhân công an
a) Khi chuyển xếp lương không được kết hợp nâng bậc lương hoặc nâng ngạch lương;
b) Việc chuyển xếp lương từ hệ số lương đang hưởng vào hệ số lương quy định tại Bảng lương công nhân công an ban hành tại Phụ lục kèm theo Nghị định này được căn cứ vào thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội (nếu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đứt quãng chưa hưởng chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn), phù hợp với vị trí việc làm và quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp có hệ số lương mới được xếp cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung thấp hơn hệ số lương đang hưởng cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung và phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh thì được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương, phụ cấp thâm niên vượt khung và phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh đang hưởng. Hệ số chênh lệch bảo lưu giảm dần khi được nâng bậc lương.
4. Công nhân công an được hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp bao gồm:
a) Phụ cấp thâm niên vượt khung;
b) Phụ cấp khu vực;
c) Phụ cấp đặc biệt;
d) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm;
đ) Phụ cấp trách nhiệm công việc;
Điều kiện, thời gian và mức hưởng của các loại phụ cấp tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này được thực hiện như quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
e) Phụ cấp công vụ:
- Áp dụng đối với công nhân công an hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
- Điều kiện, thời gian và mức hưởng phụ cấp công vụ được thực hiện như quy định tại Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về chế độ phụ cấp công vụ.
g) Phụ cấp, trợ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:
Điều kiện, thời gian và mức hưởng được thực hiện như quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
5. Nguồn kinh phí thực hiện
a) Đối với đơn vị dự toán do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
b) Đối với các doanh nghiệp được tính vào các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
6. Công nhân công an áp dụng bảng lương quy định tại Nghị định này không được hưởng phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh quy định tại điểm đ khoản 8 Điều 6 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Điều 10. Chế độ phụ cấp thâm niên đối với công nhân công an
1. Mức phụ cấp
Công nhân công an có thời gian phục vụ trong Công an nhân dân đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (12 tháng) được tính thêm 1%.
Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Thời gian tính hưởng phụ cấp
a) Thời gian phục vụ trong Công an nhân dân;
b) Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành, nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này để tính hưởng phụ cấp thâm niên.
3. Thời gian không tính hưởng phụ cấp
a) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
b) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
c) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam, sau đó bị kỷ luật buộc thôi việc.
Điều 11. Hạn tuổi phục vụ của công nhân công an
1. Nam đủ 60 tuổi.
2. Nữ đủ 55 tuổi.
Điều 12. Hình thức, điều kiện thôi phục vụ của công nhân công an
1. Công nhân công an được nghỉ hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
b) Nam đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này, nhưng do thay đổi tổ chức biên chế mà Công an nhân dân không còn nhu cầu bố trí sử dụng;
c) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, trong đó có 15 năm là công nhân công an.
2. Công nhân công an chuyển ngành khi được cấp có thẩm quyền đồng ý và cơ quan, tổ chức nơi đến tiếp nhận.
3. Công nhân công an thôi việc khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chưa hết hạn tuổi phục vụ theo quy định tại Điều 11 Nghị định này mà có nguyện vọng thôi phục vụ trong Công an nhân dân và được cấp có thẩm quyền đồng ý;
b) Do thay đổi tổ chức biên chế mà Công an nhân dân không còn nhu cầu bố trí sử dụng và không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này;
c) Công nhân công an không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này mà có phẩm chất đạo đức không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hoặc không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ 02 năm liên tiếp hoặc không đủ tiêu chuẩn về sức khỏe;
d) Đủ điều kiện nghỉ hưu theo khoản 1 Điều này mà có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần để ra nước ngoài định cư hoặc đang mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ trướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
1. Chế độ, chính sách đối với công nhân công an nghỉ hưu
a) Công nhân công an thuộc trường hợp quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 12 Nghị định này được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
b) Công nhân công an thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định này khi nghỉ hưu không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi; được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và chế độ trợ cấp một lần quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này.
2. Chế độ, chính sách đối với công nhân công an thôi việc
a) Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác theo quy định của pháp luật;
b) Được hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
3. Chế độ, chính sách đối với công nhân công an chuyển ngành
a) Công nhân công an chuyển ngành sang làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi nghỉ hưu được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, được điều động trở lại phục vụ trong Công an nhân dân thì thời gian chuyển ngành được tính vào thời gian công tác liên tục để xét nâng lương, thâm niên công tác;
b) Công nhân công an chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định này và được bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
4. Chế độ, chính sách đối với thân nhân của công nhân công an hy sinh, từ trần
a) Thân nhân của công nhân công an hy sinh được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và được hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định này;
b) Thân nhân của công nhân công an từ trần được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định này;
c) Thân nhân của công nhân công an quy định tại điểm a và b khoản này bao gồm các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này.
5. Công nhân công an có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành nghề có tính chất đặc thù khi thôi phục vụ trong Công an nhân dân hoặc hy sinh, từ trần được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này.
KÉO DÀI HẠN TUỔI PHỤC VỤ CỦA SĨ QUAN CÔNG AN NHÂN DÂN
1. Sĩ quan Công an nhân dân là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia cao cấp có thể được kéo dài hạn tuổi phục vụ để giảng dạy, nghiên cứu khoa học, công nghệ ở cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu trong Công an nhân dân.
2. Sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều này được kéo dài hạn tuổi phục vụ khi có đủ các điều kiện sau:
a) Đơn vị trực tiếp sử dụng sĩ quan có nhu cầu và còn thiếu biên chế so với ấn định;
b) Có sức khỏe, phẩm chất, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và tự nguyện tiếp tục làm việc theo yêu cầu.
3. Sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều này có thể được kéo dài hạn tuổi phục vụ một hoặc nhiều lần, mỗi lần không quá 02 năm (24 tháng). Tổng thời gian kéo dài như sau:
a) Không quá 10 năm đối với giáo sư;
b) Không quá 07 năm đối với phó giáo sư;
c) Không quá 05 năm đối với tiến sĩ, chuyên gia cao cấp.
4. Trong thời gian kéo dài tuổi phục vụ, sĩ quan được kéo dài hạn tuổi phục vụ có quyền đề nghị nghỉ làm việc để hưởng chế độ nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
5. Thẩm quyền kéo dài hạn tuổi phục vụ của sĩ quan là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia cao cấp thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và do cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
6. Bộ trưởng Bộ Công an quy định trình tự, thủ tục kéo dài hạn tuổi phục vụ của sĩ quan Công an nhân dân là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia cao cấp.
Điều 15. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan Công an nhân dân được kéo dài hạn tuổi phục vụ
1. Trong thời hạn kéo dài hạn tuổi phục vụ, sĩ quan thôi giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy.
2. Sĩ quan được kéo dài hạn tuổi phục vụ được hưởng tiền lương và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 7 năm 2019, thay thế Nghị định số 103/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Công an nhân dân.
2. Các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu trong Nghị định này khi được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì nội dung dẫn chiếu trong Nghị định này cũng được điều chỉnh và thực hiện theo văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, thay thế.
Điều 17. Điều khoản chuyển tiếp và sửa đổi
1. Nghị định số 18/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân; Nghị định số 169/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ về huy động tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ công tác công an; Nghị định số 127/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định về bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; Nghị định số 59/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về Giấy chứng minh Công an nhân dân tiếp tục có hiệu lực thi hành đến khi có văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ.
2. Thay cụm từ “Tổng cục trưởng” thành “Cục trưởng” tại điểm b khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 59/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về giấy chứng minh Công an nhân dân.
1. Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này; thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc đề nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để bảo đảm chế độ, chính sách của công nhân công an như công nhân quốc phòng.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./
| TM. CHÍNH PHỦ |
BẢNG LƯƠNG CÔNG NHÂN CÔNG AN
(Kèm theo Nghị định số 49/2019/NĐ-CP, ngày 06/06/2019 của Chính phủ)
NGẠCH, NHÓM, HỆ SỐ LƯƠNG | BẬC LƯƠNG | |||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | |||
Ngạch A | Nhóm 1 | Hệ số lương | 3,50 | 3,85 | 4,20 | 4,55 | 4,90 | 5,25 | 5,60 | 5,95 | 6,30 | 6,65 |
Nhóm 2 | Hệ số lương | 3,20 | 3,55 | 3,90 | 4,25 | 4,60 | 4,95 | 5,30 | 5,65 | 6,00 | 6,35 | |
Ngạch B | Hệ số lương | 2,90 | 3,20 | 3,50 | 3,80 | 4,10 | 4,40 | 4,70 | 5,00 | 5,30 | 5,60 | |
Ngạch C | Hệ số lương | 2,70 | 2,95 | 3,20 | 3,45 | 3,70 | 3,95 | 4,20 | 4,45 | 4,70 | 4,95 |
Ghi chú:
1. Mức lương thực hiện: bằng hệ số lương nhân (x) với mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ.
2. Đối tượng:
- Ngạch A:
+ Nhóm I: Sắp xếp, bố trí theo vị trí công việc yêu cầu trình độ Đại học và trình độ kỹ năng nghề tương ứng.
+ Nhóm II: Sắp xếp, bố trí theo vị trí công việc yêu cầu trình độ Cao đẳng và trình độ kỹ năng nghề tương ứng.
- Ngạch B: Sắp xếp, bố trí theo vị trí công việc yêu cầu trình độ trung cấp và trình độ kỹ năng nghề tương ứng.
- Ngạch C: Sắp xếp, bố trí theo vị trí công việc yêu cầu chứng chỉ sơ cấp và trình độ kỹ năng nghề tương ứng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét