BỘ THÔNG TIN VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01 /VBHN-BTTTT |
Hà Nội, ngày 3 tháng 4 năm 2018 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG IN
Nghị định số
60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in,
có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2014, được sửa đổi, bổ sung
bởi:
Nghị định số
25/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy
định về hoạt động in, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2018.
Căn cứ
Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Theo đề
nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông,
Chính phủ ban hành Nghị định
quy định về hoạt động in1.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1.2 Nghị định này quy định về hoạt động in bao gồm: Điều kiện
hoạt động cơ sở in; chế bản, in, gia công sau in; sao chụp (sau đây gọi là
photocopy); nhập khẩu, quản lý thiết bị ngành in.
Hoạt động
chế bản, in, gia công sau in đối với xuất bản phẩm thực hiện theo quy định của
pháp luật về xuất bản.
2. Nghị định
này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước
ngoài có liên quan đến hoạt động in trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác
thì thực hiện theo điều ước quốc tế đó.
Điều 2.
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị
định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Chế bản
là tạo ra bản phim, bản can, khuôn in để in hoặc bản mẫu để photocopy.
2. In là sử
dụng công nghệ, thiết bị để tạo ra sản phẩm in.
3. Gia công
sau in là sử dụng công nghệ, thiết bị, công cụ, chuyên môn kỹ thuật để thực
hiện các công việc gia công tờ in thành sản phẩm in hoàn chỉnh theo bản mẫu.
4. Sản phẩm
in là sản phẩm được tạo ra bằng công nghệ, thiết bị ngành in trên các loại vật
liệu khác nhau, bao gồm:
a) Báo, tạp
chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí;
b) Mẫu, biểu
mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành;
c) Tem chống
giả;
d) Hóa đơn
tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá
(không bao gồm tiền);
đ) Xuất bản
phẩm theo quy định của pháp luật về xuất bản;
e) Bao bì,
nhãn hàng hóa;
g) Tài liệu,
giấy tờ của tổ chức, cá nhân;
h) Các sản
phẩm in khác.
5. Thiết bị
ngành in là máy móc, công cụ để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn chế bản, in,
gia công sau in, photocopy (sau đây gọi chung là thiết bị in).
6. Cơ sở in
là doanh nghiệp, hộ kinh doanh, đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp thực hiện
đầy đủ hoặc từng công đoạn chế bản, in, gia công sau in.
7. Cơ sở
dịch vụ photocopy là doanh nghiệp, hộ kinh doanh, đơn vị sự nghiệp công lập
trực tiếp cung cấp dịch vụ photocopy.
8. Người
đứng đầu cơ sở in, cơ sở dịch vụ photocopy là người đại diện theo pháp luật
được ghi tên tại một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định bổ
nhiệm của cơ quan có thẩm quyền đối với cơ sở in, cơ sở dịch vụ photocopy là
đơn vị sự nghiệp công lập.
9. Chủ sở
hữu cơ sở in, cơ sở dịch vụ photocopy là tổ chức, cá nhân nắm giữ vốn của cơ sở
in, cơ sở dịch vụ photocopy hoặc là thành viên hợp danh trong trường hợp cơ sở
in, cơ sở dịch vụ photocopy là công ty hợp danh theo quy định của pháp luật về
doanh nghiệp.
Điều 3.
Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động in3
1. Khuyến khích, ưu đãi
đầu tư ứng dụng công nghệ, kỹ thuật, thiết bị in tiết kiệm năng lượng, nguyên
liệu, sức lao động và thân thiện với môi trường; hạn chế sử dụng, không sản
xuất và nhập khẩu thiết bị in có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.
2. Áp dụng
chính sách ưu đãi về đầu tư, thuế, tiền thuê đất đối với hoạt động in phục vụ
nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ trọng yếu khác của đất
nước theo quy định của pháp luật.
Điều
4. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động in
1. Xây dựng
quy hoạch, kế hoạch, chính sách đối với hoạt động in.
2. Xây
dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật trong hoạt động in.
3. Quản lý
đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động in.
4. Quản lý
công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động
in.
5. Quản lý hợp tác
quốc tế trong hoạt động in.
6. Cấp, cấp
lại, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận, xác nhận; quản lý đăng ký,
hoạt động của cơ sở in và quản lý khai báo, hoạt động của cơ sở
dịch vụ photocopy trong hoạt động in.
7. Thực hiện
công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật trong hoạt động in.
8. Thanh
tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong
hoạt động in.
Điều 5.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc thực hiện quản
lý nhà nước về hoạt động in
Bộ Thông tin
và Truyền thông giúp Chính phủ thống nhất thực hiện quản lý nhà nước về hoạt
động in trong phạm vi cả nước, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Chủ trì,
phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc
trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hoạt
động in, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách của Nhà nước
đối với hoạt động in.
2. Quản lý,
tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động in;
xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động in; tổ
chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ trong hoạt động in.
3. Quản lý,
tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực in.
4. Cấp, cấp
lại, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận; xác nhận đăng ký
và quản lý hoạt động của cơ sở in theo thẩm quyền.
5. Hướng
dẫn, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và ban hành thống nhất các
biểu mẫu sử dụng trong hoạt động in.
6. Yêu cầu
tổ chức, cá nhân tạm dừng việc chế bản, in, gia công sau in đối với sản phẩm in
khi phát hiện sản phẩm in đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
7. Chủ trì,
phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thành lập tổ chức liên ngành ở Trung ương
về phòng, chống các hành vi vi phạm trong hoạt động in và lợi dụng hoạt động in
để sản xuất hàng giả.
8. Thực hiện
công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật trong hoạt động in theo quy định của
pháp luật.
9. Thanh
tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt
động in theo thẩm quyền.
Điều 6.
Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc phối hợp thực hiện quản lý
nhà nước về hoạt động in
1. Bộ Kế
hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và
các cơ quan liên quan ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có
thẩm quyền ban hành các quy định của Nhà nước về ưu đãi đầu tư đối với hoạt
động in quy định tại Điều 3 Nghị định này.
2. Bộ Tài
chính chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên
quan ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy
định ưu đãi về thuế, các khoản phải nộp ngân sách nhà nước đối với hoạt động in
và bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật để thực
hiện quy định tại Điều 3 Nghị định này.
3. Bộ Tài
nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các
cơ quan liên quan quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ các quy
định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động in.
4. Bộ Công
an chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan
thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo đảm an ninh - trật tự, phòng chống
tội phạm trong hoạt động in.
5. Bộ Công
Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên
quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về quản lý thị trường trong hoạt động
in.
6. Các Bộ,
cơ quan ngang Bộ khác trong phạm vi chức năng; nhiệm vụ, quyền hạn của mình
phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về hoạt
động in.
Điều 7.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân trong việc thực hiện quản lý
nhà nước về hoạt động in
1. Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân
dân cấp
tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động in tại địa phương, có nhiệm
vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành
theo thẩm quyền quy hoạch, kế hoạch phát triển hoạt động in tại địa phương; ban
hành, hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật và chính sách của Nhà nước đối
với hoạt động in tại địa phương;
b) Hướng
dẫn, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo trong hoạt động in;
c) Cấp, cấp
lại, thu hồi giấy phép, giấy xác nhận; xác nhận đăng ký và quản lý hoạt động
của cơ sở in; chỉ đạo việc quản lý khai báo và hoạt động của cơ sở dịch vụ
photocopy tại địa phương theo thẩm quyền;
d) Thành lập
tổ chức phối hợp liên ngành ở địa phương về phòng, chống các hành vi vi phạm
trong hoạt động in và lợi dụng hoạt động in để sản xuất hàng giả;
đ) Yêu cầu
tổ chức, cá nhân tạm dừng việc chế bản, in, gia công sau in đối với sản
phẩm in khi phát hiện sản phẩm in đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
e) Thực hiện
công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật trong hoạt động in tại địa phương theo
quy định của pháp luật;
g) Thanh
tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong
hoạt động in theo thẩm quyền.
2. Ủy
ban nhân dân quận, huyện, thị xã (sau đây gọi tắt là Ủy ban
nhân dân cấp huyện) thực hiện quản lý khai báo và hoạt động của cơ sở dịch vụ
photocopy theo thẩm quyền.
Điều 8.
Trách nhiệm thông tin, báo cáo
1.4 Cơ sở in, cơ sở dịch
vụ photocopy hoạt động theo loại hình doanh nghiệp hoặc đơn vị sự
nghiệp công lập có trách nhiệm báo cáo định kỳ 01 năm/lần hoặc đột xuất khi có
yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in.
2. Cơ sở
in, cơ sở dịch vụ photocopy hoạt động theo loại hình hộ kinh doanh có trách
nhiệm báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động
in.
3. Các cơ
quan quản lý nhà nước có liên quan đến hoạt động in trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin cho cơ quan quản
lý nhà nước về hoạt động in khi có yêu cầu.
4.5 Chủ thể, thời hạn, hình thức và cách
thức thực hiện báo cáo:
a) Chủ thể thực hiện chế
độ báo cáo và nơi nhận báo cáo:
Cơ sở chế bản, in, gia
công sau in thuộc các bộ, cơ quan, tổ chức Trung ương phải báo cáo bằng văn bản
theo mẫu6 quy định với Bộ Thông tin
và Truyền thông; Cơ sở chế bản, in, gia công sau in khác phải báo cáo bằng văn
bản theo mẫu7 quy định với Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh; cơ sở dịch vụ photocopy là doanh nghiệp phải báo cáo bằng
văn bản theo mẫu8 quy định với Ủy
ban nhân dân cấp huyện (quận, thị xã hoặc đơn vị hành chính tương đương); cơ sở
dịch vụ photocopy là hộ gia đình phải báo cáo khi có yêu cầu của cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Hàng năm, Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh có trách nhiệm thống kê, tổng hợp tình hình hoạt động in,
photocopy; công tác quản lý nhà nước về hoạt động in, photocopy tại địa phương
và báo cáo bằng văn bản theo mẫu9
quy định với Bộ Thông tin và Truyền thông;
c) Số liệu báo cáo tính
từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo;
d) Thời hạn gửi báo cáo:
Đối với các chủ thể quy định tại Điểm a Khoản này (trừ cơ sở dịch vụ photocopy
hộ gia đình) gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 10 tháng 01 của năm liền sau năm
báo cáo; đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 15
tháng 01 của năm liền sau năm báo cáo;
đ) Hình thức
và cách thức gửi báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy có
đóng dấu, chữ ký của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc chữ ký của cá nhân thực
hiện chế độ báo cáo; báo cáo gửi qua đường bưu chính, fax, nộp trực tiếp, qua
thư điện tử (e-mail); trường hợp gửi qua thư điện tử (e-mail), văn bản báo cáo
phải là các tệp tin có định dạng Word hoặc Excel và kèm định dạng Pdf được quét
(scan) từ văn bản giấy để so sánh, đối chiếu, bảo đảm tính chính xác của thông
tin báo cáo.
Trường hợp
có hệ thống báo cáo điện tử trực tuyến thì phải thực hiện báo cáo theo hệ thống
điện tử trực tuyến.
Điều 9.
Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Chế bản,
in, gia công sau in hoặc photocopy sản phẩm in, giấy tờ khác có nội dung sau
đây:
a) Tuyên
truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại
đoàn kết toàn dân tộc;
b) Tuyên
truyền kích động chiến tranh xâm lược, chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa li khai,
gây hận thù, chia rẽ giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực;
truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn
xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
c) Tiết lộ
bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy
định;
d) Xuyên tạc
sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh
hùng dân tộc; sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể
hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ
chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
2. Cơ sở
in, cơ sở
dịch vụ photocopy hoạt động nhưng không có giấy phép hoạt động in, không đăng
ký hoạt động, không khai báo hoạt động theo quy định của Nghị định này.
3. Lợi dụng
hoạt động chế bản, in, gia công sau in, photocopy để tạo ra, phát tán trái phép
sản phẩm in có nội dung vi phạm Khoản 1 Điều này; làm giả giấy tờ của cơ quan
nhà nước; trực tiếp hoặc gián tiếp sản xuất hàng giả.
4. Chế bản,
in, gia công sau in, photocopy vi phạm các quy định của pháp luật về sở hữu trí
tuệ hoặc xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
5. Sử dụng
thiết bị in phục vụ nội bộ để tạo ra sản phẩm in nhằm mục đích kinh doanh.
6. Sản xuất,
nhập khẩu thiết bị in trái quy định của Nghị định này và các quy định khác của
pháp luật có liên quan.
Các hành vi
khác có liên quan bị cấm theo quy định của pháp luật.
Điều 10.
Xử lý vi phạm trong hoạt động in
1. Tổ chức
có hành vi vi phạm quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất,
mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân
có hành vi vi phạm quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất,
mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của
pháp luật.
3. Tổ chức,
cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ trong hoạt động chế bản,
in, gia công sau in, photocopy thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về
sở hữu trí tuệ.
4. Sản phẩm
in có sai phạm thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị buộc khắc phục, thu hồi,
tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy.
5. Cơ quan
quản lý nhà nước về hoạt động in phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
trường hợp quyết định sai, gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của
pháp luật.
Chương II
HOẠT ĐỘNG IN
Mục 1. CƠ SỞ IN
Điều 11.
Điều kiện hoạt động của cơ sở in
1. Cơ sở in
thực hiện chế bản, in, gia công sau in các sản phẩm quy định tại các Điểm a, b,
c và d Khoản 4 Điều 2 Nghị định này phải có đủ các điều kiện sau đây:
b)11 Có thiết bị phù hợp để thực hiện
một hoặc nhiều công đoạn chế bản, in, gia công sau in theo nhu cầu, khả năng
hoạt động của cơ sở in và đúng với nội dung đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động
in hoặc tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở in quy định tại Điều 12 và Điều 14 Nghị
định này;
c)12 Có mặt bằng hợp pháp để thực hiện
chế bản, in, gia công sau in.
đ)14 Có chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân
Việt Nam và có người đứng đầu là công dân Việt Nam, thường trú hợp
pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
Điều 12.
Cấp giấy phép hoạt động in
1.18 Trước khi hoạt động, cơ sở
in thực hiện chế bản, in, gia công sau in các sản phẩm quy định tại Điểm a và
Điểm c Khoản 4 Điều 2 Nghị định này phải có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt
động in gửi đến cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in theo quy định sau đây:
a) Cơ sở in
thuộc các bộ, cơ quan, tổ chức Trung ương gửi hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công
trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ
Thông tin và Truyền thông;
b) Cơ sở
in khác gửi hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính,
chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh. Trường hợp hồ sơ gửi qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến phải đảm bảo
tính pháp lý theo quy định của pháp luật về chữ ký số và các quy định liên
quan;
2. Hồ sơ đề
nghị cấp giấy phép hoạt động in gồm có:
a) Đơn đề
nghị cấp giấy phép hoạt động in theo mẫu19 quy định;
b)20 Bản sao có chứng thực hoặc bản
sao kèm bản chính để đối chiếu một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, giấy
chứng nhận đăng ký thuế, quyết định thành lập cơ sở in đối với cơ sở in sự
nghiệp công lập;
d)22 (được bãi bỏ)
e)24 Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu
cơ sở in theo mẫu25 quy định.
3.26 Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in phải cấp giấy phép27 trong đó ghi rõ nội dung hoạt động in phù hợp với thiết bị của cơ sở in và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động in; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Hồ sơ đề
nghị cấp phép của cơ sở in không đầy đủ thông tin, thông tin không trung thực
hoặc không thể hiện việc đáp ứng đủ điều kiện hoạt động quy định tại Điều 11
Nghị định này bị từ chối nhận hồ sơ cấp phép.
Cơ sở in
được cấp giấy phép hoạt động in không phải đăng ký hoạt động theo quy định tại
Điều 14 Nghị định này. Trường hợp cơ sở in đề nghị cấp phép hoạt động in các
sản phẩm quy định tại Nghị định này, đồng thời đề nghị cấp giấy phép hoạt động
in xuất bản phẩm mà cơ sở in có đủ điều kiện theo quy định của Luật Xuất bản
thì cấp chung trên một giấy phép.
Điều 13.
Cấp lại giấy phép hoạt động in và các trường hợp thu hồi giấy phép hoạt động in
1. Việc cấp
lại giấy phép hoạt động in thực hiện như sau:
a)29 Cơ sở in phải đề nghị cấp lại
giấy phép hoạt động in trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày giấy phép
hoạt động in bị mất, bị hư hỏng.
Trường
hợp có một trong các thay đổi về: Tên gọi của cơ sở in; địa chỉ trụ sở chính,
địa chỉ xưởng sản xuất của cơ sở in; loại hình tổ chức hoạt động của cơ sở in;
thành lập hoặc giải thể chi nhánh của cơ sở in và người đứng đầu cơ sở in
thì cơ sở in phải có văn bản thông báo gửi qua dịch vụ công trực tuyến hoặc
dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý nhà nước
về hoạt động in nơi đã cấp giấy phép về những thông tin thay đổi để bổ sung vào
cơ sở dữ liệu quản lý nhà nước về hoạt động in;
b) Hồ sơ đề
nghị cấp lại giấy phép gồm có: Đơn đề nghị cấp lại giấy phép theo mẫu30 quy định; các giấy tờ
chứng minh sự thay đổi trong các trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; giấy
phép hoạt động in đối với trường hợp giấy phép bị hư hỏng;
c) Trong
thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp
lại giấy phép, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in phải cấp lại giấy phép;
trường hợp không cấp lại giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
2. Giấy phép
hoạt động in bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở in
không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định này trong
quá trình hoạt động mà cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in đã có văn bản
yêu cầu cơ sở in tạm dừng hoạt động trong thời hạn 30 ngày để bổ sung đủ các
điều kiện theo quy định;
b) Hết thời
hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động in nhưng cơ sở in không
đầu tư đủ thiết bị theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 12 Nghị định này;
c) Cơ sở in
không hoạt động trên 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động in;
d) Cơ sở in
chấm dứt hoạt động hoặc chia tách, sáp nhập, giải thể, bị phá sản.
3.31 Việc thu hồi giấy phép hoạt động in phải được thực hiện
qua công tác kiểm tra, thanh tra thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông.
a) Cơ quan, người có thẩm
quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra tại cơ sở in và lập biên bản. Trong thời
hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản, cơ quan, người có thẩm quyền
tiến hành kiểm tra, thanh tra có văn bản báo cáo cơ quan đã cấp giấy phép hoạt
động in.
b) Trong thời hạn 05 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan, người có thẩm quyền
kiểm tra, thanh tra, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu cơ sở in
khắc phục nguyên nhân dẫn đến trường hợp bị thu hồi giấy phép hoạt động in
trong thời hạn 30 ngày.
Hết thời hạn 30 ngày, nếu
cơ sở in không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến trường hợp bị thu hồi giấy
phép hoạt động in, thủ trưởng cơ quan cấp giấy phép ra quyết định thu hồi giấy
phép hoạt động in và yêu cầu cơ sở in nộp lại giấy phép đã cấp.
c) Thủ tục
thu hồi giấy phép hoạt động in đối với trường hợp quy định tại Điểm c và Điểm d
Khoản 2 Điều này, cơ quan cấp giấy phép phải ra quyết định thu hồi giấy phép
hoạt động in và yêu cầu cơ sở in nộp lại giấy phép đã cấp trong các trường hợp
sau: Trên 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động in mà cơ sở in không
hoạt động; cơ sở in tự chấm dứt hoạt động hoặc chia tách, sáp nhập, giải thể,
bị phá sản.
Điều 14.
Đăng ký hoạt động cơ sở in
1.32 Cơ sở in thực hiện chế bản, in,
gia công sau in sản phẩm in không thuộc quy định tại các Điểm a, c, và đ Khoản
4 Điều 2 Nghị định này phải đăng ký hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về
hoạt động in.
2.33 Trước khi hoạt động 15 ngày, cơ
sở in phải gửi 02 (hai) tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở in theo mẫu quy định
đến cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in theo quy định sau đây:
a) Cơ sở in
thuộc các bộ, cơ quan, tổ chức Trung ương gửi hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công
trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ
Thông tin và Truyền thông;
b) Cơ sở
in khác gửi hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính,
chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh.
3. Tờ khai đăng ký
được lập thành 02 (hai) bản theo mẫu34
quy
định.
4.35 Trong thời hạn 05 ngày, kể từ
ngày có một trong các thay đổi về thông tin đã được xác nhận đăng ký, cơ sở in
phải gửi bổ sung 02 (hai) tờ khai đăng ký thay đổi thông tin36 theo mẫu quy định.
5.37 Trong thời hạn 03 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được tờ khai đăng ký của cơ sở in quy định tại Khoản 2 và Khoản
4 Điều này, cơ quan quản lý về hoạt động in có trách nhiệm xác nhận
đăng ký và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động in;
trường hợp không xác nhận đăng ký phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Tờ khai đăng
ký hoạt động hoặc tờ khai thay đổi thông tin của cơ sở in không thể hiện đầy đủ
thông tin theo mẫu quy định hoặc thể hiện thông tin không trung thực bị từ chối
xác nhận đăng ký.
Điều 15.
Trách nhiệm của cơ sở in
1. Đáp ứng
đủ các điều kiện quy định tại Điều 11 Nghị định này trong quá trình hoạt động.
2. Thực hiện
đúng nội dung ghi trong giấy phép hoạt động in hoặc tờ khai đăng ký hoạt động
đã được cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in xác nhận.
3. Chế bản,
in, gia công sau in đúng với bản mẫu của sản phẩm in và đúng với số
lượng in ghi trong hợp đồng in.
4. Cập nhật
đầy đủ thông tin về việc nhận chế bản, in, gia công sau in vào “Sổ
quản lý ấn phẩm nhận chế bản, in, gia công sau in” theo mẫu39 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
5.40 Lưu giữ đầy đủ hồ sơ liên quan đến sản phẩm nhận chế bản,
in, gia công sau in trong 24 tháng, kể từ ngày ký hợp đồng in. Hồ sơ phải lưu
giữ gồm có:
a) Bản chính hợp đồng chế
bản, in, gia công sau in hoặc phiếu đặt in quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị
định này;
b) Bản thảo (bản mẫu) của
sản phẩm đặt in đã được đóng dấu hoặc có chữ ký của tổ chức, cá nhân có sản
phẩm đặt in được lưu giữ theo một trong các dạng: Bản thảo trên giấy thông
thường; bản thảo in trên giấy can; bản thảo in trên phim; bản thảo điện tử là
tệp tin được chứa trong đĩa CD, đĩa CD-ROM, USB, ổ cứng hoặc các thiết bị lưu
trữ dữ liệu khác;
c) Giấy tờ liên quan đến
sản phẩm đặt in quy định tại các điều 17, 19, 20 và 22 Nghị định này;
d) Sổ ghi
chép, quản lý ấn phẩm nhận chế bản, in, gia công sau in41 được ghi đầy đủ thông tin.
6. Xuất
trình hồ sơ, giấy tờ liên quan đến hoạt động của cơ sở in, sản phẩm in và giải
trình đầy đủ, trung thực theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền thi hành
nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật.
7. Chấp hành
việc báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động của cơ sở in, sản phẩm nhận chế
bản, in, gia công sau in theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động
in.
8. Tham gia
các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ quản lý hoạt động in
do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in tổ chức.
9. Báo cáo
kịp thời với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in khi phát hiện sản phẩm
nhận chế bản, in, gia công sau in có nội dung vi phạm Khoản 1 Điều 9 Nghị định
này.
10. Tuân thủ
quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
người đứng đầu cơ sở in phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của
cơ sở in và sản phẩm in.
Mục 2.
NHẬN CHẾ BẢN, IN, GIA CÔNG SAU IN
Điều 16. Điều
kiện nhận chế bản, in, gia công sau in
1.42 Có hợp đồng in bằng văn bản hoặc
phiếu đặt in theo mẫu43 quy định
giữa cơ sở in với cơ quan, tổ chức, cá nhân đặt chế bản, in, gia công sau
in (bao gồm việc tăng số lượng đối với từng sản phẩm in), cụ thể như sau:
a) Đối với sản phẩm in
quy định tại các Điều 17, 19 và 20 Nghị định này phải có hợp đồng in.
b) Đối với
sản phẩm in quy định tại Điều 22 Nghị định này phải có phiếu đặt in theo mẫu
quy định.
2. Ngoài quy
định tại Khoản 1 Điều này, cơ sở in chỉ được nhận chế bản, in, gia công sau in
khi cơ quan, tổ chức, cá nhân đặt in cung cấp đủ các giấy tờ sau đây:
a)44 Bản mẫu của sản phẩm đặt in đã được đóng dấu hoặc có chữ
ký của người đại diện theo pháp luật của tổ chức hoặc chữ ký của cá nhân có sản
phẩm đặt in;
b)45 Giấy tờ liên quan đến sản phẩm
nhận in theo quy định các Điều 17, 19, 20 Nghị định này và các giấy tờ khác
theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan;
Điều 17.
Nhận chế bản, in, gia công sau in ấn phẩm báo chí
Cơ sở in chỉ
được nhận chế bản, in, gia công sau in khi tổ chức, cá nhân đặt in cung cấp các
loại giấy tờ theo quy định sau đây:
1. Bản sao
có chứng thực giấy phép hoạt động báo chí đối với sản phẩm in là báo, tạp chí.
2. Bản sao
có chứng thực giấy phép xuất bản bản tin đối với sản phẩm in là bản tin và các
ấn phẩm báo chí khác.
Điều 19.
Nhận chế bản, in, gia công sau in hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có
sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá48
1. Cơ sở in chỉ được nhận
chế bản, in, gia công sau in hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn
mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá khi tổ chức, cá nhân đặt in cung cấp các
loại giấy tờ theo quy định của pháp luật chuyên ngành về các yêu cầu thủ tục
khi in sản phẩm đó.
2. Tổ chức,
cá nhân có sản phẩm đặt in phải chịu trách nhiệm về sản phẩm đặt in với cơ sở
in.
Điều 20.
Nhận chế bản, in, gia công sau in tem chống giả
1. Đối với
tem chống giả do cơ quan nhà nước ban hành phải có bản sao có chứng thực quyết
định ban hành mẫu tem chống giả.
2. Đối với
tem chống giả do tổ chức, cá nhân phát hành nhằm bảo vệ sản phẩm, hàng hóa của
mình phải có:
a) Văn
bản đồng ý đặt chế bản, in, gia công sau in của tổ chức, cá nhân ban hành tem
chống giả;
b)49 Bản chụp hình ảnh tem chống hàng
giả có xác nhận của tổ chức, cá nhân ban hành tem.
Điều 22.
Nhận chế bản, in, gia công sau in các sản phẩm in khác51
Cơ sở in chỉ
được nhận chế bản, in, gia công sau in sản phẩm không thuộc quy định tại các
Điều 17, 19, 20 Nghị định này cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có đủ điều kiện
quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 16 Nghị định này.
Mục 3.
CHẾ BẢN, IN, GIA CÔNG SAU IN CHO NƯỚC NGOÀI VÀ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC CỦA CÁC CƠ SỞ
IN
Điều 23.
Chế bản, in, gia công sau in cho nước ngoài52
1. Khi trực tiếp nhận chế
bản, in, gia công sau in cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài (không hiện diện tại
Việt Nam), cơ sở in thực hiện theo quy định sau đây:
a) Người đứng đầu cơ sở
in phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của sản phẩm in;
b) Chỉ nhận chế bản, in,
gia công sau in loại sản phẩm in ghi trong giấy phép hoạt động in hoặc nội dung
đã được xác nhận đăng ký hoạt động in;
c) Có hợp
đồng với tổ chức, cá nhân đặt chế bản, in, gia công sau in. Trong hợp đồng phải
thể hiện thông tin về tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nước ngoài có sản phẩm
đặt chế bản, in, gia công sau in; thông tin về tên, loại sản phẩm in, số lượng
in, địa điểm sản xuất, thời gian xuất khẩu, tên cửa khẩu xuất khẩu, quốc gia
nhập khẩu sản phẩm in và các thông tin khác có liên quan;
d) Cập nhật
thông tin của sản phẩm nhận chế bản, in, gia công sau in vào “Sổ
quản lý ấn phẩm nhận chế bản, in, gia công sau in”;
đ) Trường
hợp nhận chế bản, in, gia công sau in sản phẩm là báo, tạp chí, tờ rời, tờ gấp
và các sản phẩm in khác có nội dung về chính trị, lịch sử, địa lý, tôn giáo,
địa giới hành chính Việt Nam, chủ quyền quốc gia, cơ sở in phải có văn bản khai
báo đầy đủ, chính xác thông tin về tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nước ngoài
đặt chế bản, in, gia công sau in; thông tin về tên, loại sản phẩm in, số lượng
in, địa điểm sản xuất, cửa khẩu xuất khẩu sản phẩm in. Văn bản khai báo gửi qua
dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp trực tiếp
đến cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in cấp tỉnh nơi cơ sở in thực hiện
chế bản, in, gia công sau in chậm nhất 01 ngày sau khi có hợp đồng quy định tại
Điểm c Khoản này;
e) Xuất khẩu 100% sản
phẩm in ra nước ngoài.
2. Khi nhận chế bản, in,
gia công sau in cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài (không hiện diện tại Việt
Nam) thông qua tổ chức, cá nhân trung gian tại Việt Nam, cơ sở in thực hiện
theo quy định sau đây:
a) Tuân thủ quy định tại
Khoản 1 Điều này;
b) Yêu cầu tổ chức, cá
nhân trung gian đặt chế bản, in, gia công sau in cung cấp hồ sơ hải quan thể
hiện việc xuất khẩu 100% số lượng sản phẩm in để lưu giữ tại cơ sở in trong
thời hạn 24 tháng, kể từ ngày xuất khẩu.
3. Việc nhận chế bản, in,
gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam phải tuân
thủ quy định tại Nghị định này như đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam.
4. Tổ chức, cá nhân có
hợp đồng in với cơ sở in chịu trách nhiệm về bản quyền của sản phẩm đặt in.
5. Trường
hợp có nhu cầu phát hành hoặc sử dụng sản phẩm in tại Việt Nam, cơ sở in hoặc
tổ chức, cá nhân đặt chế bản, in, gia công sau in phải làm thủ tục nhập khẩu
theo quy định của pháp luật.
Mục 4. CƠ
SỞ DỊCH VỤ PHOTOCOPY
Điều 25.
Khai báo hoạt động cơ sở dịch vụ photocopy
1. Chậm nhất
10 ngày trước khi hoạt động, cơ sở dịch vụ photocopy phải khai báo với Ủy ban
nhân dân cấp huyện.
2. Việc khai
báo hoạt động của cơ sở dịch vụ photocopy thực hiện theo quy định sau đây:
a)54 Cơ sở dịch vụ photocopy gửi
tờ khai qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển
phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Tờ khai
được lập thành 02 (hai) bản theo mẫu55
quy định.
3. Trong
thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có một trong các thay đổi về thông tin đã
khai báo, cơ sở dịch vụ photocopy phải gửi tờ khai thay đổi thông tin theo mẫu56 quy định.
4. Trong
thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ khai theo quy định, Ủy ban
nhân dân cấp huyện có trách nhiệm cập nhật thông tin trong tờ khai vào cơ sở dữ
liệu của cơ quan mình để quản lý.
Điều 26.
Trách nhiệm của cơ sở dịch vụ photocopy
1. Thực hiện
khai báo hoạt động cơ sở dịch vụ photocopy theo quy định tại Điều 25 Nghị định
này.
2. Hoạt động
đúng địa điểm đã khai báo.
3. Chấp hành
các yêu cầu quản lý của cơ quan quản lý nhà nước.
4. Xuất
trình hồ sơ, giấy tờ liên quan đến hoạt động của cơ sở dịch vụ photocopy và
chấp hành việc giải trình, báo cáo đầy đủ, trung thực theo yêu cầu của cơ quan,
người có thẩm quyền thi hành nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra theo quy định của
pháp luật.
5. Báo cáo
kịp thời với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in khi phát hiện giấy tờ,
tài liệu nhận photocopy có nội dung vi phạm Khoản 1 Điều 9 Nghị định này.
6. Tuân thủ
quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
người đứng đầu cơ sở dịch vụ photocopy phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về
hoạt động của cơ sở dịch vụ photocopy.
Mục 5.
NHẬP KHẨU VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG THIẾT BỊ IN
Điều 27.
Nhập khẩu thiết bị in
1. Thiết bị
in sau đây khi nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông:
b)59 Máy in sử dụng công nghệ kỹ thuật
số, ốp-xét (offset), flexo, ống đồng, letterpress;
d) Máy
photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu.
3.62 Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền
thông quy định chi tiết chủng loại thiết bị in nhập khẩu phù hợp với sự phát
triển của công nghệ, thiết bị in trong từng thời kỳ.
Thông tin
của thiết bị in nhập khẩu phải được cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt
động in.
Điều 28.
Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in
1.63 Trước khi nhập khẩu, tổ chức, cá
nhân phải có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in gửi qua hệ thống
dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực
tiếp tại Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Hồ sơ đề
nghị cấp giấy phép gồm:
a) Đơn đề
nghị cấp giấy phép nhập khẩu theo mẫu64
quy định;
b) Ca-ta-lô
(catalogue) của từng loại thiết bị in;
3.66 Trong thời gian 05 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy phép67 nhập khẩu thiết bị in; trường hợp
không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Hồ sơ đề
nghị cấp giấy phép không thể hiện đầy đủ thông tin theo mẫu quy định bị từ chối
cấp giấy phép.
Điều 29.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu thiết bị in
1. Nhập khẩu
đúng với nội dung ghi trong giấy phép nhập khẩu.
2. Không
được sửa chữa, tẩy xóa, chuyển nhượng giấy phép nhập khẩu thiết bị in.
3. Tuân thủ
quy định về nhập khẩu thiết bị in tại Nghị định này, các quy định khác của pháp
luật có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc nhập khẩu thiết
bị in.
Điều
30. Quản lý sử dụng thiết bị in
1. Thiết bị
in chỉ được sử dụng để sản xuất, kinh doanh khi có đủ các điều kiện hoạt động
in theo quy định của pháp luật.
2.69 Đối với máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy
màu phải đăng ký trước khi sử dụng, như sau:
a) Tổ chức, cá nhân phải
gửi hồ sơ đăng ký máy qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc
dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh;
b) Trong
thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh phải xác nhận đăng ký bằng văn bản70; trường hợp không xác nhận phải
có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
3.71 Hồ sơ đăng ký sử dụng máy
photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu bao gồm:
a) Đơn đăng
ký sử dụng máy theo mẫu72 quy
định;
b) Bản sao có
bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực nếu gửi bằng đường bưu chính,
chuyển phát giấy phép nhập khẩu máy; hợp đồng và hóa đơn mua máy hoặc chứng từ
thuê mua máy;
c) Đơn đề
nghị chuyển nhượng (đối với máy đã đăng ký sử dụng) có xác nhận của Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh nơi đã xác nhận đăng ký máy.
5.74 Chuyển nhượng máy photocopy màu,
máy in có chức năng photocopy màu:
Tổ chức, cá
nhân sử dụng máy đã đăng ký khi chuyển nhượng máy phải có hồ sơ gửi đến Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh nơi đã xác nhận đăng ký máy đó. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề
nghị chuyển nhượng máy theo mẫu quy định75 02 (hai) bản;
b) Bản sao
có bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực nếu gửi bằng đường bưu
chính, chuyển phát giấy tờ đảm bảo tư cách pháp nhân của cơ quan, tổ chức được
chuyển nhượng máy;
c) Bản chính
giấy xác nhận đã đăng ký máy;
d) Trong
thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị chuyển nhượng máy, Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh nơi đã xác nhận đăng ký máy xác nhận vào đơn chuyển nhượng, trả lại 01
bản cho cơ quan, tổ chức đề nghị chuyển nhượng máy, 01 bản lưu hồ sơ và cập
nhật thay đổi đăng ký máy trong dữ liệu quản lý, trường hợp không xác nhận phải
có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Tổ chức, cá
nhân sử dụng máy đã đăng ký, khi thanh lý phải có văn bản thông báo đến cơ quan
quản lý nhà nước về hoạt động in nơi đã đăng ký máy, đồng thời giấy xác nhận
đăng ký máy hết hiệu lực.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 31.
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định
này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2014.
2. Kể từ
ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, văn bản quy phạm pháp luật sau đây hết
hiệu lực:
a) Nghị định
số 105/2007/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về hoạt động in các
sản phẩm không phải là xuất bản phẩm;
b) Nghị định
số 72/2011/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản đã được sửa
đổi, bổ sung bằng Nghị định số 11/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 và Nghị
định số 105/2007/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về hoạt động in
các sản phẩm không phải là xuất bản phẩm.
Điều 32.
Quy định chuyển tiếp
2. Cơ sở in,
cơ sở dịch vụ photocopy hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành
phải làm thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động in; hoàn thành việc đăng ký,
khai báo hoạt động theo quy định sau đây:
a) Đối với
cơ sở
in có giấy phép hoạt động in phải làm thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép chậm
nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2015;
b) Đối với
cơ sở in không thuộc loại phải có giấy phép hoạt động in và cơ sở dịch vụ
photocopy phải hoàn thành việc đăng ký, khai báo hoạt động chậm nhất là ngày
01 tháng 11 năm 2015.
Trong thời
gian thực hiện các quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này, cơ sở in, cơ sở
dịch vụ photocopy vẫn được tiếp tục hoạt động.
3. Cơ sở in
quy định tại Khoản 2 Điều này phải đáp ứng các điều kiện về hoạt động của cơ sở
in, trừ điều kiện về mặt bằng quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 11 Nghị định
này.
Điều 33.
Trách nhiệm thi hành
1. Các Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức,
cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
2. Bộ trưởng
Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều,
khoản, điểm được giao trong Nghị định này./.
Nơi
nhận: |
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT BỘ TRƯỞNG |
“Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền
thông;
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 5 năm 2018.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét