NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2019/TT-NHNN |
Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2019 |
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức
tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số
09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo
cáo của cơ quan hành chính nhà nước;
Căn cứ Nghị định số
16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Chánh
Văn phòng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Thông tư
có quy định về chế độ báo cáo định kỳ của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 1.
Sửa đổi, bổ sung các quy định chế độ báo cáo
Điều 17 Thông
tư số 16/2010/TT-NHNN (đã được sửa
đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Thông tư số 27/2014/TT-NHNN
ngày 18 tháng 09 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2010/TT-NHNN) được sửa đổi, bổ sung
như sau:
“Điều 17. Báo cáo hoạt
động thông tin tín dụng
1. Công ty thông tin tín
dụng có trách nhiệm gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Ngân hàng Nhà
nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) các báo cáo bằng văn bản giấy sau:
a) Báo cáo tài chính quý,
năm theo quy định pháp luật;
b) Báo cáo tình hình hoạt
động theo Mẫu số 06/TTTD ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Báo cáo đột xuất khi xảy
ra sự cố lớn về tin học (như hỏng, trục trặc về phần mềm/phần cứng; hệ thống
mạng bị tấn công khiến hệ thống không còn đáng tin cậy, hoạt động bất bình
thường) theo Mẫu số 07/TTTD kèm theo Thông tư này;
d) Báo cáo theo Mẫu số
07/TTTD kèm theo Thông tư này khi có một trong những thay đổi sau:
- Người quản lý;
- Số lượng tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài cam kết cung cấp thông tin tín dụng;
- Thỏa thuận về quy trình
thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp thông tin tín dụng giữa công ty thông tin
tín dụng với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã cam kết;
- Cơ sở hạ tầng thông tin.
2. Thời hạn gửi báo cáo:
a) Báo cáo quy định tại điểm
a, b khoản 1 Điều này thực hiện định kỳ hằng quý, năm như sau:
- Báo cáo quý gửi trước ngày
20 của tháng liền kề sau quý báo cáo;
- Báo cáo tình hình hoạt
động theo năm gửi trước ngày 15 tháng 2 của năm liền kề sau năm báo cáo;
- Báo cáo tài chính năm phải
được kiểm toán và gửi trước ngày 15 tháng 4 của năm liền kề sau năm báo cáo.
b) Báo cáo quy định tại điểm
c khoản 1 Điều này phải báo cáo ngay trong ngày xảy ra sự cố. Nếu sự cố xảy ra
vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày lễ thì báo cáo trong ngày làm việc đầu tiên
sau ngày nghỉ.
c) Báo cáo quy định tại điểm
d khoản 1 Điều này thực hiện chậm nhất 07 ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi.
3. Thời gian chốt số liệu
báo cáo:
a) Đối với báo cáo quy định
tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, thời gian chốt số liệu của từng kỳ báo cáo
tương ứng với kỳ kế toán theo quy định tại Luật kế toán.
b) Đối với các báo cáo quy
định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này, thời gian chốt số liệu báo cáo được
xác định theo từng nội dung được yêu cầu báo cáo khi phát sinh hoặc khi có thay
đổi.”
Điều 10 Thông
tư số 36/2012/TT-NHNN (đã được sửa
đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 44/2018/TT-NHNN
ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 36/2012/TT-NHNN) được sửa đổi, bổ sung như
sau:
“Điều 10. Thông tin, báo
cáo
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn nơi triển khai, lắp đặt
ATM có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:
a) Báo cáo theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với tổ chức
tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khi có yêu cầu của cơ quan có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Báo cáo tình hình hoạt
động ATM 6 tháng đầu năm và báo cáo năm như sau:
- Phương thức gửi, nhận báo
cáo: Báo cáo được lập bằng văn bản gửi đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ
Thanh toán) theo một trong các hình thức: gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính
hoặc qua hệ thống thư điện tử của Ngân hàng Nhà nước.
- Thời gian chốt số liệu:
tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo
cáo đối với báo cáo 6 tháng và từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến
ngày 14 tháng 12 của năm báo cáo đối với báo cáo năm.
- Thời hạn gửi báo cáo: chậm
nhất vào ngày 15 tháng 7 của năm báo cáo đối với báo cáo 6 tháng và chậm nhất
vào ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
- Đề cương báo cáo theo Mẫu
số 4 (đối với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán) và Mẫu số 5 (đối với Ngân hàng
Nhà nước chi nhánh) ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Vụ Thanh toán) như sau:
a) Báo cáo tình hình nâng
cấp hệ thống ATM bằng văn bản giấy, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
trong thời hạn 10 ngày trước ngày thực hiện nâng cấp hệ thống ATM.
b) Báo cáo vấn đề bất thường
phát sinh đối với hệ thống ATM: Khi phát hiện những vấn đề bất thường, có thể
gây rủi ro, mất an toàn trong hệ thống ATM của mình và đối với hệ thống ATM của
các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác, Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh
toán thông báo cho Ngân hàng Nhà nước qua địa chỉ thư điện tử tt@sbv.gov.vn
trong vòng 24 giờ về các nội dung bao gồm thời điểm xảy ra vụ việc, mô tả vụ
việc, ảnh hưởng, rủi ro trong hệ thống ATM của mình và đối với hệ thống ATM của
các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác, nguyên nhân vụ việc, biện pháp xử
lý. Đồng thời lập báo cáo bằng văn bản giấy, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu
chính trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày có thông báo cho Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam.”
Khoản 2 Điều
28 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN được
sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Định kỳ 6 tháng, hằng
năm lập báo cáo bằng văn bản giấy, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến
Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, Giám sát ngân hàng) và Ngân hàng Nhà
nước chi nhánh nơi ngân hàng thương mại đặt trụ sở chính các nội dung theo Phụ
lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này. Trong đó:
a) Thời hạn gửi báo cáo:
- Báo cáo 6 tháng đầu năm:
chậm nhất ngày 31 tháng 7 hằng năm.
- Báo cáo năm: chậm nhất
ngày 31 tháng 01 năm liền kề sau năm báo cáo.
b) Thời gian chốt số liệu
báo cáo của từng kỳ báo cáo tương ứng với kỳ kế toán theo quy định tại Luật kế
toán.”
Điều 69 Thông
tư số 01/2014/TT-NHNN được sửa đổi,
bổ sung như sau:
“Điều 69. Báo cáo công
tác an toàn kho quỹ
Hằng năm, Ngân hàng Nhà nước
chi nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo công tác an
toàn kho quỹ theo các nội dung sau:
1. Nội dung báo cáo: Báo cáo
về tình hình, kết quả thực hiện, những tồn tại và hạn chế trong công tác an
toàn kho quỹ.
2. Cơ quan nhận báo cáo và
thời hạn báo cáo:
- Báo cáo của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên
địa bàn và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp trên (nếu có)
trước ngày 01 tháng 01 năm liền kề sau năm báo cáo.
- Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tổng hợp báo cáo gửi
Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ) trước ngày 15 tháng 01 năm liền
kề sau năm báo cáo.
3. Phương thức gửi, nhận báo
cáo: Báo cáo được lập thành văn bản giấy, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu
chính.
4. Thời gian chốt số liệu:
Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo
cáo.
5. Mẫu đề cương báo cáo:
Theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.”
Điều 9 Thông
tư số 03/2014/TT-NHNN được sửa đổi,
bổ sung như sau:
“Điều 9. Báo cáo với Cơ
quan quản lý Nhà nước
1. Hằng năm, chậm nhất vào
ngày 15 tháng 7, ngân hàng hợp tác xã có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình hoạt
động 6 tháng đầu năm của Quỹ bảo toàn cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra,
giám sát ngân hàng) theo Mẫu số 01 ban hành kèm Thông tư này.
2. Hằng năm, chậm nhất sau
45 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, ngân hàng hợp tác xã có trách nhiệm
gửi các báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng)
như sau:
a) Báo cáo tình hình hoạt
động và báo cáo tình hình tài chính năm trước của Quỹ bảo toàn theo Mẫu số 02
ban hành kèm Thông tư này;
b) Báo cáo về kết quả giám
sát, kiểm toán nội bộ của Ban kiểm soát ngân hàng hợp tác xã về hình hình hoạt
động và kết quả tài chính của Quỹ bảo toàn theo Mẫu số 03 ban hành kèm Thông tư
này.
3. Báo cáo đột xuất theo yêu
cầu của Ngân hàng Nhà nước.
4. Các báo cáo tại khoản 1,
2, 3 Điều này được lập thành văn bản giấy, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu
chính đến Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).”
Khoản 1 Điều
17 Thông tư số 28/2015/TT-NHNN được
sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Báo cáo định kỳ về việc
quản lý, sử dụng chứng thư số:
a) Tên báo cáo: Báo cáo đối
soát danh sách chứng thư số Ngân hàng nhà nước.
b) Nội dung báo cáo: Danh
sách chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số Ngân hàng
Nhà nước cấp và tình trạng sử dụng.
c) Đối tượng thực hiện: Các
đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài, Kho bạc nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và các tổ chức khác được
Ngân hàng Nhà nước cấp chứng thư số.
d) Cơ quan, đơn vị nhận báo
cáo: Cục Công nghệ thông tin - Ngân hàng Nhà nước.
e) Phương thức gửi, nhận báo
cáo:
- Văn bản giấy, gửi trực
tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính;
- Báo cáo điện tử dạng Excel
gửi qua hệ thống thư điện tử đến địa chỉ email ca.nhnn@sbv.gov.vn hoặc báo cáo
điện tử được gửi qua hệ thống Dịch vụ công trực tuyến của NHNN.
g) Tần suất, thời hạn gửi
báo cáo: định kỳ 6 tháng, chậm nhất vào ngày 20 tháng 6 và ngày 20 tháng 12 năm
báo cáo.
h) Thời gian chốt số liệu
báo cáo:
- Thời gian chốt số liệu đối
với báo cáo 6 tháng đầu năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo
đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo.
- Thời gian chốt số liệu đối
với báo cáo 6 tháng cuối năm được tính từ ngày 15 tháng 6 đến hết ngày 14 tháng
12 của kỳ báo cáo.
i) Mẫu đề cương báo cáo: Mẫu
biểu số 09 ban hành kèm theo Thông tư này.”
Khoản 4 Điều
17 Thông tư số 24/2017/TT-NHNN được
sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Trong thời hạn mười (10)
ngày làm việc đầu tiên hằng tháng hoặc đột xuất, Tổ giám sát thanh lý lập báo
cáo bằng văn bản giấy, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Ngân hàng
Nhà nước chi nhánh, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Bảo hiểm tiền gửi
Việt Nam, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo
cáo về tình hình thanh lý tài sản, phân chia tài sản và các vấn đề phát sinh
khác theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp cần thiết có văn
bản đề nghị các cơ quan liên quan hỗ trợ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài thu hồi các khoản phải thu, xử lý các khách hàng cố tình làm thất
thoát tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”
Khoản 5 Điều
21 Thông tư số 01/2018/TT-NHNN được
sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Định kỳ hằng tháng,
trong thời hạn 07 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo ngay sau tháng báo
cáo hoặc khi cần thiết có văn bản giấy, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu
chính đến Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam báo cáo số liệu cho vay đặc
biệt đối với tổ chức tín dụng theo Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư
này. Thời gian chốt số liệu báo cáo được tính từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng
của tháng báo cáo.”
Khoản 1 Điều
7 Thông tư số 13/2018/TT-NHNN được
sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Ngân hàng thương mại,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải lập báo cáo bằng văn bản giấy và gửi trực
tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám
sát ngân hàng) về hệ thống kiểm soát nội bộ theo quy định tại khoản 2, 3 và 4
Điều này.”
Điểm c khoản
1 Điều 7 Thông tư số 20/2018/TT-NHNN
được sửa đổi, bổ sung như sau:
“c) Thông báo cho Đơn vị
giám sát ngay sau khi phát hiện sự cố gây gián đoạn hoạt động của hệ thống
thanh toán quá 30 phút qua địa chỉ thư điện tử tt@sbv.gov.vn để nắm bắt và theo
dõi tình hình xử lý sự cố; gửi thông báo sự cố bằng văn bản giấy, gửi trực tiếp
hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc thông qua hệ thống báo cáo Ngân hàng Nhà nước
theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này trong vòng 03 ngày làm việc kể từ
ngày khắc phục xong sự cố;”
Khoản 3 Điều
6 Thông tư số 38/2018/TT-NHNN được
sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Định kỳ hằng quý (chậm
nhất vào ngày 18 của tháng đầu quý tiếp theo), cơ sở in, đúc tiền phải báo cáo
bằng văn bản giấy, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Ngân hàng Nhà
nước (Cục Phát hành và Kho quỹ) về tình hình nhập khẩu và sử dụng hàng hóa đã
nhập khẩu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này. Thời gian chốt số liệu
báo cáo được tính từ ngày 15 của tháng trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng cuối
quý thuộc kỳ báo cáo.”
a) Khoản 2
Điều 4 Thông tư số 46/2018/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Định kỳ trước ngày 10
của tháng đầu quý, tổ chức tín dụng đầu mối phối hợp với tổ chức tín dụng khác
và nhóm cổ đông lớn có liên quan báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch khắc phục
của quý trước theo Mẫu số 01 ban hành kèm Thông tư này, nội dung bao gồm:
a) Danh sách cổ đông sở hữu
tỷ lệ cổ phần vượt giới hạn;
b) Kết quả khắc phục tỷ lệ
cổ phần vượt giới hạn;
c) Trường hợp chưa thực hiện
được theo đúng tiến độ nêu trong Kế hoạch khắc phục, báo cáo các khó khăn,
vướng mắc (nếu có) và đề xuất xử lý.”
b) Bổ sung khoản 3a Điều 4 Thông tư số 46/2018/TT-NHNN như sau:
“3a. Các báo cáo tại khoản
2, khoản 3 Điều này được lập thành văn bản giấy, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ
bưu chính đến Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).”
Điều 2.
Bổ sung, thay thế các mẫu biểu trong các chế độ báo cáo
Bổ sung, thay thế các mẫu
trong các Thông tư tại các phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này như sau:
Điều 3.
Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Thủ trưởng
các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Chủ tịch Hội đồng quản trị (Hội đồng
thành viên), Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài, Kho bạc Nhà nước, Công ty thông tin tín dụng, Các cơ sở in, đúc
tiền, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có
trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.
2. Thông
tư này bãi bỏ các quy định sau:
a) Khoản 6
Điều 1 Thông tư số 27/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 09 năm 2014 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
số 16/2010/TT-NHNN;
b) Khoản 4
Điều 1 Thông tư số 44/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
36/2012/TT-NHNN./.
|
KT. THỐNG ĐỐC |
TÊN CÔNG TY |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../……….. |
……., ngày ... tháng ... năm ... |
(Quý..../Năm...) hoặc (Năm...)
Kính gửi: |
Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam |
I. Tình hình thực hiện hoạt động TTTD
1) Danh sách các tổ chức cấp tín dụng cam kết cung cấp
thông tin;
2) Danh sách chi tiết nguồn thu thập thông tin ngoài
các tổ chức tín dụng cam kết;
3) Danh mục các chỉ tiêu chính về khách hàng vay, tần
suất thu thập, cập nhật số liệu;
4) Phân loại và số lượng khách hàng vay theo từng nhóm
khách hàng;
5) Số lượng sản phẩm cung cấp cho từng nhóm đối tượng
sử dụng;
6) Tình hình vận hành thiết bị công nghệ, bảo đảm an
toàn thông tin dữ liệu;
7) Nội dung khác (nếu có).
II. Đề xuất, kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
|
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA CÔNG TY |
TÊN CÔNG TY |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../……….. |
……., ngày ... tháng ... năm ... |
BÁO CÁO SỰ CỐ TIN HỌC/THAY ĐỔI THÔNG TIN
Kính gửi: |
Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam |
I. Thông tin về sự cố tin
học/ hoặc thay đổi thông tin
1. Mô tả sự cố/hoặc nội dung
thay đổi thông tin
- Mô tả sự cố về hư hỏng,
trục trặc về phần mềm, phần cứng; hệ thống mạng bị tấn công... khiến hệ thống
không còn đáng tin cậy, hoạt động bất bình thường.
- Nội dung thay đổi: đội ngũ
quản lý; số lượng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cam kết cung
cấp thông tin tín dụng; thỏa thuận về quy trình thu thập, xử lý, lưu giữ và
cung cấp thông tin tín dụng giữa Công ty thông tin tín dụng với các tổ chức cấp
tín dụng đã cam kết; cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin;
- Nội dung khác (nếu có).
2. Biện pháp xử lý:
II. Đề xuất, kiến nghị
đối với Ngân hàng Nhà nước
|
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA CÔNG TY |
ĐƠN VỊ BÁO CÁO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…………. |
(Tỉnh, thành phố).... ngày …… tháng ……. năm.. |
BÁO CÁO CÔNG TÁC AN TOÀN KHO QUỸ
Kính gửi:……………………………
PHẦN I. KẾT QUẢ CÁC MẶT CÔNG TÁC TIỀN TỆ KHO QUỸ
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Việc chỉ đạo, hướng dẫn về công tác an toàn kho quỹ
2. Công tác đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho nền kinh tế.
3. Công tác quản lý kho quỹ.
4. Công tác phòng chống tiền giả
II. MỘT SỐ TỒN TẠI, HẠN CHẾ
1. Về công tác kiểm tra, ban hành các văn bản hướng
dẫn quy trình, nghiệp vụ
2. Về công tác kiểm đếm, bảo quản tiền mặt, tài sản
quý, giấy tờ có giá
3. Về quản lý kho tiền và vào, ra kho tiền
4. Về bảo vệ trụ sở, kho tiền và nơi giao dịch
5. Tồn tại về kho tiền và hệ thống thiết bị an toàn
kho tiền
6. Nguyên nhân tồn tại
PHẦN II. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CÔNG TÁC TIỀN TỆ, KHO
QUỸ NGÂN HÀNG
|
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP |
NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…………… |
(Tỉnh, thành phố).... ngày …… tháng ……. năm.. |
Tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm của Quỹ bảo toàn
(Từ ngày 01/01/.... đến ngày 30/06/....)
Kính gửi: Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam
1. Quản lý Quỹ bảo toàn (số
lượng thành viên Ban quản lý Quỹ bảo toàn).
2. Tổng số phí đã thu của
Quỹ bảo toàn.
3. Chi phí hoạt động của Quỹ
bảo toàn
4. Việc sử dụng để cho vay
hỗ trợ các quỹ tín dụng nhân dân khi gặp khó khăn về tài chính, khó khăn chi
trả để có thể khắc phục trở lại hoạt động bình thường.
5. Báo cáo việc sử dụng
nguồn vốn của Quỹ bảo toàn:
a) Gửi tại ngân hàng hợp tác
xã, ngân hàng thương mại theo quy định tại Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ bảo
toàn;
b) Mua trái phiếu Chính phủ,
tín phiếu Kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
|
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP |
NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…………… |
(Tỉnh, thành phố).... ngày …… tháng ……. năm.. |
Tình hình hoạt động và tình hình tài chính năm trước
của Quỹ bảo toàn
(Từ ngày 01/01/... đến ngày 31/12/...)
Kính gửi: Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam
1. Quản lý Quỹ bảo toàn (số
lượng thành viên Ban quản lý Quỹ bảo toàn)
2. Tổng số phí đã thu của
Quỹ bảo toàn:
- Số QTDND đã tham gia đóng
phí Quỹ bảo toàn
- Số QTDND chưa tham gia
đóng Quỹ bảo toàn
3. Chi phí hoạt động của Quỹ
bảo toàn.
4. Cơ chế thu, chi tài chính
phục vụ cho hoạt động của Quỹ bảo toàn.
5. Việc sử dụng để cho vay
hỗ trợ các quỹ tín dụng nhân dân khi gặp khó khăn về tài chính, khó khăn chi
trả để có thể khắc phục trở lại hoạt động bình thường.
- Số QTDND đề nghị được vay
vốn từ Quỹ bảo toàn; Số QTDND đã được xét cho vay từ Quỹ bảo toàn; Mức cho vay
hỗ trợ; Thời hạn cho vay hỗ trợ; Lãi suất cho vay hỗ trợ;
- Các biện pháp theo dõi,
chấn chỉnh, củng cố hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân được vay hỗ trợ;
- Việc thực hiện cơ chế kiểm
tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của quỹ tín dụng nhân dân được hỗ trợ;
- Xử lý rủi ro đối với các
khoản cho vay hỗ trợ không thu hồi được vốn;
6. Việc sử dụng nguồn vốn
của Quỹ bảo toàn:
- Gửi tại ngân hàng hợp tác
xã, ngân hàng thương mại theo quy định tại Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ bảo
toàn; Lãi suất tiền gửi.
- Mua trái phiếu Chính phủ,
tín phiếu Kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
|
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP |
NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…………… |
(Tỉnh, thành phố).... ngày …… tháng ……. năm.. |
(Từ ngày 01/01/... đến ngày 31/12/...)
Kính gửi: Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam
1. Quản lý Quỹ bảo toàn (số
lượng thành viên Ban quản lý Quỹ bảo toàn)
2. Thời gian thực hiện giám
sát, kiểm toán nội bộ của Ban kiểm soát Ngân hàng Hợp tác xã về tình hình hoạt
động và kết quả tài chính của Quỹ bảo toàn (Tần suất và thời lượng kiểm toán
nội bộ)
3. Nội dung và kết quả giám
sát, kiểm toán nội bộ của Ban Kiểm soát Ngân hàng Hợp tác xã về tình hình hoạt
động và kết quả tài chính của Quỹ bảo toàn.
|
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP |
<TÊN TỔ CHỨC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BÁO CÁO ĐỐI SOÁT DANH SÁCH CHỨNG THƯ SỐ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Từ ngày (dd/mm/yyyy)
đến ngày (dd/mm/yyyy)
Kính gửi: |
Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam |
1. Danh sách chứng thư số chuyên dùng của Ngân hàng
Nhà nước và tình trạng sử dụng
STT |
Họ tên thuê bao |
Ngày sinh |
Mã đơn vị/ chi nhánh |
Loại nghiệp vụ |
Định danh ký duyệt |
Tình trạng sử dụng |
Ghi chú |
1 |
Nguyễn
Văn Quân |
02/12/1980 |
01201001 |
8 |
201.quannv |
1 |
|
2 |
Lê
Doãn Giáp |
15/09/1985 |
01201003 |
9 |
201.giapld |
1 |
|
|
……. |
|
|
|
|
|
|
2. Đề xuất, kiến nghị (nếu có)
…………………………
Người lập báo cáo |
……..ngày.... tháng…..năm….. |
Ghi chú
1. Chỉ gửi danh sách các
chứng thư số CÓ THAY ĐỔI so với danh sách chứng thư số đã được NHNN cấp.
2. Danh sách chứng thư số
được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của mã đơn vị/chi nhánh
3. Cột “ngày sinh” ghi theo
định dạng 8 ký tự (dd/mm/yyyy)
4. Cột “loại nghiệp vụ”: chỉ
ghi các mã nghiệp vụ KHÔNG còn nhu cầu sử dụng
Mã nghiệp vụ tại cột số (4)
theo quy định như sau
STT |
Tên viết tắt loại nghiệp vụ |
Loại nghiệp vụ |
Mã nghiệp vụ |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
I |
Loại
nghiệp vụ đơn lẻ |
|||
1 |
TTLNH |
Thanh
toán liên ngân hàng |
1 |
|
2 |
OMO |
Nghiệp
vụ đấu thầu và thị trường mở |
2 |
|
3 |
BCTK |
Báo
cáo thống kê |
8 |
|
4 |
DVC |
Dịch
vụ công |
16 |
|
5 |
BCBHTG |
Báo
cáo bảo hiểm tiền gửi |
32 |
|
II |
Loại
nghiệp vụ phức hợp (Mã nghiệp vụ phức hợp có giá trị bằng tổng giá trị mã
loại nghiệp vụ đơn lẻ) |
|||
1 |
TTLNH,
BCTK |
|
9 |
9=1+8 |
2 |
OMO,
BCTK, DVC |
|
26 |
26=2+8+16 |
|
…… |
|
|
|
5. Cột “Tình trạng sử dụng”
ghi giá trị số theo quy định như sau:
Tình trạng sử dụng = 1:
Chứng thư số đang sử dụng;
Tình trạng sử dụng = 0:
Chứng thư số KHÔNG còn nhu cầu sử dụng.
TỔ GIÁM SÁT THANH LÝ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……/…… |
……., ngày... tháng... năm... |
BÁO CÁO GIÁM SÁT THANH LÝ TÀI SẢN THÁNG …../……..
I. Tình hình thanh lý tài sản, phân chia tài sản và
các vấn đề phát sinh khác
II. Khó khăn, vướng mắc (nếu có)
III. Ý kiến đề xuất
|
TỔ TRƯỞNG TỔ GIÁM SÁT THANH LÝ |
Mẫu số 01
CƠ SỞ IN ĐÚC TIỀN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………. |
(Tỉnh, thành phố).... ngày …… tháng …… năm.. |
Kính gửi: |
Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam |
Phần I. Tình hình nhập
khẩu và sử dụng hàng hóa
1. Số lượng từng chủng loại
hàng hóa, nguyên vật liệu đã nhập khẩu trong kỳ báo cáo
2. Số lượng từng chủng loại
hàng hóa, nguyên vật liệu đã sử dụng trong kỳ báo cáo
3. Tình hình sử dụng giấy
xác nhận cùa Ngân hàng nhà nước cấp cho cơ sở in đúc tiền để làm thủ tục nhập
khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu
Phần II. Đề xuất, kiến
nghị (nếu có)
|
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP |
PHỤ LỤC SỐ 07
TÊN TỔ CHỨC TÍN DỤNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……/……. |
……, ngày... tháng... năm ... |
KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHẮC PHỤC VIỆC SỞ HỮU CỔ
PHẦN VƯỢT GIỚI HẠN QUÝ ... NĂM ...
Kính gửi: |
Ngân
hàng Nhà nước Việt nam |
I. Danh sách cổ đông sở hữu tỷ lệ cổ phần vượt giới
hạn
II. Kết quả khắc phục tỷ lệ sở hữu cổ phần vượt giới
hạn
III. Khó khăn, vướng mắc (nếu có)
IV. Kiến nghị, đề xuất (nếu có)
|
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét