BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2016/TT-BTTTT | Hà Nội, ngày 01 tháng 3 năm 2016 |
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG MÃ SỐ SÁCH TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
Căn cứ Luật Xuất bản ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản;
Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành;
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định về quản lý và sử dụng mã số sách tiêu chuẩn quốc tế.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp, quản lý, yêu cầu kỹ thuật, vị trí, kích thước, màu sắc, cách thức ghi mã số sách tiêu chuẩn quốc tế - International Standard Books Number (sau đây gọi tắt là mã số ISBN).
2. Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau đây:
a) Cục Xuất bản, In và Phát hành;
b) Các nhà xuất bản.
Điều 2. Trách nhiệm của cơ quan quản lý mã số ISBN
1. Cục Xuất bản, In và Phát hành là cơ quan quản lý mã số ISBN tại Việt Nam có trách nhiệm cấp, quản lý và thu hồi mã số ISBN.
2. Hằng năm, Cục Xuất bản, In và Phát hành báo cáo về tình hình sử dụng mã số ISBN ở Việt Nam và đóng phí hoạt động cho tổ chức ISBN quốc tế.
3. Căn cứ tình hình sử dụng mã số ISBN của các nhà xuất bản, Cục Xuất bản, In và Phát hành có trách nhiệm quy hoạch việc phân bổ nguồn mã số ISBN, lập hồ sơ điều chỉnh, bổ sung đầu số với tổ chức ISBN quốc tế khi có nhu cầu.
Các nhà xuất bản báo cáo Cục Xuất bản, In và Phát hành về việc sử dụng mã số ISBN được cấp, thông báo mã số ISBN chưa sử dụng trước ngày 31 tháng 3 của năm liền sau năm được cấp mã số ISBN.
Điều 4. Đối tượng phải ghi mã số ISBN
Nhà xuất bản phải ghi mã số ISBN trên sách và tài liệu dạng sách, bao gồm cả bản đồ, sách điện tử, sách chữ nổi (sau đây gọi chung là sách).
Điều 5. Nguyên tắc tạo lập và sử dụng mã số ISBN
1. Mã số ISBN được tạo lập và sử dụng tại Việt Nam là ISBN-13 và phải tích hợp với mã vạch theo chuẩn EAN-13, đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Đọc được bằng máy hoặc phần mềm đọc mã thông dụng;
b) Chứa các thông tin của sách quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư này;
c) Có liên kết đến thông tin của xuất bản phẩm trong hệ thống cơ sở dữ liệu của Cục Xuất bản, In và Phát hành;
d) Phù hợp thông lệ quốc tế và quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Nhà xuất bản phải tự tạo lập và sử dụng mã vạch tích hợp mã số ISBN.
Điều 6. Cơ sở dữ liệu tích hợp với mã số ISBN
1. Mã số ISBN tích hợp với mã vạch EAN-13 phải chứa các thông tin sau:
a) Tên nhà xuất bản;
b) Tên sách;
c) Tên tác giả, tên dịch giả (đối với sách dịch);
d) Năm xuất bản;
đ) Khuôn khổ, số trang;
e) Thể loại;
g) Tóm tắt nội dung, chủ đề, đề tài;
h) Số xác nhận đăng ký xuất bản của Cục Xuất bản, In và Phát hành;
i) Số quyết định xuất bản của nhà xuất bản;
k) Số lượng in, tên và địa chỉ cơ sở in (nếu là sách in);
l) Dung lượng (byte), định dạng, địa chỉ website đăng tải hoặc tên nhà cung cấp (nếu là sách điện tử);
m) Tên và địa chỉ đối tác liên kết (nếu có);
n) Giá bán (nếu có).
2. Ngoài các thông tin quy định tại Khoản 1 Điều này, nhà xuất bản có thể tạo lập cơ sở dữ liệu riêng để kết nối với mã ISBN khi tích hợp mã vạch. Tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản chịu trách nhiệm về nội dung của cơ sở dữ liệu này.
Điều 7. Vị trí và trình bày mã số ISBN
1. Đối với sách in:
a) Mã số ISBN tích hợp mã vạch phải in tại góc dưới bên phải bìa 4. Nếu là sách có bìa bọc thì in trên bìa bọc;
b) Phía trên mã vạch phải có dòng chữ “ISBN” và tiếp sau là các thành phần của mã số, cách nhau bởi dấu gạch nối. Phần dãy số phía dưới trùng với dãy số phía trên, nhưng không có gạch nối (như hình minh họa).
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2016.
2. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức phản ánh bằng văn bản về Bộ Thông tin và Truyền thông (qua Cục Xuất bản, In và Phát hành) để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
0 Nhận xét