BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/2017/TT-BQP | Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2017 |
Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 21 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Theo đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định tiêu chuẩn đủ điều kiện bay; tiêu chuẩn, thủ tục cấp giấy phép cho cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ; khai thác tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ.
Thông tư này quy định về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay; tiêu chuẩn, thủ tục cấp giấy phép cho các cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ; khai thác tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân.
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân người Việt Nam và nước ngoài ở Việt Nam có hoạt động thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ; khai thác tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ.
2. Cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan.
1. Tiêu chuẩn đủ điều kiện bay là các thông số, các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật của tàu bay, các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ, để đảm bảo an ninh, an toàn trong khai thác.
2. Tiêu chuẩn cho cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay, các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ là xác định mục đích sử dụng thiết bị bay; nguồn lực, năng lực, cơ sở pháp lý, tài liệu thiết kế kỹ thuật, công nghệ phù hợp với việc bảo đảm tiêu chuẩn đủ điều kiện bay.
3. Người khai thác tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ là cơ quan, tổ chức, cá nhân chủ sở hữu của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân thuê, mượn hoặc được ủy quyền hợp pháp sử dụng theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Tiêu chuẩn đủ điều kiện bay đối với tàu bay không người lái
Tàu bay không người lái, đủ điều kiện bay khi người khai thác cung cấp đầy đủ, cụ thể, chính xác các thông tin sau:
1. Đặc điểm nhận dạng tàu bay không người lái:
a) Kiểu loại, ký hiệu, màu sắc, lô gô (nếu có);
b) Hình dạng kèm theo hình ảnh màu kích thước khổ A4;
c) Xuất xứ (nơi sản xuất, Nhà sản xuất, năm sản xuất, số xuất xưởng, vật liệu chế tạo);
d) Tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc hiệp đồng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép, tổ chức bay.
2. Tính năng cơ bản:
a) Sải cánh, thân dài, chiều cao;
b) Số lượng và kiểu loại động cơ, nơi sản xuất động cơ;
c) Loại nhiên liệu sử dụng, dung tích bình nhiên liệu;
d) Trọng lượng cất cánh tối đa;
đ) Tốc độ bay: Tốc độ bay tối đa; tốc độ bay lên, tốc độ bay xuống, tốc độ bay hành trình;
e) Tầm bay tối đa;
g) Độ cao bay tối đa, thời gian đạt được độ cao tối đa, thời gian bay, bán kính hoạt động;
h) Phương pháp cất, hạ cánh;
i) Kích thước bãi cất, hạ cánh;
k) Khả năng mang, treo thiết bị theo tàu bay (kèm theo thuyết minh tính năng thiết bị mang, treo); code nhận biết (nếu có);
l) Phương pháp điều khiển tàu bay, phần mềm điều khiển, kiểu loại (tổ hợp) thiết bị điều khiển, tần số điều khiển, trạm mặt đất, (nếu có);
m) Thiết bị thông tin hàng không, thiết bị dẫn đường, giám sát bay, (có mô tả tính năng);
n) Thiết bị định vị (mô tả tính năng thiết bị định vị nếu có);
o) Kiểu loại, tính năng thiết bị truyền dữ liệu, khả năng truyền dữ liệu, lưu dữ liệu hành trình bay (nếu có);
p) Mô tả phương pháp điều khiển và phương thức bay;
q) Mô tả hoạt động đèn tín hiệu khi bay (nếu có);
r) Phương tiện vận chuyển tàu bay (nếu có);
s) Số người tham gia vận hành, điều khiển;
t) Các điều kiện hoạt động (yêu cầu về vị trí cất, hạ cánh; nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và các nội dung khác có liên quan);
u) Mục đích sử dụng (nêu rõ mục đích thương mại, văn hóa, thể thao, nghiên cứu khoa học, giải trí, chụp ảnh, ghi hình, trinh sát, quan sát và các nội dung khác có liên quan);
v) Tính năng bay khác (nếu có).
Điều 5. Tiêu chuẩn đủ điều kiện bay đối với phương tiện bay siêu nhẹ
1. Đối với khinh khí cầu có người điều khiển, đủ điều kiện bay khi người khai thác cung cấp đầy đủ, cụ thể, chính xác các thông tin sau:
a) Đặc điểm nhận dạng:
- Kiểu loại, ký hiệu, màu sắc, lô gô (nếu có);
- Hình dạng kèm theo hình ảnh màu kích thước khổ A4;
- Xuất xứ (nơi sản xuất, Nhà sản xuất, năm sản xuất, số xuất xưởng, vật liệu chế tạo);
- Tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc hiệp đồng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép, tổ chức bay.
b) Tính năng cơ bản:
- Chiều cao tối đa khi được bơm đủ khí;
- Chiều rộng khi được bơm đủ khí;
- Kích thước của giỏ chở thiết bị, chở người;
- Loại động cơ điều khiển, động cơ thổi khí, trọng lượng động cơ;
- Loại nhiên liệu (loại khí) sử dụng, dung tích bình nhiên liệu;
- Trọng lượng tối đa của khinh khí cầu;
- Tốc độ bay: Tốc độ bay tối đa, tốc độ bay lên, tốc độ bay xuống, tốc độ bay hành trình;
- Tầm bay tối đa;
- Độ cao bay tối đa, thời gian bay lên đạt độ cao tối đa, thời gian bay tối đa, bán kính hoạt động bay;
- Mô tả phương pháp điều khiển và phương thức bay;
- Khả năng mang treo thiết bị, chở người (số lượng, trọng lượng);
- Phương pháp điều khiển, tần số điều khiển (nếu có);
- Thiết bị thông tin hàng không, thiết bị dẫn đường, giám sát bay, code nhận biết (nếu có);
- Thiết bị định vị (mô tả tính năng thiết bị định vị nếu có);
- Kiểu loại, tính năng thiết bị truyền dữ liệu, khả năng truyền dữ liệu, lưu dữ liệu hành trình bay (nếu có);
- Mô tả hoạt động đèn tín hiệu khi bay (nếu có);
- Số người tham gia vận hành, điều khiển;
- Điều kiện hoạt động bay (yêu cầu vị trí phóng, thả, treo, nhiệt độ, tốc độ gió, độ ẩm);
- Hình ảnh logo, hình ảnh quảng cáo trên khinh khí cầu (nếu có);
- Độ cao treo hoặc bay;
- Mục đích sử dụng, ứng dụng (nêu rõ mục đích thương mại, văn hóa, thể thao, nghiên cứu khoa học, giải trí, chụp ảnh, ghi hình, trinh sát, quan sát...);
- Tính năng bay khác (nếu có).
2. Đối với khinh khí cầu không có người điều khiển, đủ điều kiện bay khi người khai thác cung cấp đầy đủ, cụ thể, chính xác các thông tin sau:
a) Đặc điểm nhận dạng:
- Kiểu loại, ký hiệu, màu sắc, lô gô (nếu có);
- Hình dạng kèm theo hình ảnh màu kích thước khổ A4;
- Xuất xứ (nơi sản xuất, Nhà sản xuất, năm sản xuất, số xuất xưởng, vật liệu chế tạo);
- Tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc hiệp đồng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép, tổ chức bay.
b) Tính năng cơ bản:
- Chiều cao tối đa khi được bơm đủ khí;
- Chiều rộng khi được bơm đủ khí;
- Kích thước của giỏ chở thiết bị;
- Loại động cơ điều khiển, động cơ thổi khí, trọng lượng động cơ;
- Loại nhiên liệu (loại khí) sử dụng, dung tích bình nhiên liệu;
- Trọng lượng tối đa của khinh khí cầu;
- Tốc độ bay: Tốc độ bay tối đa, tốc độ bay lên, tốc độ bay xuống, tốc độ bay hành trình;
- Tầm bay tối đa;
- Độ cao bay tối đa, thời gian bay đạt độ cao tối đa, thời gian bay, bán kính hoạt động bay;
- Mô tả phương pháp điều khiển và phương thức bay;
- Khả năng mang, treo thiết bị (số lượng, trọng lượng);
- Phương pháp điều khiển, tần số điều khiển, code nhận biết (nếu có);
- Thiết bị thông tin hàng không, thiết bị dẫn đường, giám sát bay;
- Thiết bị định vị (mô tả tính năng thiết bị định vị nếu có);
- Kiểu loại, tính năng thiết bị truyền dữ liệu, khả năng truyền dữ liệu (nếu có);
- Mô tả hoạt động đèn tín hiệu khi bay (nếu có);
- Số người tham gia vận hành;
- Điều kiện hoạt động bay (yêu cầu vị trí phóng, thả, treo, nhiệt độ, tốc độ gió, độ ẩm);
- Tính năng bay khác (nếu có).
3. Đối với mô hình bay, đủ điều kiện bay khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau:
a) Đặc điểm nhận dạng:
- Kiểu loại, ký hiệu, màu sắc, lô gô (nếu có);
- Hình dạng cánh (với tàu lượn), hình dạng dù kèm theo hình ảnh màu kích thước khổ A4;
- Xuất xứ (nơi sản xuất, Nhà sản xuất, năm sản xuất, số xuất xưởng, vật liệu chế tạo);
- Tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc hiệp đồng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép, tổ chức bay.
b) Tính năng cơ bản:
- Kích thước (dài, rộng, cao);
- Số lượng, kiểu loại động cơ (nếu có);
- Loại nhiên liệu sử dụng cho động cơ, dung tích bình nhiên liệu (nếu có);
- Trọng lượng cất cánh tối đa;
- Tốc độ bay: Tốc độ bay tối đa; Tốc độ bay lên, tốc độ bay xuống, tốc độ bay hành trình;
- Phương pháp điều khiển, tần số điều khiển, phương thức bay;
- Tầm bay tối đa;
- Độ cao bay tối đa, thời gian bay, bán kính hoạt động;
- Phương pháp cất, hạ cánh;
- Kích thước bãi cất, hạ cánh;
- Khả năng mang, treo thiết bị, người, vật dụng khác (số lượng, trọng lượng);
- Phương pháp điều khiển, phần mềm điều khiển, kiểu loại thiết bị điều khiển, code nhận biết (nếu có);
- Thiết bị thông tin hàng không, thiết bị dẫn đường, giám sát bay (có mô tả tính năng);
- Thiết bị định vị (mô tả tính năng thiết bị định vị nếu có);
- Mục đích sử dụng, ứng dụng;
- Tính năng bay khác (nếu có).
1. Phải đầy đủ hồ sơ, tài liệu pháp lý được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc đăng ký theo quy định của pháp luật.
2. Có nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật Hàng không phù hợp, đáp ứng yêu cầu đối với hoạt động thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ.
3. Có các trang thiết bị, phương tiện, nhà xưởng, sân bãi và các loại vật liệu sử dụng cho việc thiết kế, chế tạo phù hợp.
4. Phải chứng minh được các thiết kế của tàu bay, phương tiện lắp trên tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ thích hợp với tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của tàu bay, phương tiện bay.
5. Phải có quy trình thiết kế, chế tạo, lắp ráp, thử nghiệm, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ phù hợp với tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của tàu bay, phương tiện bay.
6. Phải có chứng nhận chất lượng, mẫu mã sản phẩm của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ và đảm bảo các yêu cầu về an toàn và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
1. Có đầy đủ các trang bị, thiết bị, dụng cụ kiểm tra phục vụ cho mục đích thử nghiệm tàu bay, các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ.
2. Có đầy đủ hồ sơ, tài liệu quy chuẩn về quy trình thử nghiệm đối với từng loại tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay, các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ.
3. Có nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật phù hợp; có năng lực thực hành thử nghiệm và đánh giá kết quả thử nghiệm tàu bay, động cơ và các trang thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ.
4. Cơ sở thử nghiệm có vị trí, khu vực thử nghiệm đạt tiêu chuẩn an ninh, an toàn và các điều kiện về môi trường theo quy định của pháp luật.
1. Thẩm quyền cấp giấy phép
Cục Tác chiến cấp giấy phép sau khi có ý kiến đồng ý của Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cho các cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ, gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép cho cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ thực hiện theo Mẫu số 01/ĐĐNCP tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư;
c) Danh mục các thiết bị sản xuất và thiết bị kiểm tra;
d) Danh sách chứng chỉ ngành nghề kỹ thuật của nguồn nhân lực;
đ) Sơ đồ vị trí mặt bằng nhà xưởng sản xuất;
e) Quy trình thiết kế, chế tạo, sửa chữa, bảo dưỡng, sản xuất, kiểm tra;
g) Bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) còn hiệu lực của Chủ cơ sở hoặc số định danh cá nhân (nếu có).
3. Hồ sơ đề nghị cấp phép cho cơ sở thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ, gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép cho cơ sở thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ thực hiện theo Mẫu số 02/ĐĐNCP tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tài liệu thuyết minh kỹ thuật, tính hợp lý, hợp pháp của các trang thiết bị phục vụ cho thử nghiệm;
c) Khu vực thử nghiệm: Xác định rõ vị trí địa danh xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là cấp xã); huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là cấp huyện); tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là cấp tỉnh); tọa độ địa lý (độ-phút-giây) theo hệ tọa độ VN-2000, kích thước khu vực thử nghiệm, sơ đồ vị trí khu vực thử nghiệm tương quan với các công trình khác trong bán kính 500 mét;
d) Các giấy tờ hợp pháp liên quan đến sở hữu, sử dụng, khai thác khu vực thử nghiệm;
đ) Văn bản hiệp đồng với chính quyền địa phương, cơ quan có liên quan trong khu vực thử nghiệm (nếu có hoạt động bay).
4. Trình tự thực hiện cấp giấy phép
a) Chủ cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều này gửi qua đường bưu điện đến Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu theo địa chỉ sau:
Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu, số 1, đường Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; số điện thoại liên hệ: 069 696108; số fax: 04 37337994.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Tác chiến phải có văn bản thông báo cho Chủ cơ sở biết để hoàn thiện theo quy định.
b) Kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thẩm định, tổng hợp báo cáo Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu và cấp giấy phép cho Chủ cơ sở thiết kế, sản xuất, thử nghiệm, sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ; đồng thời, thông báo bằng văn bản cho chính quyền địa phương, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Quân khu biết theo thời hạn sau:
- 15 ngày đối với đề nghị cấp phép cho cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ.
- 20 ngày đối với đề nghị cấp phép cho cơ sở thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ.
Trường hợp không cấp giấy phép, Cục Tác chiến phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
1. Trường hợp cấp đổi, cấp lại
a) Cấp đổi trong trường hợp giấy phép bị nhàu, ố, rách nát hoặc thay đổi thông tin trên giấy phép;
b) Cấp lại trong trường hợp giấy phép bị mất, hoặc bị thu hồi, hoặc hết thời hạn sử dụng.
2. Hồ sơ
a) Cấp đổi, gồm: Đơn đề nghị cấp đổi giấy phép của Chủ cơ sở thực hiện theo Mẫu số 03/ĐĐNCP tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; Giấy phép đã được cấp;
b) Cấp lại, gồm: Đơn đề nghị cấp lại giấy phép của Chủ cơ sở theo Mẫu số 03/ĐĐNCP tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; kèm theo giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc mất giấy phép, hoặc giấy phép đã hết hạn sử dụng.
3. Trình tự thực hiện
a) Chủ cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều này gửi qua đường bưu điện đến Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu theo địa chỉ quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 8 Thông tư này;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Tác chiến có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định và cấp đổi, cấp lại giấy phép cho Chủ cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Tác chiến có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Chủ cơ sở biết để hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Thời gian Chủ cơ sở hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ bị thu hồi giấy phép khi vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Đã được cấp giấy phép nhưng thiết kế, sản xuất, thử nghiệm, sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ có chủng loại hoặc chất lượng không phù hợp với loại sản phẩm đã đăng ký đề nghị cấp giấy phép;
b) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về đảm bảo môi trường, an toàn, an ninh trật tự trong và ngoài khu vực được cấp phép;
c) Không khai báo, đăng ký với chính quyền địa phương cấp xã và Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, hoặc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, hoặc không đúng nơi đã đăng ký thiết kế, sản xuất, thử nghiệm, sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ;
d) Vi phạm đã được nhắc nhở, xử lý hành chính từ hai lần trở lên nhưng không khắc phục hoặc tái vi phạm.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân là Chủ cơ sở vi phạm một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, Cục Tác chiến có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu và ra quyết định thu hồi giấy phép.
KHAI THÁC TÀU BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI VÀ PHƯƠNG TIỆN BAY SIÊU NHẸ
Điều 11. Hồ sơ, tài liệu mang theo khi khai thác
1. Phép bay do Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu cấp.
2. Hồ sơ, tài liệu chứng minh tính pháp lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ (sau đây viết gọn là Nhà khai thác) gồm:
a) Chứng minh nhân dân, hoặc số định danh cá nhân (nếu có), hoặc hộ chiếu;
b) Giấy phép kinh doanh, giấy phép hoạt động báo chí, quay phim, chụp ảnh, hướng dẫn du lịch; bằng hoặc chứng chỉ điều khiển tàu bay, phương tiện bay (nếu có).
3. Hồ sơ, tài liệu chứng minh tính hợp pháp của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ gồm: Giấy phép ủy quyền sử dụng, giấy phép nhập khẩu, hóa đơn mua tàu bay, phương tiện bay, bảo hiểm tàu bay, đăng ký, đăng kiểm (nếu có).
4. Trường hợp hoạt động khai thác tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ ở khu vực không gian có chiều rộng mười (10) kilômét tính từ biên giới quốc gia trở vào nội địa Việt Nam; Nhà khai thác phải cung cấp sơ đồ khu vực bay, xác định khoảng cách vệt bay gần nhất đến đường biên giới, phương thức điều khiển bay, thiết bị thông tin liên lạc, dẫn đường, thiết bị định vị, thiết bị mang treo (nếu có).
5. Trường hợp hoạt động khai thác tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ ở khu vực tiếp giáp hoặc trong phạm vi khu vực làm việc của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các khu vực quốc phòng, an ninh, Nhà khai thác phải có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (trực tiếp quản lý, bảo vệ khu vực trên).
6. Trường hợp tổ chức, cá nhân người nước ngoài đến Việt Nam khai thác tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ nhằm mục đích quảng bá, quảng cáo, du lịch, làm phim, phóng sự truyền hình về đất nước, con người Việt Nam, nghiên cứu khoa học, phải có các giấy tờ hợp pháp: Hộ chiếu, visa nhập cảnh, giấy tờ sở hữu, đăng ký phương tiện bay; văn bản bảo lãnh của cơ quan, tổ chức tại Việt Nam và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Điều 12. Phân chia trách nhiệm quản lý, sử dụng vùng trời khai thác
1. Vùng trời phục vụ cho hoạt động bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ được phân chia như sau:
a) Theo độ cao bay: Độ cao bay dưới 50 mét; độ cao bay từ 50 mét đến dưới 200 mét; độ cao bay từ 200 mét đến dưới 500 mét; độ cao bay trên 500 mét so với địa hình tự nhiên;
b) Vùng trời khu vực lân cận sân bay có hoạt động bay quân sự, hàng không dân dụng (bán kính 08 km tính từ ranh giới sân bay trở ra);
c) Vùng trời khu vực trường bắn;
d) Vùng trời khu vực biên giới chiều rộng mười (10) kilômét tính từ biên giới quốc gia trở vào nội địa Việt Nam;
đ) Vùng trời khu vực quy định tại Khoản 5 Điều 11 Thông tư này;
e) Vùng trời trên biển, trên các đảo quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam;
g) Vùng trời được thiết lập cấp phép cho thử nghiệm tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ;
2. Phân chia khu vực, trách nhiệm quản lý.
a) Đối với việc quản lý các hoạt động bay có độ cao bay dưới 50 mét giao Ban chỉ huy quân sự cấp huyện trực tiếp quản lý, giám sát, dự báo, thông báo bay và hiệp đồng;
b) Đối với việc quản lý các hoạt động bay có độ cao bay từ 50 mét đến dưới 200 mét giao Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh trực tiếp quản lý, giám sát, dự báo, thông báo bay và hiệp đồng;
c) Đối với việc quản lý các hoạt động bay có độ cao bay từ 200 mét đến dưới 500 mét giao cơ quan Phòng không của Quân khu trực tiếp quản lý, giám sát dự báo, thông báo bay và hiệp đồng;
d) Đối với việc quản lý các hoạt động bay có độ cao bay trên 500 mét giao các Trung tâm Quản lý điều hành bay khu vực thuộc các Sư đoàn Không quân - Quân chủng Phòng không - Không quân trực tiếp quản lý, giám sát, dự báo, thông báo bay và hiệp đồng;
đ) Đối với vùng trời khu vực lân cận sân bay có hoạt động bay quân sự, hàng không dân dụng giao đơn vị Không quân chủ quản sân bay trực tiếp quản lý, giám sát và hiệp đồng;
Trường hợp sân bay chỉ có hoạt động bay của Hàng không dân dụng, không có đơn vị cấp Tiểu đoàn trở lên thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân đóng quân canh phòng, thì việc quản lý các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ giao Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện hoặc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh (theo độ cao hoạt động quy định tại Điểm a, b, Khoản 2 Điều này) quản lý, giám sát, dự báo, thông báo bay trên cơ sở thống nhất hiệp đồng với cơ quan quản lý không lưu Hàng không dân dụng của sân bay trên địa bàn;
e) Đối với vùng trời khu vực trường bắn có độ cao bay dưới 500 mét giao đơn vị quản lý trường bắn trực tiếp quản lý, hiệp đồng, giám sát, dự báo, thông báo bay trên cơ sở thống nhất hiệp đồng với các đơn vị, cơ quan liên quan đến quản lý vùng trời, quản lý bay trong khu vực;
g) Đối với vùng trời khu vực biên giới có độ cao dưới 500 mét, giao Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh trực tiếp quản lý, hiệp đồng, giám sát, dự báo, thông báo bay trên cơ sở thống nhất hiệp đồng với các đơn vị, cơ quan liên quan đến quản lý vùng trời, quản lý bay trong khu vực;
h) Đối với vùng trời khu vực quy định tại Khoản 5 Điều 11 Thông tư này, có độ cao dưới 500 mét, giao đơn vị quân đội cấp Trung đoàn hoặc tương đương trở lên trực tiếp bảo vệ khu vực đó, quản lý, hiệp đồng, giám sát, dự báo, thông báo bay;
i) Đối với vùng trời trên biển, trên các đảo, quần đảo, nhà giàn thuộc chủ quyền của Việt Nam có độ cao dưới 500 mét, không nằm trong khu vực lân cận sân bay có hoạt động bay quân sự, hàng không dân dụng, giao đơn vị trực tiếp bảo vệ khu vực biển, đảo, nhà giàn đó, quản lý, hiệp đồng, giám sát, dự báo, thông báo bay;
Trường hợp khu vực đảo có nhiều đơn vị quân đội đóng quân, thì việc quản lý, hiệp đồng, giám sát, dự báo, thông báo bay giao đơn vị là chỉ huy trưởng khu vực đóng quân, canh phòng trong khu vực đảo, trên cơ sở thống nhất hiệp đồng với các đơn vị, cơ quan liên quan đến quản lý vùng trời, quản lý bay trong khu vực.
3. Việc thiết lập vùng trời, cấp phép bay cho thử nghiệm và khai thác tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ hoạt động ở nhiều khu vực, độ cao khác nhau; việc chỉ định cơ quan, đơn vị quản lý, hiệp đồng, giám sát, dự báo, thông báo bay được xác định theo tính chất của việc thử nghiệm, khai thác tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ quy định trong phép bay của Cục Tác chiến, trên cơ sở đảm bảo không ảnh hưởng đến quốc, phòng, an ninh và an toàn bay trong khu vực.
Điều 13. Tổ chức quản lý, hiệp đồng, điều hành, giám sát bay
1. Tổ chức quản lý bay:
a) Việc quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ bao gồm các nội dung: Cấp phép bay; hiệp đồng dự báo, thông báo bay; điều hành, giám sát hoạt động bay;
b) Các cơ quan, đơn vị được giao tổ chức quản lý gồm: Cục Tác chiến; Quân chủng Phòng không-Không quân; Cơ quan Phòng không các Quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Quân chủng Hải quân; Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh; Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện; Chỉ huy trưởng khu vực đóng quân, canh phòng của sân bay, trường bắn, đảo, nhà giàn; Chỉ huy các đơn vị bảo vệ khu vực làm việc của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các khu vực quốc phòng, an ninh; Đồn biên phòng, theo phân cấp, phân chia khu vực trách nhiệm quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư này.
2. Tổ chức hiệp đồng bay:
a) Nhà khai thác phải hiệp đồng trực tiếp với cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 2, 3 Điều 12 Thông tư này;
b) Việc hiệp đồng với cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 2, 3 Điều 12 Thông tư này được quy định cụ thể trong phép bay của Cục Tác chiến.
3. Tổ chức điều hành bay
Việc tổ chức điều hành bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ trong khu vực được cấp phép do cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép bay chịu trách nhiệm, trực tiếp điều hành và thực hiện theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp khác được quy định trong phép bay của Cục Tác chiến.
4. Tổ chức giám sát hoạt động bay
Tổ chức giám sát hoạt động bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ nhằm quản lý vùng trời, quản lý bay, thông báo hiệp đồng, điều hành bay đúng quy định, đảm bảo an toàn bay, an ninh trật tự, an toàn xã hội và lợi ích của các bên liên quan.
Tổ chức giám sát hoạt động bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ bao gồm các đơn vị: Đồn biên phòng; Chỉ huy các đơn vị bảo vệ khu vực quy định tại Khoản 5 Điều 11 Thông tư này; Chỉ huy trưởng khu vực đóng quân canh phòng khu vực sân bay, trường bắn, đảo, nhà giàn; Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện; Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh; Cơ quan Phòng không các Quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Quân chủng Hải quân; Quân đoàn, Cơ quan Quản lý điều hành bay, Quản lý vùng trời Quân chủng Phòng không - Không quân; Cục Tác chiến.
Điều 14. Xử phạt hành vi vi phạm
Nhà khai thác vi phạm các quy định trong quản lý, hiệp đồng, điều hành hoạt động bay, thì căn cứ tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN
Điều 15. Trách nhiệm của các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng
1. Bộ Tổng tham mưu
Chỉ đạo Cục Tác chiến, phối hợp với các cơ quan chức năng, các đơn vị trực thuộc của Bộ Quốc phòng, các Bộ, ngành địa phương và các cơ quan liên quan, thẩm định, cấp giấy phép cho cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay, các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ; quản lý hoạt động khai thác tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ.
2. Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu:
a) Tiếp nhận hồ sơ, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, thẩm định cấp giấy phép cho cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay, các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ và cấp phép bay cho hoạt động bay thử nghiệm, khai thác tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ sau khi được sự đồng ý của Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu;
b) Chủ trì phối hợp cơ quan, đơn vị trong quân đội, địa phương, cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay, các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ; cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ;
c) Thu hồi giấy phép đã cấp cho cơ sở thiết kế, sản xuất, thử nghiệm, sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay, các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ.
3. Các cơ quan chức năng thuộc Bộ Quốc phòng
Tổng cục Kỹ thuật, Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, Cục Khoa học Quân sự và các cơ quan liên quan thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp Cục Tác chiến kiểm tra, thẩm định cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay, các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi có yêu cầu.
Điều 16. Trách nhiệm của các đơn vị liên quan
1. Quân chủng Phòng không - Không quân:
a) Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, hiệp đồng, giám sát chặt chẽ hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ trong khu vực trách nhiệm quy định tại Điểm d, đ Khoản 2 và Khoản 3 Điều 12 Thông tư này;
b) Tiếp nhận, quản lý thông tin cấp phép bay, dự báo, thông báo hiệp đồng bay theo quy định;
c) Phối hợp Cục Tác chiến kiểm tra, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cho cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi có yêu cầu.
2. Các Quân khu, Quân đoàn, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển.
Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, hiệp đồng, giám sát chặt chẽ hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ trong khu vực trách nhiệm; phối hợp chính quyền địa phương, cơ quan Công an quản lý hoạt động của cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay, các trang bị, thiết bị của tàu bay và hoạt động khai thác tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ trong địa bàn.
3. Bộ Chỉ huy Quân sự cấp tỉnh:
a) Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, hiệp đồng, giám sát chặt chẽ hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ trong khu vực trách nhiệm;
b) Phối hợp chính quyền địa phương, cơ quan Công an quản lý hoạt động của cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay, trang bị, thiết bị và hoạt động khai thác tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ trong địa bàn; xử lý các hành vi, vi phạm pháp luật về quốc phòng, an ninh; an toàn hàng không hoặc tổ chức bay gây mất an toàn thiệt hại cho người, tài sản dưới mặt đất theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh:
a) Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ trong khu vực trách nhiệm;
b) Phối hợp chính quyền địa phương, cơ quan Công an quản lý hoạt động của cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ trong địa bàn và xử lý các hành vi, vi phạm pháp luật về quốc phòng, an ninh; an toàn hàng không hoặc tổ chức bay gây mất an toàn thiệt hại cho người, tài sản dưới mặt đất theo quy định của pháp luật;
c) Phối hợp cơ quan, đơn vị liên quan quản lý chặt chẽ cửa khẩu biên giới không để việc xuất, nhập khẩu tàu bay, các trang thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ vi phạm các quy định của pháp luật.
5. Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện:
a) Trực tiếp quản lý, hiệp đồng, giám sát, hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ trong khu vực trách nhiệm;
b) Phối hợp chính quyền địa phương, cơ quan Công an quản lý hoạt động của cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay, các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ trong địa bàn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quốc phòng, an ninh; an toàn hàng không hoặc tổ chức bay gây mất an toàn thiệt hại cho người, tài sản dưới mặt đất.
Điều 17. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan
1. Thực hiện các thủ tục đề nghị cấp giấy phép cho cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ và thủ tục cấp phép cho hoạt động khai thác tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ; hồ sơ, tài liệu theo quy định tại Điều 8 và Điều 11 Thông tư này.
2. Chấp hành nghiêm các hành vi cấm, quy định tại Điều 14, Nghị định số 36/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về Quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ và các quy định trong Thông tư này.
3. Chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng về hoạt động khai thác tàu bay; hoạt động của cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay, các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ.
Chấp hành nghiêm quyết định thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay, các trang bị, thiết bị tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ của cơ quan chức năng theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 3 năm 2017.
1. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Chỉ huy các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh những vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Bộ Quốc phòng (qua Cục Tác chiến) để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
STT | Mẫu | Trích yếu |
01 | Mẫu số 1/ĐĐNCP | Đơn đề nghị cấp giấy phép cho cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay, các trang bị, thiết bị của của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ. |
02 | Mẫu số 2/ĐĐNCP | Đơn đề nghị cấp giấy phép cho cơ sở thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay, các trang bị, thiết bị của của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ. |
03 | Mẫu số 3/ĐĐNCP | Đơn đề nghị cấp đổi, cấp lại giấy phép cho cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ |
Địa danh, ngày ….. tháng ….. năm 20 …….
Kính gửi: (tên cơ quan có thẩm quyền cấp) ………………..
Cơ sở sản xuất (tên giao dịch hợp pháp):
Địa chỉ tại: ............................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………………. Fax: ........................................................
Giấy phép kinh doanh số ………………………. ngày cấp: ……………….. đơn vị cấp: .......
Ngành nghề sản xuất (tên sản phẩm): .................................................................................
Danh mục loại sản phẩm: .....................................................................................................
Công suất thiết kế: ................................................................................................................
Doanh thu dự kiến: ................................................................................................................
Số lượng công nhân viên: ……………… trực tiếp: …………………….; gián tiếp: …………..
Nay nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép cho cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của của tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ
Chúng tôi cam kết bảo đảm an toàn và chịu hoàn toàn trách nhiệm về những vi phạm theo quy định của pháp luật.
Trân trọng cảm ơn./.
Nơi nhận: | ĐẠI DIỆN CƠ SỞ |
Hồ sơ gửi kèm theo gồm:
1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư;
2. Danh sách các thiết bị sản xuất và thiết bị kiểm tra;
3. Danh sách chứng chỉ ngành nghề sản xuất;
4. Sơ đồ mặt bằng nhà xưởng, khu vực thử nghiệm (nếu có);
5. Quy trình thiết kế, chế tạo, sửa chữa, bảo dưỡng, sản xuất, kiểm tra;
6. Bản sao hợp lệ Giấy CMND (hoặc Hộ chiếu), hoặc số định danh cá nhân (nếu có) còn hiệu lực.
Địa danh, ngày ….. tháng ….. năm 20 …….
Kính gửi: (tên cơ quan có thẩm quyền cấp) …………………………………
Cơ sở thử nghiệm (tên giao dịch hợp pháp):
Địa chỉ tại: .............................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………… Fax: .................................................................
Giấy phép hoạt động số ……………… ngày cấp: …………………. đơn vị cấp: ..................
Danh mục loại sản phẩm thử nghiệm: ..................................................................................
Mục đích thử nghiệm: ...........................................................................................................
Công suất thiết kế: ................................................................................................................
Số lượng công nhân viên: …………………….. trực tiếp: ……………………….; gián tiếp:.....
Nay nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép cho cơ sở thử nghiệm, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của của tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ
Chúng tôi cam kết bảo đảm an toàn và chịu hoàn toàn trách nhiệm về những vi phạm theo quy định của pháp luật.
Trân trọng cảm ơn./.
Nơi nhận: | ĐẠI DIỆN CƠ SỞ |
Hồ sơ gửi kèm theo gồm:
1. Tài liệu thuyết minh kỹ thuật của các trang thiết bị phục vụ cho thử nghiệm tàu bay, động cơ và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ.
2. Sơ đồ mặt bằng nhà xưởng, khu vực thử nghiệm; xác định rõ vị trí địa danh xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố); tọa độ địa lý theo độ-phút-giây, hệ tọa độ VN- 2000, kích thước khu vực thử nghiệm, sơ đồ vị trí khu vực thử nghiệm tương quan với các công trình khác trong bán kính 500 mét.
3. Các giấy tờ hợp pháp liên quan đến sở hữu, sử dụng, khai thác khu vực thử nghiệm.
4. Văn bản hiệp đồng với chính quyền địa phương, cơ quan có liên quan trong khu vực thử nghiệm (nếu có hoạt động bay).
5. Bản sao hợp lệ Giấy CMND (hoặc Hộ chiếu), hoặc số định danh cá nhân (nếu có) còn hiệu lực của Chủ cơ sở.
Địa danh, ngày ….. tháng ….. năm 20 …….
Kính gửi: Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu
Tôi là: …………………………………………. Quốc tịch: ......................................................
Chức vụ: ..............................................................................................................................
Sinh ngày: ............................................................................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: .........................................................................................
Nơi cư trú: ............................................................................................................................
Số CMND (hoặc hộ chiếu): ………………………… cấp ngày ….. tháng …… năm .............
Nơi cấp: ................................................................................................................................
Đã được cấp Giấy phép số ………./……….. Ngày …… tháng ….. năm .............................
Hiện giấy phép số ……../……….. do hết thời hạn (hoặc cũ, nát, mất, hỏng, cần sửa thông tin)
Đề nghị cho tôi được đổi, cấp lại giấy phép
Lý do: ...................................................................................................................................
Mục đích: .............................................................................................................................
Tài liệu gửi kèm theo:
- 01 giấy xác nhận của cơ quan Công an về việc mất giấy phép;
- Bản sao chụp giấy chứng minh nhân dân (hộ chiếu), giấy phép đã bị hết hạn, hoặc bị cũ nát;
- Bản sao hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lần gần nhất (nếu có);
Tôi xin cam đoan những điều ghi trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm./.
| NGƯỜI LÀM ĐƠN |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét