BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 42/2019/TT-BCT |
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2019 |
Căn cứ Nghị định số
98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số
09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo
cáo của cơ quan hành chính nhà nước;
Theo đề nghị của Chánh
Văn phòng Bộ;
Bộ trưởng Bộ Công Thương
ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế độ báo cáo định kỳ
tại các Thông tư do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc liên tịch ban hành.
1. Khoản 8 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“8. Lập Danh sách cơ sở sử
dụng năng lượng trọng điểm tại địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng
lượng và Phát triển bền vững) trước ngày 01 tháng 02 hằng năm theo mẫu số 1.12
tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này”
1. Khoản 3 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Tổng hợp tình hình thực
hiện định mức năng lượng ngành công nghiệp sản xuất bia và nước giải khát tại
địa phương và báo cáo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính về
Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) trước ngày 31
tháng 01 hằng năm theo quy định tại Phụ lục V Thông tư này.”
2. Khoản 2 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Trước ngày 15 tháng 01
hằng năm, các cơ sở sản xuất trong ngành công nghiệp sản xuất bia và nước giải khát
có trách nhiệm báo cáo Sở Công Thương địa phương. Trước ngày 31 tháng 1 hằng
năm, Sở Công Thương có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương (Vụ Tiết
kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) bằng văn bản được gửi trực tiếp hoặc
qua dịch vụ bưu chính về tình hình thực hiện định mức tiêu hao năng lượng của
đơn vị theo quy định tại Phụ lục VI Thông tư này.”
1. Khoản 3 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Tổng hợp tình hình thực
hiện định mức năng lượng ngành công nghiệp sản xuất thép tại địa phương và báo
cáo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính về Bộ Công Thương (Vụ
Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) trước ngày 31 tháng 01 hằng năm
theo quy định tại Phụ lục IV Thông tư này.
2. Khoản 2 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Trước ngày 15 tháng 01
hằng năm, các cơ sở sản xuất trong ngành công nghiệp sản xuất thép có trách
nhiệm báo cáo Sở Công Thương địa phương bằng văn bản theo phương thức gửi trực
tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính về tình hình thực hiện định mức tiêu hao
năng lượng của đơn vị theo quy định tại Phụ lục III Thông tư này.”
1. Khoản 2 và Khoản 3 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Trước ngày 15 tháng 01
hằng năm, doanh nghiệp thực hiện dán nhãn năng lượng có trách nhiệm lập báo cáo
bằng văn bản gửi Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền
vững) và Sở Công Thương theo phương thức trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu
chính về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị đã được sản xuất, tiêu thụ
và được dán nhãn năng lượng trong năm liền kề trước kỳ báo cáo theo mẫu tại Phụ
lục 3.
3. Trước ngày 15 tháng 01
hằng năm, các tổ chức thử nghiệm có trách nhiệm lập báo cáo bằng văn bản gửi Bộ
Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) theo phương thức
trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính về số lượng, chủng loại phương tiện,
thiết bị đã được thử nghiệm để dán nhãn năng lượng trong năm liền kề trước kỳ
báo cáo theo mẫu tại Phụ lục 4.”
2. Khoản 2 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Tiếp nhận và tổng hợp
thông tin báo cáo của doanh nghiệp về phương tiện thiết bị sản xuất, nhập khẩu
thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng tại địa phương
hằng năm và các phương tiện, thiết bị đã dán nhãn năng lượng trong năm theo mẫu
tại Phụ lục 5 và gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính về Bộ Công thương (Vụ
Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững) trước ngày 15 tháng 3 của năm tiếp
theo.”
3. Bổ
sung Phụ lục 5 Thông tư số 36/2016/TT-BCT (tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông
tư này).
1. Khoản 3 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Hằng năm, tổng hợp tình
hình thực hiện định mức năng lượng trong ngành nhựa tại địa phương và báo cáo
Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) bằng văn bản
theo phương thức gửi trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính trước ngày 31
tháng 01 của năm tiếp theo theo quy định tại Phụ lục III Thông tư này.”
2. Khoản 2 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Trước ngày 15 tháng 01
hằng năm, các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa có trách nhiệm báo cáo Sở Công
Thương địa phương bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp hoặc thông qua
dịch vụ bưu chính về tình hình thực hiện suất tiêu hao năng lượng năm trước của
đơn vị theo quy định tại Phụ lục IV Thông tư này.”
1. Điểm b Khoản 2 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Tổng hợp tình hình thực
hiện định mức tiêu hao năng lượng trong năm hiện hành của các đơn vị sản xuất
giấy tại địa phương và báo cáo Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát
triển bền vững) bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp hoặc thông qua dịch
vụ bưu chính trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo theo quy định tại Phụ lục
III Thông tư này.”
2. Khoản 2 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Trước ngày 15 tháng 01
hằng năm, các cơ sở sản xuất giấy có trách nhiệm báo cáo Sở Công Thương địa
phương bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu
chính về tình hình thực hiện suất tiêu hao năng lượng năm trước của đơn vị theo
quy định tại Phụ lục IV Thông tư này.”
1. Khoản 2 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau;
“2. Trước ngày 15 tháng 01
hằng năm, cơ sở chế biến thủy sản có trách nhiệm báo cáo Sở Công Thương địa
phương bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu
chính về tình hình thực hiện định mức tiêu hao năng lượng năm trước của đơn vị
theo quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này.
Đối với cơ sở chế biến thủy
sản có suất tiêu hao năng lượng cao hơn định mức tiêu hao năng lượng quy định
tại Thông tư này, ngoài nội dung báo cáo nêu trên, cơ sở còn có trách nhiệm báo
cáo về kế hoạch nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, trong đó nêu rõ các giải pháp
tiết kiệm năng lượng và kế hoạch triển khai thực hiện theo quy định tại khoản 1
Điều này.”
2. Khoản 3 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Tổng hợp việc tuân thủ
định mức năng lượng hằng năm của các cơ sở chế biến thủy sản tại địa phương và
báo cáo Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) bằng
văn bản theo phương thức gửi trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính trước
ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo theo quy định tại Phụ lục III của Thông tư
này.”
1. Mục 5.2 QCVN 02:2014/BCT ban hành kèm
theo Thông tư số 48/2014/TT-BCT được sửa đổi, bổ
sung như sau:
“5.2. Sở Công Thương các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc
thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật này ở địa phương, báo cáo bằng văn bản gửi trực
tiếp, hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Công Thương (Vụ Khoa học và Công nghệ)
về tình hình thực hiện và những khó khăn, vướng mắc và theo định kỳ trước ngày
31 tháng 01 của năm tiếp theo, theo mẫu tại Phụ lục A của Quy chuẩn này.”
Khoản 1 Điều
32 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Định kỳ vào tuần cuối
cùng của kỳ báo cáo 6 tháng kể từ ngày ký hợp đồng hoặc khi có yêu cầu đột xuất
từ Bộ Công Thương, các tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ báo cáo Bộ
Công Thương (Vụ Khoa học và Công nghệ) bằng văn bản theo phương thức gửi trực
tiếp, qua hệ thống thư điện tử, dịch vụ bưu chính về tình hình thực hiện nhiệm
vụ khoa học và công nghệ theo mẫu B17-BCĐK-BCT ban hành kèm theo Thông tư này.”
1. Mục 4.4 QCVN 09:2015/BCT ban hành kèm
theo Thông tư số 36/2015/TT-BCT được sửa đổi, bổ
sung như sau:
“4.4. Các tổ chức đánh giá
sự phù hợp cho sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh và giấy tissue sau khi được Bộ
Công Thương chỉ định chịu trách nhiệm:
- Lập danh sách các lô hàng
đã tiến hành đánh giá và báo cáo Bộ Công Thương (Vụ Khoa học và Công nghệ) bằng
văn bản theo phương thức gửi trực tiếp, qua hệ thống thư điện tử, dịch vụ bưu
chính vào tuần cuối cùng của tháng cuối mỗi quý theo mẫu tại Phụ lục B của Quy
chuẩn này;
- Thực hiện đánh giá sự phù
hợp theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này.”
1. Mục 4.1.3 QCVN 01:2017/BCT được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4.1.3. Sở Công Thương các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
- Tiếp nhận công bố hợp quy
và đăng trên cổng thông tin của Sở;
- Báo cáo Bộ Công Thương (Vụ
Khoa học và Công nghệ) bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp, qua hệ
thống thư điện tử, qua dịch vụ bưu chính về số lượng sản phẩm công bố hợp quy
vào tuần cuối cùng của quý II và quý IV hằng năm theo mẫu báo cáo số 02 quy
định tại Phụ lục IV kèm theo Quy chuẩn này.”
2. Mục 4.3 QCVN 01:2017/BCT được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4.3. Trách nhiệm của các tổ
chức đánh giá sự phù hợp
- Thực hiện đánh giá hợp quy
cho sản phẩm dệt may;
- Cấp số công bố hợp quy cho
sản phẩm, hàng hóa được đánh giá sự phù hợp theo phương thức 7. Công bố số công
bố hợp quy trên trang thông tin điện tử của đơn vị mình.
- Hằng quý báo cáo Bộ Công
Thương (Vụ Khoa học và Công nghệ) bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp,
qua hệ thống thư điện tử, qua dịch vụ bưu chính kết quả đánh giá sự phù hợp về
chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định tại Quy chuẩn này vào trước ngày 15
tháng đầu tiên của quý kế tiếp theo mẫu báo cáo số 03 quy định tại Phụ lục IV
kèm theo Quy chuẩn này. Trong trường hợp đột xuất, thực hiện báo cáo theo yêu
cầu của Bộ Công Thương.
- Thực hiện theo quy định
tại Nghị định 107.”
LĨNH
VỰC VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP, TIỀN CHẤT THUỐC NỔ SỬ DỤNG ĐỂ SẢN XUẤT VẬT LIỆU NỔ
CÔNG NGHIỆP
1. Bổ
sung Khoản 3 Điều 18
như sau:
“3. Chế độ báo cáo định kỳ
trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp và trong hoạt động tiền chất thuốc nổ
sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp được quy định tại Thông tư này được
thực hiện thông qua phương thức trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính.”
2. Điểm a Khoản 4 Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Tình hình quản lý và sử
dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu
nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh trước ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo định kỳ
6 tháng, trước ngày 15 tháng 01 đối với báo cáo định kỳ hằng năm theo quy định
tại Mẫu 3 Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này được thực hiện theo phương
thức gửi trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính.”
4. Bãi
bỏ các quy định về chế độ báo cáo tại các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:
a) Mục 5.2 QCVN 02:2013/BCT ban hành kèm
theo Thông tư số 16/2013/TT-BCT ngày 17 tháng 7
năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
dây dẫn tín hiệu nổ dùng cho kíp nổ vi sai phi điện an toàn sử dụng trong mỏ
hầm lò có khí Mêtan.
b) Mục 5.2 QCVN 03:2013/BCT ban hành kèm
theo Thông tư số 17/2013/TT-BCT ngày 17 tháng 7
năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
kíp nổ vi sai phi điện an toàn sử dụng trong mỏ hầm lò có kí mê tan.
c) Mục 4.3 QCVN 01:2015/BCT ban hành kèm
theo Thông tư số 14/2015/TT-BCT ngày 22 tháng 6
năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
Máy nổ mìn điện.
d) Mục 5.3 QCVN 02:2015/BCT ban hành kèm
theo Thông tư số 15/2015/TT-BCT ngày 22 tháng 6
năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
các loại kíp nổ.
đ) Mục 5.3 QCVN 04:2015/BCT ban hành kèm
theo Thông tư số 16/2015/TT-BCT ngày 22 tháng 6
năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
Dây nổ chịu nước.
e) Mục 5.3 QCVN 05:2015/BCT ban hành kèm
theo Thông tư số 17/2015/TT-BCT ngày 22 tháng 6
năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
Amôni nitrat dùng để sản xuất thuốc nổ nhũ tương.
f) Mục 5.3 QCVN 06:2015/BCT ban hành kèm
theo Thông tư số 18/2015/TT-BCT ngày 22 tháng 6
năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
Dây cháy chậm công nghiệp.
g) Mục 5.3 QCVN 07:2015/BCT ban hành kèm
theo Thông tư số 19/2015/TT-BCT ngày 22 tháng 6
năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về thuốc nổ Amonit AD1.
h) Mục 5.3 QCVN 08:2015/BCT ban hành kèm
theo Thông tư số 20/2015/TT-BCT ngày 22 tháng 6
năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
Mồi nổ dùng cho thuốc nổ công n ghiệp.
LĨNH
VỰC KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP
1. Điều 21 QCVN 04:2013/BCT được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 21. Sở Công
Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với các
cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quy chuẩn này trên
địa bàn quản lý.
Định kỳ trước ngày 31 tháng
12 hằng năm, Sở Công Thương có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương
(Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp) vướng mắc, kiến nghị các vấn
đề liên quan đến chai chứa LPG trên địa bàn quản lý. Báo cáo được lập bằng văn
bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Công Thương theo Mẫu Báo
cáo vướng mắc, kiến nghị các vấn đề liên quan đến chai LPG trên địa bàn quản lý
của Sở Công Thương tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chuẩn này.”
1. Điểm c Khoản 1 và Khoản 2 Điều 15
được sửa đổi, bổ sung như sau:
“c) Các cơ sở sản xuất, kinh
doanh ngành Công Thương không thuộc đối tượng tại Điểm b Khoản 1 Điều 15 Thông
tư này có trách nhiệm báo cáo Sở Công Thương bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc
qua dịch vụ bưu chính trước ngày 31 tháng 3 năm tiếp theo của năm báo cáo theo
quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này để tổng hợp báo cáo Bộ
Công Thương.”
“2. Báo cáo môi trường ngành
Công Thương
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi
trường công nghiệp lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường hằng năm theo các
lĩnh vực quản lý của Bộ Công Thương gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy
định tại Thông tư số 19/2016/TT-BTNMT ngày 24 tháng 8 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường về báo cáo công tác bảo vệ môi trường.”
2. Khoản 2 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Tổng hợp và xây dựng báo
cáo công tác môi trường ngành Công Thương tại địa phương gửi trực tiếp hoặc qua
dịch vụ bưu chính đến Bộ Công Thương trước ngày 30 tháng 4 năm tiếp theo của
năm báo cáo theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.”
1. Khoản 5 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Báo cáo được gửi trực
tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính trước ngày 15 tháng 01 hằng năm hoặc đột xuất
khi có yêu cầu về tình hình hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo
mẫu tại Phụ lục 2 của Thông tư này.”
2. Khoản 3 Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Báo cáo tình hình thực
hiện kiểm định gửi về Sở Công Thương nơi lắp đặt máy, thiết bị theo phương thức
trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính trước ngày 05 tháng 01 hằng năm theo mẫu
tại Phụ lục 3 của Thông tư này.”
1.
Khoản 3 Điều 20 QCVN 04:2017/BCT được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Định kỳ trước ngày 10
tháng 7 đối với báo cáo định kỳ 6 tháng và trước ngày 10 tháng 01 đối với báo
cáo định kỳ hằng năm, đơn vị quản lý khai thác mỏ báo cáo bằng văn bản gửi qua
dịch vụ bưu chính hoặc hệ thống thư điện tử đến Sở Công Thương tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương nơi mỏ khai thác về công tác quản lý an toàn theo mẫu số
01 Phụ lục IX của Quy chuẩn này; trước ngày 20 tháng 01 của năm sau, Sở Công
Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo bằng văn bản gửi trực tiếp
hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Công Thương (Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường
công nghiệp) về công tác quản lý an toàn trong hoạt động khai thác quặng hầm lò
trên địa bàn quản lý theo mẫu số 03 Phụ lục IX của Quy chuẩn này.”
2.
Khoản 2 Điều 106 QCVN 04:2017/BCT được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Sở Công Thương có trách
nhiệm:
Định kỳ hoặc đột xuất thanh
tra, kiểm tra và báo cáo việc thực các quy định tại Quy chuẩn đối với các tổ
chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động khai thác hầm lò quặng trên địa bàn
quản lý đến Bộ Công Thương (Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp)
theo quy định tại Khoản 3 Điều 20 của Quy chuẩn này.”
1. Điều 10 được
sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 10. Báo cáo hiện
trạng an toàn đập, hồ chứa thủy điện
1. Chủ sở hữu đập, hồ chứa
thủy điện có trách nhiệm lập Báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa thủy điện
gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Sở Công Thương nơi xây dựng đập,
hồ chứa thủy điện theo thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 16
Nghị định số 114/2018/NĐ-CP. Mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục IV Thông tư
này.
2. Sở Công Thương nơi xây
dựng đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo hiện trạng an toàn
đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công
Thương (Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp) bằng văn bản gửi trực
tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính trước ngày 30 tháng 4 hằng năm đối với đập, hồ
chứa thủy điện xây dựng tại khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ;
trước ngày 30 tháng 8 hằng năm đối với đập, hồ chứa thủy điện xây dựng tại khu
vực Nam Trung Bộ. Mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục IX Thông tư này.”
2. Khoản 3 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Chủ sở hữu đập, hồ chứa
thủy điện có trách nhiệm lập Báo cáo đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy điện
gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường
công nghiệp trước ngày 01 tháng 3 hằng năm đối với đập, hồ chứa thủy điện được
xây dựng ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ; trước ngày 01
tháng 6 hằng năm đối với khu vực Nam Trung Bộ. Mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục
VI Thông tư này.”
3. Điều 15 được
sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 15. Báo cáo định kỳ
công tác quản lý nhà nước về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện
Định kỳ trước ngày 31 tháng
3 hàng năm, Sở Công Thương nơi xây dựng đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm
tổng hợp, báo cáo công tác quản lý nhà nước về an toàn đập, hồ chứa thủy điện
năm trước trên địa bàn gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính theo mẫu quy
định tại Phụ lục VIII Thông tư này đến Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công Thương
(Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp).”
1. Khoản 1 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Báo cáo định kỳ
a) Hằng năm trước ngày 15
tháng 01, Chủ đầu tư phải báo cáo Sở Công Thương bằng văn bản về tình hình
triển khai thực hiện dự án đầu tư kho xăng dầu, kho LPG, kho LNG thuộc danh mục
dự án đầu tư trong Quy hoạch phát triển xăng dầu, kho LPG, kho LNG đã được cấp
có thẩm quyền phê duyệt thông qua phương thức gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ
bưu chính để quản lý, theo dõi thực hiện. Mẫu đề cương báo cáo thực hiện theo
mẫu số 01 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Hằng năm trước ngày 31
tháng 01, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án
đầu tư kho xăng dầu, kho LPG, kho LNG thuộc danh mục dự án đầu tư trong Quy
hoạch phát triển xăng dầu, kho LPG, kho LNG đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương (Vụ Kế hoạch) bằng văn bản về tình hình
triển khai thực hiện dự án thông qua phương thức gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ
bưu chính để quản lý, theo dõi thực hiện. Mẫu đề cương báo cáo thực hiện theo
mẫu số 02 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.”
1. Khoản 2 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Báo cáo số liệu nhập -
xuất - tồn kho xăng dầu và tồn kho xăng dầu tại ba Miền theo Mẫu số 2 tại Phụ
lục ban hành kèm theo Thông tư này, gửi về Bộ Công Thương theo định kỳ hằng
tháng, quý, năm và báo cáo nhanh khi có yêu cầu của Bộ Công Thương. Thương nhân
đầu mối gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính các báo cáo định kỳ về Bộ Công
Thương trước ngày 20 của tháng đầu tiên của kỳ kế tiếp.”
2. Khoản 3 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Báo cáo định kỳ hàng
tháng về tình hình thực hiện nhập khẩu xăng dầu, mua xăng dầu từ nguồn sản xuất
trong nước, pha chế xăng dầu, xuất khẩu xăng dầu, tạm nhập tái xuất, chuyển
khẩu xăng dầu theo Mẫu số 5 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, gửi
trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Công Thương trước ngày 20 của tháng
kế tiếp.”
3. Khoản 4 Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Thương nhân sản xuất
xăng dầu có trách nhiệm báo cáo định kỳ hằng tháng về tình hình sản xuất, nhập
khẩu nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm xăng dầu, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ
bưu chính đến Bộ Công Thương trước ngày 10 của tháng kế tiếp theo Mẫu số 7 tại
Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.”
Bổ sung Điều
8 như sau:
“Điều 8. Chế độ báo cáo
Thương nhân thực hiện chế độ
báo cáo tình hình nhập khẩu các chất HCFC theo mẫu quy định tại Phụ lục VIIb
của Thông tư này về Bộ Công Thương như sau:
1. Báo cáo theo từng quý về
nhập khẩu các chất HCFC theo giấy phép nhập khẩu đã được cấp và báo cáo gửi về
Bộ Công Thương qua dịch vụ bưu chính trước ngày 5 của quý tiếp theo.
2. Báo cáo theo từng năm về
tình hình thực hiện nhập khẩu theo giấy phép được cấp, báo cáo nêu rõ tình hình
thực hiện nhập khẩu, dự kiến thực hiện và đăng ký nhập khẩu cho năm tiếp theo.
Báo cáo gửi về Bộ Công Thương qua dịch vụ bưu chính trước ngày 31 tháng 12 hàng
năm.
Phụ lục VIIb của Thông tư
này thay thế Phụ lục VII của Thông tư số 47. Trong trường hợp cần thiết, thương
nhân báo cáo theo văn bản yêu cầu của Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) về
những nội dung liên quan đến nhập khẩu các chất HCFC.”
Khoản 1 Điều
12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Báo cáo hoạt động định
kỳ hằng năm của thương nhân không hiện diện phải là báo cáo tài chính có kiểm
toán và thực hiện theo Mẫu BC Phụ lục I, ban hành kèm theo Thông tư này. Báo
cáo phải được dịch sang tiếng Việt và được hợp pháp hóa lãnh sự hoặc công chứng
Việt Nam xác nhận. Báo cáo được gửi về Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương qua
dịch vụ bưu chính chậm nhất là ngày 31 tháng 3 hằng năm của năm tiếp theo.”
Bổ sung Khoản 3 Điều 10 như sau:
“3. Chế độ báo cáo định kỳ
về tình hình nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà được gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ
bưu chính.”
1. Điểm b Khoản 2 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Giao Sở Công Thương chủ
trì, phối hợp các các cơ quan liên quan theo dõi sát tình hình thực hiện Thông
tư này trên địa bàn; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo băng văn bản gửi qua
dịch vụ bưu chính về Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) theo định kỳ trước
ngày 20 hằng tháng hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu. Mẫu biểu thống kê gửi
kèm báo cáo tình hình hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân thực
hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.”
2. Khoản 3 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Trách nhiệm của thương
nhân hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới
Thực hiện báo cáo định kỳ
hằng tháng (trước ngày 20 hằng tháng) hoặc đột xuất bằng văn bản gửi qua dịch
vụ bưu chính về Sở Công Thương tỉnh biên giới khi hoạt động mua bán, trao đổi
hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trên địa bàn tỉnh theo mẫu quy định
tại Phụ lục II Thông tư này.”
Điểm b Khoản
2 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như
sau:
“b) Giao Sở Công Thương chủ
trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan của tỉnh thực hiện chế độ thông tin,
báo cáo bằng văn bản gửi qua dịch vụ bưu chính về Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập
khẩu) định kỳ trước ngày 20 hằng tháng và báo cáo đột xuất theo yêu cầu. Mẫu
biểu thống kê gửi kèm báo cáo định kỳ tình hình hoạt động mua bán, trao đổi
hàng hóa của cư dân biên giới theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.”
Khoản 4 Điều
15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Thương nhân có trách
nhiệm báo cáo định kỳ hằng quý trước ngày 10 của tháng đầu tiên quý kế tiếp
hoặc đột xuất bằng văn bản qua dịch vụ bưu chính về tình hình thực hiện nhập
khẩu theo yêu cầu của Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) theo mẫu quy định tại
Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này.
Trước ngày 30 tháng 9 hằng
năm, thương nhân có báo cáo (thay cho báo cáo quý III) gửi qua dịch vụ bưu
chính đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) đánh giá khả năng nhập khẩu cả
năm đó, đề nghị điều chỉnh tăng, giảm hạn ngạch nhập khẩu được cấp hoặc báo cáo
số lượng hàng hóa không có khả năng nhập khẩu để phân giao cho thương nhân
khác.”
Khoản 1 Điều
10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Thương nhân thực hiện
Báo cáo định kỳ hằng quý, hằng năm theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục kèm theo
Nghị định số 107/2018/NĐ-CP .
Báo cáo định kỳ hằng quý,
thương nhân gửi về Bộ Công Thương trước ngày 20 của tháng đầu tiên quý kế tiếp.
Báo cáo định kỳ hằng năm, thương nhân gửi về Bộ Công Thương trước ngày 20 tháng
01 của năm kế tiếp.
Báo cáo dưới dạng tệp dữ
liệu điện tử được gửi đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) qua hòm thư điện
tử. Trong trường hợp có trục trặc kỹ thuật ảnh hưởng đến việc gửi dữ liệu,
thương nhân gửi bản fax báo cáo về Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu).”
1. Thay
đổi từ “Tổng cục Năng lượng” thành “Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo” tại Khoản 1 Điều 28.
2. Khoản 3 Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Định kỳ 6 tháng, trước
ngày 20 tháng 6 và trước ngày 20 tháng 12 hàng năm, UBND các tỉnh có dự án thủy
điện trên địa bàn gửi báo cáo tình hình thực hiện quản lý quy hoạch, đầu tư xây
dựng và vận hành khai thác các dự án thủy điện trên địa bàn đến Bộ Công Thương
(Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo) bằng văn bản kèm theo mẫu quy định tại Phụ
lục 3 Thông tư này qua dịch vụ bưu chính.”
“Điều 37. Chế độ báo cáo
1. Trước ngày 15 tháng 02
hằng năm, các đơn vị điện lực trong phạm vi địa bàn tỉnh có trách nhiệm báo cáo
bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Sở Công Thương về
công tác kiểm tra sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện
của Kiểm tra viên điện lực thuộc đơn vị điện lực theo mẫu số 02 tại Phụ lục 4
ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trước ngày 01 tháng 3
hằng năm, Sở Công Thương có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc
qua dịch vụ bưu chính đến Cục Điều tiết điện lực về công tác tổ chức, tập huấn,
sát hạch, cấp Giấy chứng nhận đạt yêu cầu sát hạch và công tác cấp, thu hồi thẻ
Kiểm tra viên điện lực; công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hoạt động điện lực, sử
dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện; công tác giải quyết
tranh chấp hợp đồng mua bán điện theo mẫu số 01 tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo
Thông tư này.
3. Trước ngày 01 tháng 3
hằng năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản gửi
trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Cục Điều tiết điện lực về công tác
kiểm tra sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện của Kiểm
tra viên điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty truyền tải
điện Quốc gia và các Tổng công ty Điện lực theo mẫu số 02 tại Phụ lục 4 ban
hành kèm theo Thông tư này.”
1. Điều 3 được
sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 3. Sửa đổi, bổ sung
Điều 27 Thông tư số 43/2013/TT-BCT
“Điều 27. Chế độ báo cáo
định kỳ về tiếp cận điên năng lưới điện trung áp
Trước ngày 15 tháng 7 và
ngày 15 tháng 01 hằng năm, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm báo cáo định kỳ
6 tháng và cả năm bằng văn bản gửi qua dịch vụ bưu chính đến Sở Công Thương
tình hình đầu tư xây dựng các công trình điện và thực hiện đấu nối của các
khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm điện riêng theo mẫu số 01 tại
Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.”
2. Khoản 2 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Hằng năm, Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản
gửi qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Công Thương (Cục Điện lực và Năng lượng tái
tạo) về kết quả, đánh giá tình hình thực hiện thời gian tiếp cận điện năng theo
mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.”
1. Điều 27 được
sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 27. Báo cáo kết quả
đánh giá mẫu phụ tải điện
Trước ngày 01 tháng 02 hằng
năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Cục Điều tiết điện lực
gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc hệ thống thư điện tử về kết quả đánh giá mẫu phụ
tải điện phục vụ nghiên cứu phụ tải điện năm trước và điều chỉnh cho năm hiện
tại, bao gồm các nội dung:
1. Rà soát, hoàn thiện tiêu
chí lựa chọn mẫu phụ tải điện phi dân dụng.
2. Công tác tính toán, thiết
kế và lựa chọn mẫu phụ tải điện.
3. Đánh giá sự thay đổi (nếu
có) về số lượng mẫu phụ tải điện so với năm trước của phân nhóm phụ tải điện,
nhóm phụ tải điện và thành phần phụ tải điện.
4. Đánh giá Danh sách mẫu
phụ tải điện phi dân dụng do các Đơn vị phân phối điện lập so với tiêu chí lựa
chọn mẫu phụ tải điện phi dân dụng.
5. Danh sách nhóm phụ tải
điện và phân nhóm phụ tải điện thực hiện nghiên cứu phụ tải điện.”
2. Bổ
sung Khoản 3 Điều 28
như sau:
“3. Báo cáo kết quả phân
tích biểu đồ phụ tải điện phải được lập thành văn bản và gửi Bộ Công Thương
(Cục Điều tiết điện lực) qua dịch vụ bưu chính hoặc hệ thống thư điện tử.”
3. Điều 29 được
sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 29. Báo cáo kết quả
dự báo biểu đồ phụ tải điện
Trước ngày 01 tháng 9 hằng
năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực có trách nhiệm báo cáo
bằng văn bản gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc hệ thống thư điện tử đến Cục Điều
tiết điện lực về kết quả dự báo biểu đồ phụ tải điện thuộc phạm vi quản lý, hệ
thống điện ba miền và quốc gia với các nội dung quy định tại Điều 25 Thông tư
này.”
Bổ sung Khoản 4 Điều 23 như sau:
“4. Báo cáo kết quả thực
hiện chương trình điều chỉnh phụ tải điện và vận hành hệ thông điện được gửi
qua dịch vụ bưu chính hoặc hệ thống thư điện tử.”
Khoản 3 Điều
9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Hằng năm, trước ngày 15
tháng 01 và ngày 15 tháng 7, UBND tỉnh có các dự án điện gió báo cáo bằng văn
bản gửi qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Công Thương (Cục Điện lực và Năng lượng
tái tạo) định kỳ 6 tháng liền trước về hoạt động đăng ký đầu tư, tình hình
triển khai thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh để theo dõi và quản lý. Mẫu báo
cáo quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này.”
1. Khoản 2 Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Trước ngày 15 tháng 01
hằng năm, thương nhân, tổ chức đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử
phải báo cáo kết quả hoạt động đánh giá tín nhiệm của năm trước đó với Bộ Công
Thương (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) bằng phương thức qua dịch vụ bưu
chính hoặc trực tuyến thông qua tài khoản của thương nhân, tổ chức tại Cổng
thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử theo mẫu TMĐT-3 và mẫu TMĐT-4
tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.”
LĨNH
VỰC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
Định kỳ trước ngày 30 tháng
5 hằng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách
nhiệm báo cáo bằng văn bản gửi đến Bộ Công Thương (Cục Cạnh tranh và Bảo vệ
người tiêu dùng) qua dịch vụ bưu chính hoặc hệ thống thư điện tử về kết quả
triển khai các hoạt động Ngày Quyền của người tiêu dùng ở địa phương theo mẫu
số BVNTD-01 và mẫu số BVNTD-02 (tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).
1. Thay
đổi từ “Vụ Công nghiệp nặng” thành từ “Cục Công nghiệp” tại điểm a Khoản 2 Điều 3, Khoản 1, điểm
c, d Khoản 2 Điều 11.
2. Điều 10 được
sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 10. Trách nhiệm của
các tổ chức, cá nhân
Định kỳ hằng năm (trước ngày
31 tháng 01 năm sau), tổ chức, cá nhân sau khi được hưởng các ưu đãi có trách
nhiệm báo cáo bằng văn bản gửi đến Bộ Công Thương (Cục Công nghiệp) qua dịch vụ
bưu chính hoặc hệ thống thư điện tử về tình hình sản xuất kinh doanh các sản
phẩm được hưởng ưu đãi theo mẫu số 01 tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư
này.”
3. Điểm d Khoản 2 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“d) Định kỳ hằng năm báo cáo
tổng hợp các dự án được xác nhận ưu đãi gửi Bộ Công Thương (Cục Công nghiệp)
qua dịch vụ bưu chính hoặc hệ thống thư điện tử theo mẫu số 02 tại Phụ lục 4
ban hành kèm theo Thông tư này.”
Điều
36. Hệ thống thông tin báo cáo điện tử của ngành Công Thương
1. Bộ Công Thương có trách
nhiệm xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo điện tử thuộc phạm vi chức năng quản
lý đáp ứng yêu cầu, nguyên tắc quy định tại Nghị định số 09/2019/NĐ-CP, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc tổng hợp, chia sẻ thông tin báo cáo và tiết kiệm
về thời gian, chi phí cho các đối tượng thực hiện báo cáo.
2. Các đối tượng thực hiện
báo cáo có thể lựa chọn phương thức gửi báo cáo định kỳ thông qua hình thức
trực tuyến trên Hệ thống thông tin báo cáo điện tử của Bộ Công Thương khi hệ
thống chính thức hoạt động.
1. Thông tư này có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 05 tháng 02 năm 2020.
2. Bãi bỏ các quy định sau:
a) Khoản 6 Điều 1 Thông tư số
33/2016/TT-BCT ngày 23 tháng 12 năm 2016 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
36/2015/TT-BCT ngày 28 tháng 10 năm 2015 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
đối với sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh.
b) Điều 4 Thông tư số 51/2018/TT-BCT
ngày 19 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số
47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương
và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất
khẩu và tạm nhập - tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của
Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.
c) Khoản 20 Điều 1 Thông tư số
31/2018/TT-BCT ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Bộ
trưởng Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT
ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng
điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện.
d) Điều 29 Thông tư số 43/2013/TT-BCT
ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương
quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh
Quy hoạch phát triển điện lực
3. Các chế độ báo cáo định
kỳ trong lĩnh vực Công Thương hiện hành phải đảm bảo thời gian chốt số liệu báo
cáo theo quy định tại Điều 12 của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
4. Trong quá trình thực hiện
nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công Thương để được hướng
dẫn, giải quyết./.
|
BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo
Thông tư số 42/2019/TT-BCT ngày 18 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương Sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế độ báo cáo định kỳ tại các Thông
tư do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc liên tịch ban hành)
TT |
Tên mẫu/ Phụ lục được bổ sung |
1. |
Mẫu
số 1.12 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/TT-BCT |
2 |
Phụ
lục 5 ban hành kèm theo Thông tư số 36/2016/TT-BCT |
3. |
Phụ
lục A QCVN 02:2014/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 48/2014/TT-BCT |
4. |
Phụ
lục B QCVN 09:2015/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BCT |
5. |
Mẫu
số 1 Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư số 13/2018/TT-BCT |
6. |
Phụ
lục QCVN 04:2013/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 18/2013/TT-BCT |
7. |
Phụ
lục IX ban hành kèm theo Thông tư số 09/2019/TT-BCT |
8. |
Mẫu
số 01 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 39/2013/TT-BCT |
9. |
Mẫu
số 02 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 39/2013/TT-BCT |
10. |
Mẫu
số 01 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 43/2012/TT-BCT |
11. |
Mẫu
số 02 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 43/2012/TT-BCT |
12. |
Mẫu
số 01 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2013/TT-BCT |
13. |
Mẫu
số 02 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2013/TT-BCT |
14. |
Mẫu
số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 24/2016/TT-BCT |
15. |
Mẫu
số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 24/2016/TT-BCT |
16. |
Mẫu
TMĐT-3 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 47/2014/TT-BCT |
17. |
Mẫu
TMĐT-4 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 47/2014/TT-BCT |
18. |
Mẫu
số BVNTD-01 ban hành kèm theo Thông tư số 42/2019/TT-BCT |
19. |
Mẫu
số BVNTD-02 ban hành kèm theo Thông tư số 42/2019/TT-BCT |
20. |
Mẫu
số 01 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 55/2015/TT-BCT |
21. |
Mẫu
số 02 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 55/2015/TT-BCT |
(Ban hành kèm theo
Thông tư số 09/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương quy định về việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện kiểm toán năng lượng)
Tỉnh, Thành phố/
Tập đoàn/ Tổng Công ty
DANH SÁCH CƠ SỞ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRỌNG ĐIỂM NĂM ...
(Dùng cho cơ quan Nhà
nước trên tất cả các lĩnh vực - sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, quản lý tòa
nhà văn phòng, cơ sở dịch vụ, thương mại, giao thông vận tải)
Số TT |
Tên cơ sở |
Địa chỉ, Điện thoại, email, fax |
Ngành nghề SX, kinh doanh chính (1) |
Tiêu thụ năng lượng năm 201x |
Quy đổi (TOE) |
Ghi chú |
||||||
Điện (kWh) |
Than (tấn) |
DO (tấn) |
FO
(tấn) |
Xăng
(tấn) |
Khí
(m3) |
Khác
(số đo) |
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Phân loại theo ngành nghề (SX Công nghiệp, SX nông nghiệp, tòa nhà,
dịch vụ thương mại, giao thông vận tải); nếu có thể, mở rộng đến phân ngành Căn
cứ Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/07/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Mẫu báo cáo định kỳ của Sở Công Thương về phương tiện, thiết bị sản
xuất, nhập khẩu dán nhãn năng lượng
(Ban hành kèm theo Thông tư số
36/2016/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định
dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm
vi quản lý của Bộ Công Thương)
UBND………….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
…../…… |
….., ngày……tháng…..năm……. |
BÁO CÁO ĐỊNH KỲ CỦA
SỞ CÔNG THƯƠNG VỀ PHƯƠNG TIỆN THIẾT BỊ SẢN XUẤT NHẬP KHẨU DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG (Năm…………………)
Kính gửi: Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển
bền vững)
Sở Công Thương tỉnh…….tổng
hợp thông tin báo cáo của doanh nghiệp về phương tiện, thiết bị sản xuất, nhập
khẩu thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng tại địa
phương hàng năm và các phương tiện, thiết bị đã dán nhãn năng lượng trong
năm………….
Số Doanh nghiệp thực hiện
báo cáo theo Phụ lục 3, Thông tư số 36/2016/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2016
của Bộ trưởng Bộ Công Thương……………Doanh nghiệp.
Số Doanh nghiệp không báo
cáo:…………………Doanh nghiệp.
STT |
Tên Sản phẩm |
Cơ sở sản xuất |
Xuất xứ |
Model |
Đã/Chưa Dán nhãn TKNL |
Hiệu suất năng lượng |
Cấp/Mức hiệu suất năng lượng |
Tiêu chuẩn TCVN |
Thời gian đăng ký dán nhãn năng lượng |
Sản lượng tiêu thụ trong kỳ |
Ghi chú |
|
Doanh nghiệp 1. |
Địa chỉ: |
|||||||||
I |
Sản phẩm 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Sản phẩm 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Doanh nghiệp 2. |
Địa chỉ: |
|||||||||
I |
Sản phẩm 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Sản phẩm 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Doanh nghiệp n |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
GIÁM ĐỐC |
Mẫu Báo cáo trang thiết bị, phụ trợ sử dụng trong tồn trữ và phân phối
xăng sinh học E10 tại cửa hàng xăng dầu trên địa bàn quản lý của Sở Công Thương
(Ban hành kèm theo Thông tư số
48/2014/TT-BCT ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trang thiết bị, phụ trợ sử dụng trong tồn trữ và
phân phối xăng sinh học E10 tại cửa hàng xăng dầu)
UBND………….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …../…… |
……, ngày…..tháng…..năm…… |
BÁO CÁO ĐỊNH KỲ CỦA
SỞ CÔNG THƯƠNG VỀ TRANG THIẾT BỊ PHỤ TRỢ SỬ DỤNG TRONG TỒN TRỮ VÀ PHÂN PHỐI
XĂNG SINH HỌC TẠI CỦA HÀNG XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN
(Năm …………....)
Kính gửi: Bộ Công Thương (Vụ Khoa học và Công nghệ)
Thực hiện quy định theo
Thông tư số 48/2014/TT-BCT ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về trang thiết bị, phụ trợ sử dụng
trong tồn trữ và phân phối xăng sinh học E10 tại cửa hàng xăng dầu, ……… (tên
Sở Công Thương) báo cáo về trang thiết bị, phụ trợ sử dụng trong tồn trữ và
phân phối xăng sinh học E10 tại cửa hàng xăng dầu trong……………..(ghi năm báo
cáo) tại các doanh nghiệp trên địa bàn, cụ thể như sau:
1. Về trang thiết bị phụ trợ
trang thiết bị, phụ trợ sử dụng trong tồn trữ và phân phối xăng sinh học
STT |
Tên thiết bị, máy móc |
Nơi sản xuất/xuất xứ |
Năm sản xuất |
Model |
Đã/Chưa công bố hợp chuẩn, hợp quy |
Tiêu chuẩn TCVN thiết kế |
Ghi chú |
|
Doanh nghiệp 1. |
|
|||||
I |
Thiết bị 1 |
|
|
|
|
|
|
II |
Thiết bị 2 |
|
|
|
|
|
|
|
Doanh nghiệp 2 |
|
|||||
I |
Thiết bị 1 |
|
|
|
|
|
|
II |
Thiết bị 2 |
|
|
|
|
|
|
|
Doanh nghiệp n |
|
|
|
|
|
|
2. Tình hình thực hiện và
những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý sản xuất, sửa chữa, sử dụng
trang thiết bị, phụ trợ sử dụng trong tồn trữ và phân phối xăng sinh học E10
tại cửa hàng xăng dầu trên địa bàn
…………………………………………………………………………………………………………..
3. Kiến nghị, đề xuất (nếu
có):………………………………………………………………………/.
|
NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHÁP LUẬT |
Mẫu Báo cáo tình hình hoạt động thử nghiệm/chứng nhận/kiểm định/giám
định
(Ban hành kèm theo Thông tư số
36/2015/TT-BCT ngày 28 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh)
(Tên cơ quan chủ quản) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………., ngày tháng năm 20… |
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
THỬ NGHIỆM/CHỨNG
NHẬN/ KIỂM ĐỊNH/GIÁM ĐỊNH
(Từ ngày .../..../20 ...
đến ngày …../…../20 ...)
Kính gửi: Bộ Công Thương
1. Tên tổ chức hoạt động thử nghiệm/giám định/kiểm
định/chứng nhận
2. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………
3. Điện
thoại:………………………….Fax:……………………..E-mail: …………………………
4. Tình hình hoạt động
…………. (tên tổ chức hoạt động
thử nghiệm/giám định/kiểm định/chứng nhận) báo cáo tình hình hoạt động thử
nghiệm/giám định/kiểm định/chứng nhận được chỉ định từ ngày .../.../20 ... đến
ngày..../……/20... như sau:
a) Hoạt động thử nghiệm/giám
định/kiểm định/chứng nhận trong kỳ báo cáo:
- Tên lĩnh vực chuyên ngành
- Số lượng, nội dung công
việc đã tiến hành đánh giá sự phù hợp
- ….
b) Đơn vị có giấy thử
nghiệm/giám định/kiểm định/chứng nhận đã bị thu hồi hoặc hết hạn (nếu có) trong
kỳ báo cáo.
TT |
Tên đơn vị |
Địa chỉ (ghi địa danh tỉnh/ thành phố) |
Lĩnh vực/đối tượng |
Tên quy chuẩn kỹ thuật |
Thời gian/hiệu lực của giấy thử nghiệm/giám
định/kiểm định/chứng nhận (ghi năm hết hiệu lực) |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
5. Các kiến nghị, đề xuất
(nếu có)
……………………….. (tên tổ chức
đánh giá sự phù hợp) báo cáo để (tên cơ quan đầu mối do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền chỉ định) và Bộ Công Thương biết.
|
TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP |
Mẫu 1: Báo cáo định kỳ của tổ chức sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ
công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp
(Ban hành kèm theo Thông tư số
13/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định
về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản
xuất vật liệu nổ công nghiệp)
……………(1)……………. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…… |
……..(2)……., ngày tháng năm
20… |
BÁO CÁO
Về tình hình hoạt
động ……………..(3)………………
Kính gửi: ……………………………..(4)……………………….
Thực hiện quy định tại Thông
tư số /2018/TT-BCT ngày tháng năm 2018 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp,
tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, ………….(1)………..
báo cáo tình hình hoạt động …………..(3)……………. từ ……. đến .... như sau:
1. Tình hình hoạt động:
a) Chủng loại, số lượng vật
liệu nổ công nghiệp đã sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu trong kỳ: (5)
TT |
Tháng |
Thuốc nổ (Kg) |
kíp nổ (cái) |
Dây cháy chậm (m) |
Dây A nổ (m) |
Dây dẫn nổ các loại (m) |
|||||
Thuốc nổ 1 |
… |
Thuốc nổ (n) |
Kíp thứ 1 |
… |
… |
Kíp thứ n |
|
|
|
||
1 |
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
06 tháng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cả năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b) Chủng loại, số lượng tiền
chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp đã sản xuất, kinh
doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp trong
kỳ:
TT |
Tháng |
NH4NO3 (Kg) |
CH3NO2 (Kg) |
NaNO3 (Kg) |
KNO3 (Kg) |
NaClO3 (Kg) |
KClO3 (Kg) |
KClO4 (Kg) |
1 |
… |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
… |
|
|
|
|
|
|
|
….. |
… |
|
|
|
|
|
|
|
….. |
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
06 tháng |
|
|
|
|
|
|
|
|
Cả năm |
|
|
|
|
|
|
|
c) Kho bảo quản vật liệu nổ
công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp (số
lượng kho, tổng công suất kho).
2. Tình hình kiểm soát chất
lượng sản phẩm hàng hóa theo các d và các văn bản liên quan
- Kiểm soát quá trình sản
xuất (nguyên liệu đầu vào, đầu ra):
- Hoạt động công bố hợp quy
đối với các sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp:
- Tuân thủ quy định về ghi
nhãn sản phẩm:
- Hoạt động thử nghiệm định
kỳ do nhà máy/đơn vị sản xuất tự thực hiện:
+ Số lượng, chủng loại
sản phẩm:
+ Thời điểm sản xuất:
+ Số lượng thử nghiệm:
+ Kết quả thử nghiệm:
+ Đạt yêu cầu theo quy
định tại Quy chuẩn……………………………………
+ Không đạt yêu
cầu:……………………………………………………….
- Hoạt động thử nghiệm tại
phòng thí nghiệm được chỉ định:
+ Thời điểm sản xuất, ca
sản xuất (áp dụng đối với đơn vị sản xuất):…………………………….
+ Thời hạn đảm bảo:
……………………………………………………………………………..
+ Kết quả thử
nghiệm:…………………………………………………………………………..
TT |
Tên sản phẩm |
Khối lượng |
Chỉ tiêu thử nghiệm |
Phương pháp thử |
Kết quả |
Đánh giá |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
3. Tình hình thực hiện các
quy định của pháp luật trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc
nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.
a) Ban hành các nội quy, quy
trình, quy định;
b) Đánh giá rủi ro (nếu có);
c) Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp
(nếu có);
d) Bảo quản, lưu trữ sổ
sách, chứng từ;
đ) Thực hiện các quy định
bảo đảm an toàn, phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường.
4. Các tai nạn, sự cố liên
quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất
thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.
5. Các khó khăn, vướng mắc
trong việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động vật
liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công
nghiệp.
6. Các đề xuất, kiến nghị.
|
……………….(6)…………….. |
Chú thích:
(1) - Tên tổ chức báo cáo tình hình hoạt động vật liệu nổ
công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;
(2) - Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Ví dụ:
Quảng Ninh);
(3) - Loại hình hoạt động (Ví dụ: Sản xuất vật liệu nổ
công nghiệp);
(4) - Cơ quan tiếp nhận báo cáo (Ví dụ: Cục Kỹ thuật an
toàn và Môi trường công nghiệp);
(5) - Có thể chỉnh sửa, bổ sung số lượng cột tại các bảng
để báo cáo đầy đủ số lượng, chủng loại vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc
nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;
(6) - Ghi quyền hạn, chức vụ của người ký;
(7) - Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương nơi tổ chức sản xuất, kinh doanh VLNCN có cơ sở sản xuất, kinh doanh (Ví
dụ: Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên);
(8) - Tên các tổ chức có liên quan;
(9) - Tên viết tắt của bộ phận báo cáo.
Mẫu Báo cáo vướng mắc, kiến nghị các vấn đề liên quan đến chai LPG trên
địa bàn quản lý của Sở Công Thương
(Ban hành kèm theo Thông tư số
18/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng bằng thép)
UBND…………. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…………/…………… |
………., ngày……tháng … năm …… |
BÁO CÁO VƯỚNG MẮC,
KIẾN NGHỊ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHAI LPG TRÊN ĐỊA BÀN QUẢN LÝ CỦA SỞ CÔNG
THƯƠNG
Kính gửi: Cục Kỹ thuật
an toàn và Môi trường công nghiệp
Thực hiện quy định theo
Thông tư số 18/2013/TT-BCT ngày 31/7/2013 của Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về an toàn chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng bằng thép, ………….(tên
Sở Công Thương) báo cáo các vướng mắc liên quan đến chai LPG trong ……………(ghi
năm báo cáo) tại các doanh nghiệp trên địa bàn, cụ thể như sau:
1. Các vướng mắc trong công
tác quản lý sản xuất, sửa chữa, sử dụng chai LPG trên địa bàn
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
2. Kiến nghị, đề xuất: …………………………………../.
|
GIÁM ĐỐC |
Mẫu đề cương báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa thủy điện trên địa
bàn tỉnh
(Ban hành kèm theo Thông tư số
09/2019/TT-BCT ngày 08 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định
về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện)
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG AN
TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA THỦY ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Khái quát về thủy điện
trên địa bàn
a) Tổng số công trình đang
vận hành tính đến thời điểm báo cáo: .... công trình.
b) Tổng số công trình đưa
vào vận hành trong thời kỳ báo cáo: ………… công trình (tính từ thời điểm lập báo
cáo năm trước đến thời điểm lập báo cáo này).
c) Tổng số công trình có
đập, hồ chứa thuộc phạm vi quản lý của Sở Công Thương: .... công trình (trừ
công trình sử dụng nước của hồ chứa thủy lợi để phát điện và công trình có đập,
hồ chứa nhỏ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 09/2019/TT-BCT).
2. Tình hình vận hành
đập, hồ chứa
a) Tóm tắt tình hình lũ về
hồ chứa so với lưu lượng lũ theo các quy trình vận hành hồ chứa.
b) Tóm tắt công tác vận hành
hồ chứa của chủ sở hữu/tổ chức khai thác đập, hồ chứa.
c) Đánh giá chung về hiện
trạng đập, hồ chứa trên địa bàn tỉnh
- Đối với đập
- Đối với hồ chứa
3. Tình hình mốc xác định
phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa:
a) Mốc xác định phạm vi bảo
vệ đập (số lượng mốc; tình trạng mốc tại thời điểm làm báo cáo; số mốc bị hư
hỏng, mất và số mốc được thay thế).
b) Mốc xác định phạm vi bảo
vệ hồ chứa (số lượng mốc; tình trạng mốc tại thời điểm làm báo cáo; số mốc bị
hư hỏng, mất và số mốc được thay thế).
4. Hiện trạng an toàn
đập, hồ chứa
4.1. Kết quả quan trắc đập,
hồ chứa
a) Đối với hồ chứa
- Số hồ chứa có hiện tượng
sạt lở, tái tạo bờ hồ; tên hồ và tên công trình (nếu có).
- Tình hình xử lý, khắc phục
của chủ sở hữu/tổ chức khai thác đập, hồ chứa (nếu có).
b) Đối với đập
- Số đập theo thiết kế có
lắp đặt thiết bị quan trắc; số đập được lắp thiết bị quan trắc và số lượng
thiết bị được lắp đặt so với thiết kế.
- Tình hình hoạt động của
thiết bị quan trắc.
- Công tác quan trắc, xử lý
số liệu quan trắc của chủ sở hữu/tổ chức khai thác.
- Đánh giá chung hiện trạng
đập (số đập vận hành bình thường; số đập có hiện tượng bất thường và biện pháp
kiểm tra, theo dõi, xử lý).
4.2. Kết quả kiểm tra đập,
hồ chứa
a) Tình hình thực hiện công
tác kiểm tra của chủ sở hữu/tổ chức khai thác và của Sở Công Thương.
b) Tóm tắt kết quả kiểm tra
đập, hồ chứa.
c) Những khiếm khuyết phát
hiện sau kiểm tra, biện pháp xử lý đã áp dụng và kết quả xử lý.
5. Các hoạt động thuộc
phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa
a) Số công trình có hoạt
động thuộc phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa phải có giấy phép:……..công trình.
b) Tổng số hoạt động thuộc
phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa phải có giấy phép: .... hoạt động; ghi rõ từng hoạt
động của từng đập, hồ chứa.
c) Số hoạt động phải có giấy
phép nhưng chưa có giấy phép theo quy định.
c) Đánh giá chung tình hình
các hoạt động đến việc vận hành, quản lý an toàn đập, hồ chứa.
6. Đánh giá và kiến nghị
a) Đánh giá chung hiện trạng
an toàn đập, hồ chứa trên địa bàn.
b) Kiến nghị với Ủy ban nhân
dân tỉnh và Bộ Công Thương (nếu có).
(Ban hành kèm theo
Thông tư số 39/2013/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương quy định trình tự, thủ tục bổ sung, điều chỉnh quy hoạch và quản lý đầu
tư đối với dự án đầu tư xây dựng công trình kho xăng dầu, kho khí dầu mỏ hóa
lỏng, kho khí thiên nhiên hóa lỏng)
Doanh nghiệp báo cáo tình hình triển khai đầu tư dự án
kho xăng dầu/ kho LNG/ kho LPG trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Kết quả thực hiện
- Thông tin chung về dự án:
+ Chủ đầu tư
+ Quy mô, sức chứa
+ Địa điểm
+ Nguồn vốn
- Tình hình triển khai đầu tư, xây dựng
(Về phê duyệt chủ trương
đầu tư; về thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, báo cáo đánh giá tác
động môi trường, phòng cháy chữa cháy, nghiệm thu công trình đưa vào sử
dụng;...)
2. Các vướng mắc, khó
khăn
Nêu các khó khăn, vướng mắc
trong quá trình triển khai thực hiện
3. Kiến nghị, đề xuất
Sở Công Thương ……… báo cáo
về tình hình triển khai thực hiện dự án đầu tư kho xăng dầu, kho LPG, kho LNG
trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Kết quả thực hiện
- Thống kê các dự án được bổ
sung quy hoạch trên địa bàn tỉnh trong kỳ báo cáo
- Đánh giá về tình hình tổ
chức triển khai thực hiện của các dự án
- Công tác quản lý ngành đối
với đầu tư xây dựng kho xăng dầu, kho LPG, kho LNG trên địa bàn
2. Các vướng mắc, khó
khăn
Nêu các vướng mắc, khó khăn
trong quá trình triển khai thực hiện và trong công tác quản lý ngành
3. Kiến nghị, đề xuất
Mẫu Báo cáo tình hình quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành
khai thác các dự án thủy điện
(Ban hành kèm theo Thông tư số
43/2012/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Công Thương quy định về
quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng dự án thủy điện và vận hành khai thác công
trình thủy điện)
Tổng hợp tình hình thực hiện các dự án thủy điện đã có trong quy hoạch
trên địa bàn tỉnh
Thông tin/Dự án |
Dự án thủy điện ... |
Dự án thủy điện ... |
Dự án thủy điện ... |
Thông
tin chung về Quy hoạch |
Số hiệu, ngày - tháng - năm của văn bản thỏa thuận
và/hoặc Quyết định phê duyệt Quy hoạch của Bộ Công Thương (Bộ Công nghiệp),
UBND cấp tỉnh |
|
|
Chủ
đầu tư dự án |
Tên doanh nghiệp đầu tư dự án, địa chỉ và số điện
thoại liên hệ |
|
|
Cơ
quan tư vấn lập dự án |
Tên cơ quan tư vấn lập dự án, địa chỉ và số điện
thoại liên hệ |
|
|
Các
thông số chính của dự án |
|
|
|
Loại
đập và chiều cao đập lớn nhất (hmax) |
|
|
|
Tác
động môi trường - xã hội |
|
|
|
-
Di dân, tái định cư (hộ - người) |
|
|
|
-
Diện tích chiếm đất các loại |
|
|
|
+
Đất trồng lúa (ha) |
|
|
|
+
Đất trồng màu (ha) |
|
|
|
+
Đất rừng (rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, rừng dặc dụng, rừng sản xuất...)
(ha) |
|
|
|
+
Đất sông suối (ha) |
|
|
|
+
Đất khác (ha) |
|
|
|
-
Phương án trồng bù rừng (tổng diện tích, tình hình thực hiện...) |
|
|
|
-
Chi trả dịch vụ môi trường rừng |
|
|
|
-
Ảnh hưởng nhu cầu nước hạ lưu |
Mức
độ ảnh hưởng đối với các nhu cầu nước (sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp...) ở
hạ lưu công trình |
|
|
-
Cam kết bảo vệ môi trường |
Các
cam kết bảo vệ môi trường của CĐT trồng hoàn trả rừng, khai hoang và cải tạo
đất sản xuất, hỗ trợ người dân, các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng môi
trường, xả nước duy trì dòng chảy môi trường... |
|
|
Tiến
độ yêu cầu hoàn thành |
Các
mốc tiến độ yêu cầu hoàn thành Dự án đầu tư, Thiết kế kỹ thuật, khởi công,
phát điện tổ máy số 1 và hoàn thành công trình theo văn bản cho phép đầu tư
hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (ghi rõ số hiệu, ngày- tháng và cơ quan ban hành
văn bản) |
|
|
Tình
hình thực hiện dự án |
|
|
|
-
Nghiên cứu đầu tư |
Tình
hình thực hiện lập, thẩm định và phê duyệt Thiết kế cơ sở, Dự án đầu tư,
Thiết kế kỹ thuật, Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Phương án bồi
thường, hỗ trợ, di dân tái định cư...kèm theo số hiệu, ngày- tháng và cơ quan
phê duyệt |
|
|
-
Thực hiện đầu tư |
Tình
hình thực hiện dự án (giải phóng mặt bằng, di dân TĐC, các hạng mục công
trình, đấu nối; tình hình thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường...; tiến độ
phát điện TM 1 và hoàn thành toàn bộ công trình) |
|
|
Quy
trình vận hành hồ chứa |
|
|
|
Các
loại Giấy phép (khai thác nước mặt, hoạt động điện lực...) |
|
|
|
Phương
án đấu nối của dự án vào lưới điện quốc gia |
Cấp
điện áp, điểm đấu nối, chiều dài đường dây đấu nối... (đã được phê duyệt hoặc
chưa được phê duyệt) |
|
|
Đề
xuất, kiến nghị liên quan |
Các
đề xuất, kiến nghị về điều chỉnh quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai
thác... của dự án; Đề xuất loại khỏi quy hoạch |
|
|
Tổng hợp các Dự án thủy điện đề xuất bổ sung vào Quy hoạch điện trên
địa bàn tỉnh
Thông tin/Dự án |
Dự án thủy điện ... |
Dự án thủy điện ... |
Dự án thủy điện ... |
Thông
tin chung |
Số hiệu, ngày - tháng - năm của văn bản của UBND tỉnh
cho phép nghiên cứu lập quy hoạch và Tờ trình của UBND tỉnh đề nghị bổ sung
quy hoạch… |
|
|
Cơ
quan tư vấn lập dự án |
Tên cơ quan tư vấn lập dự án, địa chỉ và số điện
thoại liên hệ; Giấy phép hoạt động điện lực |
|
|
Các
thông số chính của dự án |
|
|
|
Loại
đập và chiều cao đập lớn nhất (hmax) |
|
|
|
Tác
động môi trường - xã hội |
|
|
|
-
Di dân, tái định cư (hộ - người) |
|
|
|
-
Diện tích chiếm đất các loại |
|
|
|
+
Đất trồng lúa (ha) |
|
|
|
+
Đất trồng màu (ha) |
|
|
|
+
Đất sông suối (ha) |
|
|
|
+
Đất khác (ha) |
|
|
|
Dự
kiến phương án đấu nối của dự án vào lưới điện quốc gia |
Cấp
điện áp, điểm đấu nối, chiều dài đường dây đấu nối... |
|
|
Hiệu
quả tài chính, kinh tế của dự án |
|
|
|
Giai
đoạn đầu tư xây dựng |
Giai
đoạn 2021 - 2025, giai đoạn 2025 - 2030 hoặc sau 2030 |
|
|
Các mẫu Báo cáo liên quan đến kiểm tra viên điện lực và giải quyết
tranh chấp hợp đồng mua bán điện
(Ban hành kèm theo Thông tư số
27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định
về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng
mua bán điện)
I. Báo cáo công tác tổ
chức, tập huấn, sát hạch, cấp Giấy chứng nhận đạt yêu cầu sát hạch và công tác
cấp, thu hồi thẻ Kiểm tra viên điện lực
1. Công tác tổ chức, tập
huấn, sát hạch và cấp Giấy chứng nhận đạt yêu cầu sát hạch Kiểm tra viên điện
lực:
- Nêu rõ số lớp, số lượng
học viên và số lượng giấy chứng nhận đã cấp cho đối tượng là Kiểm tra viên điện
lực cấp huyện.
- Nêu rõ số lớp, số lượng
học viên và số lượng giấy chứng nhận đã cấp cho đối tượng là Kiểm tra viên điện
lực của đơn vị điện lực thuộc địa bàn tỉnh.
2. Công tác cấp, thu hồi thẻ
Kiểm tra viên điện lực:
- Số lượng thẻ đã cấp (cấp
mới, cấp đổi) cho đối tượng là Kiểm tra viên điện lực cấp huyện; số lượng thẻ
đã cấp (cấp mới, cấp đổi) cho đối tượng là Kiểm tra viên điện lực của đơn vị
điện lực thuộc địa bàn tỉnh (phân loại theo màu thẻ đã cấp).
- Số lượng thẻ đã thu hồi
(nêu rõ lý do).
II. Báo cáo công tác kiểm
tra, xử lý vi phạm hoạt động điện lực, sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình
điện lực và lưới điện của năm trước
1. Công tác kiểm tra hoạt
động điện lực:
- Số cuộc kiểm tra, hình
thức (theo kế hoạch hay đột xuất).
- Đối tượng được kiểm tra.
- Nội dung kiểm tra.
- Số vụ vi phạm quy định về
hoạt động điện lực đã phát hiện, đã xử lý, chưa xử lý (nguyên nhân).
- Những hành vi vi phạm phổ
biến.
- Việc thực hiện kiến nghị
của các đoàn kiểm tra.
2. Công tác kiểm tra sử dụng
điện:
- Số cuộc kiểm tra, hình
thức (theo kế hoạch hay đột xuất).
- Đối tượng được kiểm tra.
- Nội dung kiểm tra.
- Số vụ vi phạm quy định về
sử dụng điện đã phát hiện, đã xử lý, chưa xử lý (nguyên nhân).
- Những hành vi vi phạm phổ
biến.
- Việc thực hiện kiến nghị
của các đoàn kiểm tra.
3. Công tác kiểm tra bảo vệ
an toàn công trình điện lực và lưới điện:
- Số cuộc kiểm tra, hình
thức (theo kế hoạch hay đột xuất).
- Đối tượng được kiểm tra.
- Nội dung kiểm tra.
- Số vụ vi phạm quy định về
bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện đã phát hiện, đã xử lý, chưa xử
lý (nguyên nhân).
- Những hành vi vi phạm phổ
biến.
- Việc thực hiện kiến nghị
của các đoàn kiểm tra.
III. Báo cáo công tác
giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện của năm trước
- Số lượng vụ việc đã giải
quyết theo thẩm quyền/số lượng vụ việc đã tiếp nhận.
- Số lượng vụ việc chưa giải
quyết (nguyên nhân).
- Nội dung, kết quả vụ việc
đã giải quyết.
- Việc thực hiện kết luận
giải quyết tranh chấp.
I. Báo cáo kiểm tra sử
dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện của Kiểm tra viên
điện lực thuộc đơn vị điện lực của năm trước
1. Kiểm tra sử dụng điện
- Kiểm tra theo kế hoạch
+ Số cuộc kiểm tra.
+ Đối tượng được kiểm tra:
Sinh hoạt/sản xuất/dịch vụ...
+ Nội dung kiểm tra.
+ Số vụ vi phạm đã phát
hiện, đã xử lý, chưa xử lý (nguyên nhân).
+ Những hành vi vi phạm phổ
biến.
- Kiểm tra đột xuất
+ Số cuộc kiểm tra.
+ Đối tượng được kiểm tra:
Sinh hoạt/sản xuất/dịch vụ...
+ Nội dung kiểm tra.
+ Số vụ vi phạm đã phát
hiện, đã xử lý, chưa xử lý (nguyên nhân).
+ Những hành vi vi phạm phổ
biến.
2. Kiểm tra bảo vệ an toàn
công trình điện lực và lưới điện
- Kiểm tra theo kế hoạch
+ Số cuộc kiểm tra.
+ Nội dung kiểm tra.
+ Số vụ vi phạm đã phát
hiện, đã xử lý, chưa xử lý (nguyên nhân).
+ Những hành vi vi phạm phổ
biến.
- Kiểm tra đột xuất
+ Số cuộc kiểm tra.
+ Nội dung kiểm tra.
+ Số vụ vi phạm đã phát
hiện, đã xử lý, chưa xử lý (nguyên nhân).
+ Những hành vi vi phạm phổ
biến.
II. Báo cáo kiểm tra sử
dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện của Kiểm tra viên
điện lực thuộc thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty truyền tải điện
Quốc gia và các Tổng công ty Điện lực của năm trước
1. Kiểm tra sử dụng điện
- Kiểm tra theo kế hoạch
+ Số cuộc kiểm tra.
+ Đơn vị thực hiện kiểm tra.
+ Đối tượng được kiểm tra:
Sinh hoạt/sản xuất/dịch vụ...
+ Nội dung kiểm tra.
+ Số vụ vi phạm đã phát
hiện, đã xử lý, chưa xử lý (nguyên nhân).
+ Những hành vi vi phạm phổ
biến.
- Kiểm tra đột xuất
+ Số cuộc kiểm tra,
+ Đơn vị thực hiện kiểm tra.
+ Đối tượng được kiểm tra:
Sinh hoạt/sản xuất/dịch vụ...
+ Nội dung kiểm tra.
+ Số vụ vi phạm đã phát
hiện, đã xử lý, chưa xử lý (nguyên nhân).
+ Những hành vi vi phạm phổ
biến.
2. Kiểm tra bảo vệ an toàn
công trình điện lực và lưới điện
- Kiểm tra theo kế hoạch
+ Số cuộc kiểm tra.
+ Đơn vị thực hiện kiểm tra.
+ Nội dung kiểm tra.
+ Số vụ vi phạm đã phát
hiện, đã xử lý, chưa xử lý (nguyên nhân).
+ Những hành vi vi phạm phổ
biến.
- Kiểm tra đột xuất
+ Số cuộc kiểm tra.
+ Đơn vị thực hiện kiểm tra.
+ Nội dung kiểm tra.
+ Số vụ vi phạm đã phát
hiện, đã xử lý, chưa xử lý (nguyên nhân).
+ Những hành vi vi phạm phổ
biến.
Mẫu Báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện tiếp cận điện năng
(Ban hành kèm theo Thông tư số
24/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định
một số nội dung về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng)
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC…… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …../……. |
……., ngày…..tháng….năm…… |
Kính gửi: Sở Công Thương ……….
Công ty Điện lực …….. tổng
hợp thông tin báo cáo tình hình tiếp cận điện năng trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Kết quả thực hiện:
- Số lượng khách hàng sử
dụng điện đăng ký đấu nối vào lưới điện trung áp.
- Chi tiết thời gian xử lý
các thủ tục của ngành điện đối với từng khách hàng sử dụng điện đăng ký đấu nối
vào lưới điện trung áp. Tổng hợp thời gian bình quân cho 1 khách hàng.
- Số lượng khách hàng có
thời gian thực hiện các thủ tục của ngành điện lớn hơn tổng thời gian quy định.
2. Các vướng mắc, khó khăn:
- Nguyên nhân các khách hàng
có thời gian thực hiện các thủ tục của ngành điện lớn hơn tổng thời gian quy
định.
- Các khó khăn, vướng mắc
khác.
3. Kiến nghị, đề xuất:
- Kiến nghị giải quyết các
vấn đề liên quan nhằm đảm bảo thời gian thực hiện các thủ tục theo quy định.
- Đề xuất các biện pháp nhằm
tiếp tục giảm thời gian thực hiện các thủ tục của ngành điện.
|
ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP |
Mẫu Báo cáo định kỳ của Sở Công Thương về tình hình thực hiện tiếp cận
điện năng lưới điện trung áp
UBND…….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../……. |
……., ngày ….. tháng …. năm ……. |
Kính gửi: Bộ Công Thương (Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo)
Sở Công Thương …….. tổng hợp
thông tin báo cáo tình hình tiếp cận điện năng trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Kết quả thực hiện:
- Số lượng khách hàng sử
dụng điện đăng ký đấu nối vào lưới điện trung áp.
- Chi tiết thời gian xử lý
các thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước đối với từng khách hàng sử dụng điện
đăng ký đấu nối vào lưới điện trung áp. Tổng hợp thời gian bình quân cho 01
khách hàng.
- Số lượng khách hàng có
thời gian thực hiện các thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước lớn hơn tổng thời
gian quy định.
- Tổng hợp chung từ các báo
cáo của Công ty Điện lực tỉnh thành phố.
2. Các vướng mắc, khó khăn:
- Nguyên nhân các khách hàng
có thời gian thực hiện các thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước lớn hơn tổng
thời gian quy định.
- Các khó khăn, vướng mắc
khác.
3. Kiến nghị, đề xuất:
- Kiến nghị giải quyết các
vấn đề liên quan nhằm đảm bảo thời gian thực hiện các thủ tục theo quy định.
- Đề xuất các biện pháp nhằm
tiếp tục giảm thời gian thực hiện các thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước.
|
GIÁM ĐỐC |
Các mẫu báo cáo trong lĩnh vực thương mại điện tử
(Ban hành kèm theo Thông tư số
47/2014/TT-BCT ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Công Thương quy định về
quản lý website thương mại điện tử)
1. Tên thương nhân, tổ chức
2. Địa chỉ
3. Điện thoại/Fax/Email
4. Tình hình hoạt động của
website/ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
- Mô hình hoạt động, phạm vi
hoạt động
- Nguồn vốn đầu tư
- Tiện ích, công cụ hỗ trợ
và chính sách trên website/ ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
- Tình hình kinh doanh trên
các website, ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
- Các khó khăn, trở ngại khi
vận hành website, ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
5. Các kiến nghị, đề xuất
(nếu có)
Mẫu đề cương Báo cáo kết quả đánh giá tín nhiệm website thương mại điện
tử
1. Tên thương nhân, tổ chức
2. Địa chỉ
3. Điện thoại/Fax/Email
4. Kết quả đánh giá tín nhiệm website thương mại điện
tử
5. Các kiến nghị, đề xuất (nếu có)
Mẫu số BVNTD-01
Mẫu Báo cáo kết quả triển khai các hoạt động Ngày Quyền của người tiêu
dùng Việt Nam
(Ban hành kèm theo Thông tư số
/2019/TT-BCT ngày tháng năm 2019 của
Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định về chế độ
báo cáo của Ngành Công Thương)
UBND TỈNH, THÀNH PHỐ1 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC- |
……., ngày……tháng…..năm…….. |
BÁO CÁO KẾT QUẢ TRIỂN
KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG NGÀY QUYỀN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM TẠI ………
Kỳ báo cáo: ……………..2
Kính gửi: Bộ Công Thương
Căn cứ Luật Bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số
99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
Căn cứ Quyết định số
1035/QĐ-TTg ngày 10 tháng 07 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Quyền của
người tiêu dùng Việt Nam;
Căn cứ Kế hoạch tổ chức Ngày
Quyền của người tiêu dùng Việt Nam hàng năm của Bộ Công Thương;
UBND tỉnh/ thành phố …………..3
báo cáo kết quả triển khai các hoạt động Ngày Quyền tình hình triển khai các
hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm …………………..4
tại tỉnh/ thành phố …………….5 như sau:
1. Mục đích, yêu cầu,
thời gian và chủ đề
1.1. Mục đích
1.2. Yêu cầu
1.3. Thời gian tổ chức
1.4. Chủ đề
2. Kết quả triển khai các
hoạt động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm ………..6 tại
tỉnh, thành phố ……….7
2.1. Đối tượng tham gia
2.2. Nội dung và kết quả
(Hoàn thiện bổ sung số liệu
vào bảng số liệu theo Mẫu số BVNTD-02 đính kèm Phụ lục Thông tư này)
3. Tổ chức thực hiện
3.1. Sở Công Thương
3.2. Các Sở, ban ngành liên
quan (nếu có)
4. Kinh phí
5. Khó khăn, tồn tại và
nguyên nhân
6. Đề xuất, kiến nghị
(nếu có)
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
________________
1 Tên UBND
địa phương báo cáo
2 Thời
điểm thực hiện báo cáo
3 Đơn vị
thực hiện báo cáo
4 Thời
điểm báo cáo
5 Địa
phương báo cáo
6 Thời
điểm báo cáo
7 Địa
phương báo cáo
SỐ LIỆU KẾT QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG NGÀY QUYỀN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM
NĂM……. TẠI………..
TT |
Lễ phát động |
Mitting (buổi) |
Tuần hành |
Hội thảo (buổi) |
Hội nghị (buổi) |
Tập huấn (buổi) |
Treo băng rôn, khẩu hiệu |
Truyền hình |
Đài truyền hình |
Tài liệu tuyên truyền |
Tri ân NTD |
Khen thưởng |
Hình thức khác |
Kinh phí |
||
Tờ rơi |
Sổ tay, sách |
|
|
Ngân sách |
Xã hội hóa |
|||||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Các mẫu báo cáo trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ
(Ban hành kèm theo Thông tư số
55/2015/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định
trình tự, thủ tục xác nhận ưu đãi và hậu kiểm ưu đãi đối với dự án sản xuất sản
phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát
triển)
Mẫu số 01
Biểu mẫu số liệu báo cáo của tổ chức, cá nhân
(Tên cơ quan chủ quản) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Hà Nội, ngày tháng năm 2019 |
BÁO CÁO
Dự án sản xuất sản
phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển
Kính gửi: (Tên cơ quan cấp giấy xác nhận ưu đãi)
I. Thông tin chung
1. Tên tổ chức sản xuất,
kinh doanh:
2. Tên dự án:
3. Địa chỉ:
4. Điện thoại:………………………
Fax:……………………….. Email:………………………….
5. Thời gian dự án bắt đầu
hoạt động:
6. Thời gian dự án mở rộng
(nếu có):
7. Giấy xác nhận ưu đãi số:
II. Báo cáo tình hình
triển khai sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển
1. Tình hình hoạt động sản
xuất của dự án (máy móc, dây chuyền, số lượng, chất lượng sản phẩm,...)
2. Sự thay đổi về sản phẩm
đang được hưởng ưu đãi, mã HS sản phẩm (nếu có)
3. Tình hình kinh doanh của
sản phẩm thuộc dự án (số lượng, doanh thu, giá trị ưu đãi nhận được,...)
4. Hoạt động liên quan đến
hướng dẫn đào tạo, chuyển giao kiến thức, công nghệ của dự án
5. Hoạt động nghiên cứu và
phát triển của dự án
6. Tình hình sử dụng nguyên,
nhiên, vật liệu, linh kiện, phụ tùng và thiết bị có trong nước phục vụ cho dự
án (nội địa hóa)
7. Tình hình tuân thủ các
quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường; An toàn vệ sinh lao động;
Phòng chống cháy nổ trong quá trình thực hiện dự án
8. Tình hình duy trì hoạt
động Quản lý chất lượng
III. Các kiến nghị, đề
xuất (nếu có)
(Tên tổ chức sản xuất, kinh
doanh) kính báo (đơn vị cấp giấy xác nhận) để theo dõi, quản lý./.
|
TÊN TỔ CHỨC SẢN XUẤT, KINH DOANH |
ĐƠN VỊ: |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……, ngày tháng năm |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH XỬ
LÝ HỒ SƠ ƯU ĐÃI
STT |
NĂM TIẾP NHẬN HỒ SƠ |
ĐƠN VỊ XIN XÁC NHẬN |
NGÀY NHẬN HỒ SƠ |
LOẠI DN (FDI/VN) |
LĨNH VỰC/ NGÀNH |
TÌNH TRẠNG HỒ SƠ |
GIẤY XÁC NHẬN ƯU ĐÃI (HOẶC VĂN BẢN YÊU CẦU BỔ SUNG
THÔNG TIN) |
I |
Doanh
nghiệp đã được cấp GXN |
||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
II |
Doanh
nghiệp chưa đủ điều kiện cấp GXN |
||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
: |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét