CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 124/2020/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2020 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI
HÀNH LUẬT KHIẾU NẠI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Theo đề nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Khiếu nại.
1. Nghị định này quy định chi tiết các điều khoản sau đây của LuậtKhiếu nại:
a) Khoản
2 Điều 3 về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong đơn vị sự nghiệp
công lập;
b) Khoản
4 Điều 8 về nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung;
c) Khoản
3 Điều 41 về công khai quyết định giải quyết khiếu nại;
d) Khoản
4 Điều 46 về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp
luật;
đ) Khoản
2 Điều 58 về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết
định kỷ luật cán bộ, công chức có hiệu lực pháp luật.
2. Quy định một số biện pháp thi hành Luật Khiếu nại gồm: hình
thức khiếu nại; khiếu nại lần hai; đại diện thực hiện việc khiếu nại; trình tự,
thủ tục giải quyết khiếu nại; xem xét việc giải quyết khiếu nại vi phạm pháp
luật; xử lý hành vi vi phạm.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam;
cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam trong việc khiếu nại quyết
định hành chính, hành vi hành chính, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Mục 1. KHIẾU NẠI, CỬ NGƯỜI ĐẠI DIỆN TRÌNH BÀY KHIẾU NẠI
1. Hình thức khiếu nại
được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 8
của Luật Khiếu nại. Đơn khiếu nại được thực hiện theo Mẫu số 01 ban hành
kèm theo Nghị định này.
2. Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người
tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người
tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản theo Mẫu số 01 ban hành
kèm theo Nghị định này.
1. Trong thời hạn 30
ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 của Luật Khiếu nại mà khiếu nại lần đầu không được
giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà
người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì
thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
Trường hợp khiếu nại lần hai thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm
theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
2. Trường hợp quá thời hạn quy định mà khiếu nại lần đầu không
được giải quyết thì người khiếu nại gửi đơn đến người có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại lần hai, nêu rõ lý do và gửi kèm các tài liệu có liên quan về vụ việc
khiếu nại. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai phải xem xét thụ lý
giải quyết theo trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai. Quyết định giải
quyết khiếu nại trong trường hợp này là quyết định giải quyết khiếu nại lần
hai.
3. Người giải quyết khiếu nại lần hai áp dụng biện pháp xử lý
trách nhiệm theo thẩm quyền đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
lần dầu nếu có hành vi vi phạm pháp luật.
Điều 5. Đại diện thực hiện việc khiếu nại
1. Người khiếu nại có thể tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho luật
sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi dân
sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại là người chưa
thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật
của họ thực hiện việc khiếu nại. Việc xác định người đại diện được thực hiện
theo quy định của pháp luật dân sự.
2. Cơ quan, tổ chức thực hiện việc khiếu nại thông qua người đại
diện theo pháp luật. Người đại diện của cơ quan, tổ chức được ủy quyền cho luật
sư hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại.
3. Việc ủy quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này phải bằng
văn bản và được chứng thực hoặc công chứng. Người ủy quyền được ủy quyền khiếu
nại cho một người hoặc nhiều người về các nội dung ủy quyền khác nhau nhưng
không được ủy quyền một nội dung cho nhiều người thực hiện. Văn bản ủy quyền
khiếu nại được thực hiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Người khiếu nại đang thực hiện việc khiếu nại bị chết mà quyền,
nghĩa vụ của người đó được thừa kế theo quy định của pháp luật thì người thừa
kế có quyền khiếu nại; người thừa kế khi khiếu nại phải xuất trình với cơ quan
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại giấy tờ để chứng minh quyền thừa kế của
mình. Người thừa kế có thể tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho luật sư, trợ
giúp viên pháp lý hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện
việc khiếu nại. Trường hợp có nhiều người thừa kế thì những người đó có quyền
ủy quyền cho một trong nhưng người thừa kế hoặc luật sư, trợ giúp viên pháp lý
hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại.
Điều 6. Cử đại diện trình bày khi có nhiều người cùng khiếu nại về
một nội dung
1. Khi nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì phải cử
người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại. Người đại diện phải là người
khiếu nại.
2. Việc cử đại diện được thực hiện như sau:
a) Trường hợp có từ 05 đến 10 người khiếu nại thì cử không quá 02
người đại diện;
b) Trường hợp có từ 11 người khiếu nại trở lên thì có thể cử thêm
người đại diện, nhưng không quá 05 người đại diện.
Điều 7. Văn bản cử người đại diện
1. Việc cử người đại
diện để trình bày nội dung khiếu nại theo quy định tại điểm
a, điểm b khoản 4 Điều 8 của Luật Khiếu nại và được thể hiện bằng văn
bản.
2. Văn bản cử người đại diện khiếu nại phải có những nội dung sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Họ, tên, địa chỉ của đại diện người khiếu nại;
c) Nội dung, phạm vi được đại diện;
d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của những người khiếu nại;
đ) Các nội dung khác có liên quan (nếu có).
3. Người đại diện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc
đại diện của mình.
1. Khi phát sinh việc nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung ở
xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có
trách nhiệm:
a) Phân công cán bộ tiếp đại diện của những người khiếu nại để
nghe trình bày nội dung khiếu nại. Trường hợp khiếu nại phức tạp, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính
trị - xã hội có liên quan tiếp, nghe đại diện của những người khiếu nại trình
bày nội dung khiếu nại;
b) Chỉ đạo Công an cấp xã giữ gìn trật tự công cộng nơi có nhiều
người khiếu nại tập trung;
c) Thuyết phục, hướng dẫn người khiếu nại thực hiện việc khiếu nại
đúng quy định của pháp luật.
2. Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với lực
lượng bảo vệ, dân phòng giữ gìn trật tự công cộng nơi có người khiếu nại tập
trung; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thụ lý giải quyết khiếu nại
thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật khiếu nại; nếu khiếu nại không
thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn công dân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải
quyết.
1. Thủ trưởng cơ quan nơi có người khiếu nại tập trung có trách
nhiệm cử cán bộ hoặc trực tiếp tiếp đại diện của những người khiếu nại tại nơi
tiếp công dân để nghe trình bày nội dung khiếu nại. Trường hợp vụ việc khiếu
nại thuộc thẩm quyền thì Thủ trưởng cơ quan thụ lý để giải quyết theo quy định
của pháp luật; nếu vụ việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn người
khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
2. Trưởng Ban tiếp công dân cấp huyện nơi có người khiếu nại tập
trung có trách nhiệm:
a) Chủ trì hoặc tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) tiếp đại diện của những người
khiếu nại;
b) Khi cần thiết, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy
ra vụ việc khiếu nại và các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin,
tài liệu về vụ việc khiếu nại hoặc cử người có trách nhiệm tham gia tiếp đại
diện của những người khiếu nại;
c) Theo dõi, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc
giải quyết khiếu nại do Ban tiếp công dân cấp huyện chuyển đến.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp hoặc cử người có
trách nhiệm tiếp đại diện của những người khiếu nại để nghe trình bày nội dung
khiếu nại; thực hiện việc giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật.
4. Trưởng Công an cấp huyện có trách nhiệm dảm bảo an ninh, trật
tự công cộng; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
5. Thủ trưởng các cơ quan có liên quan có trách nhiệm cung cấp
thông tin, tài liệu về vụ việc khiếu nại; tham gia tiếp đại diện của những
người khiếu nại theo yêu cầu của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
1. Thủ trưởng cơ quan nơi có người khiếu nại tập trung có trách
nhiệm cử cán bộ hoặc trực tiếp tiếp đại diện của những người khiếu nại tại nơi
tiếp công dân để nghe trình bày nội dung khiếu nại. Trường hợp vụ việc khiếu
nại thuộc thẩm quyền thì Thủ trưởng cơ quan thụ lý để giải quyết theo quy định
của pháp luật; nếu vụ việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn người
khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
2. Trưởng Ban tiếp công dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Chủ trì hoặc tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) tiếp đại diện của những người
khiếu nại;
b) Khi cần thiết, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi
xảy ra vụ việc khiếu nại tham gia hoặc cử người có trách nhiệm tham gia tiếp
đại diện của những người khiếu nại;
c) Yêu cầu các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin,
tài liệu về vụ việc khiếu nại; tham gia tiếp đại diện của những người khiếu
nại;
d) Theo dõi, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc
giải quyết khiếu nại do Ban tiếp công dân cấp tỉnh chuyển đến.
3. Thủ trưởng cơ quan Công an quản lý địa bàn, Giám đốc Công an
cấp tỉnh có trách nhiệm đảm bảo an ninh, trật tự công cộng; xử lý các hành vi
vi phạm theo quy định của pháp luật.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp hoặc cử người có
trách nhiệm tiếp đại diện của những người khiếu nại để nghe trình bày nội dung
khiếu nại; giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật.
5. Thủ trưởng các cơ quan có liên quan có trách nhiệm cung cấp
thông tin, tài liệu về vụ việc khiếu nại; tham gia tiếp đại diện của những
người khiếu nại theo yêu cầu của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
1. Thủ trưởng cơ quan nơi có người khiếu nại tập trung có trách
nhiệm cử cán bộ hoặc trực tiếp tiếp đại diện của những người khiếu nại tại nơi
tiếp công dân để nghe trình bày nội dung khiếu nại. Trường hợp vụ việc khiếu
nại thuộc thẩm quyền thì Thủ trưởng cơ quan thụ lý để giải quyết theo quy định
của pháp luật; nếu vụ việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn người
khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
2. Trường Ban tiếp công dân Trung ương có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với đại diện các cơ quan Trung ương có liên
quan và người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vụ việc
khiếu nại tiếp những người khiếu nại;
b) Khi cần thiết, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi
xảy ra vụ việc khiếu nại tham gia hoặc cử người có trách nhiệm tham gia tiếp
đại diện của những người khiếu nại;
c) Yêu cầu các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin,
tài liệu về vụ việc khiếu nại; tham gia tiếp đại diện của những người khiếu
nại;
d) Theo dõi, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc
giải quyết khiếu nại do Ban tiếp công dân Trung ương chuyển đến;
đ) Phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vận động, thuyết
phục để công dân trở về địa phương.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tinh nơi xảy ra vụ việc khiếu nại
có trách nhiệm:
a) Trực tiếp hoặc cử người có trách nhiệm phối hợp với Ban tiếp
công dân Trung ương và các cơ quan chức năng có liên quan của Trung ương tiếp
đại diện của những người khiếu nại;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc khiếu nại theo yêu cầu
của người có thẩm quyền;
c) Giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền hoặc chỉ đạo cơ quan
thuộc quyền quản lý giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật;
d) Vận động, thuyết phục, có biện pháp để công dân trở về địa
phương.
4. Công an cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh quản lý địa bàn nơi người
khiếu nại tập trung có trách nhiệm thực hiện các biện pháp đảm bảo trật tự công
cộng; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
5. Thủ trưởng các cơ quan có liên quan có trách nhiệm cung cấp
thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc khiếu nại theo yêu cầu của người có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại; tham gia tiếp công dân, giải quyết khiếu nại
có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà mình quản lý khi được yêu cầu.
1. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tổng
Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm thực hiện, hướng dẫn,
kiểm tra, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân, cơ quan Công an, cơ quan Thanh tra
các cấp và các cơ quan có liên quan trong việc xử lý trường hợp nhiều người
cùng khiếu nại về một nội dung.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm, hỗ trợ, phối hợp với Tổng Thanh tra
Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an, Ban tiếp công dân Trung ương tại thành phố Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và các bộ, ngành có liên quan trong việc xử lý
trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung khi được yêu cầu.
KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
Điều 13. Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong
đơn vị sự nghiệp công lập
Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong đơn vị
sự nghiệp công lập là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân theo thủ tục do Luật Khiếu
nại và Nghị định này quy định, đề nghị đơn vị sự nghiệp công lập, người có thẩm
quyền trong đơn vị sự nghiệp công lập xem xét lại quyết định hành chính, hành
vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật,
xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Điều 14. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong đơn vị sự nghiệp
công lập
1. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của
mình, của viên chức do mình quản lý trực tiếp.
2. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cấp trên trực tiếp có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi
hành chính mà người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cấp dưới đã giải quyết
mà còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải
quyết.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập không có đơn vị sự nghiệp công
lập cấp trên trực tiếp thì người đứng đầu cơ quan nhà nước quản lý đơn vị sự
nghiệp công lập đó có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
3. Khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của
đơn vị sự nghiệp công lập do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thì Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực là
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
Quyền, nghĩa vụ của njprời khiếu nại, người bị khiếu nại, người
giải quyết khiếu nại, thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại, trình
tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính
trong đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại và
Nghị định này.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI
QUYẾT KHIẾU NẠI
Mục 1. THỤ LÝ, CHUẨN BỊ XÁC MINH NỘI DUNG KHIẾU NẠI
Điều 16. Thụ lý giải quyết khiếu nại
1. Trong thời hạn 10
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại quyết định hành chính, hành vi
hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền giải quyết mà
không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều
11 của Luật Khiếu nại thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần
đầu hoặc lần hai phải thụ lý giải quyết. Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại
về một nội dung và cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại thì thụ lý
khi trong đơn khiếu nại có đầy đủ chữ ký của những người khiếu nại và có văn
bản cử người đại diện theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này. Trường hợp
không thụ lý giải quyết thi phải nêu rõ lý do trong văn bản thông báo cho người
khiếu nại.
2. Đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính,
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thông báo việc thụ lý hoặc không thụ
lý bằng văn bản đến người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm
quyền chuyển khiếu nại đến (nếu có) và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp
biết. Đối với khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức thì văn bản thông
báo việc thụ lý hoặc không thụ lý được gửi cho người khiếu nại. Trường hợp
nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung và cử người đại diện để thực hiện
việc khiếu nại thì văn bản thông báo việc thụ lý hoặc không thụ lý được gửi đến
một trong số những người đại diện.
Thông báo việc thụ lý giải quyết khiếu nại thực hiện theo Mẫu số
03 ban hành kèm theo Nghị định này. Thông báo việc không thụ lý giải quyết
khiếu nại thực hiện theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Sau khi thụ lý khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại lần đầu kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu
nại.
Đối với khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, người có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải trực tiếp kiểm tra lại hoặc phân công
người có trách nhiệm kiểm tra lại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu
nại.
2. Nội dung kiểm tra lại bao gồm:
a) Căn cứ pháp lý ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành
vi hành chính, ban hành quyết định kỷ luật cán bộ, công chức;
b) Thẩm quyền ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi
hành chính, ban hành quyết định kỷ luật cán bộ, công chức;
c) Nội dung của quyết định hành chính, việc thực hiện hành vi hành
chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức;
d) Trình tự, thủ tục ban hành, thể thức và kỹ thuật trình bày
quyết định hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức;
đ) Các nội dung khác (nếu có).
3. Sau khi kiểm tra lại, nếu thấy khiếu nại là đúng thì người có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu ra quyết định giải quyết khiếu nại
ngay. Nếu thấy chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì người có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại tiến hành xác minh.
Đối với khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, nếu xét
thấy nội dung khiếu nại có căn cứ thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
yêu cầu Hội đồng kỷ luật cán bộ, công chức xem xét, đề nghị người có thẩm quyền
giải quyết.
Điều 18. Giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại
Người giải quyết khiếu nại tự mình xác minh hoặc giao cơ quan
thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền
quản lý của mình tiến hành xác minh nội dung khiếu nại. Người giải quyết khiếu
nại hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh ban hành Quyết
định xác minh nội dung khiếu nại, trong đó xác định rõ người thực hiện xác
minh, quyền và nghĩa vụ của người thực hiện xác minh, thời gian, nội dung xác
minh. Quyết định xác minh nội dung khiếu nại được thực hiện theo Mẫu số 05 ban
hành kèm theo Nghị định này.
Mục 2. TIẾN HÀNH XÁC MINH NỘI DUNG KHIẾU NẠI
1. Người giải quyết khiếu nại hoặc người được giao nhiệm vụ xác
minh nội dung khiếu nại làm việc trực tiếp và yêu cầu người khiếu nại hoặc
người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người
khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng có liên quan đến nhân thân,
nội dung khiếu nại.
2. Nội dung làm việc được lập thành biên bản, ghi rõ thời gian,
địa điểm, thành phần, nội dung và có chữ ký của các bên. Trường hợp người khiếu
nại không hợp tác, không làm việc, không ký vào biên bản làm việc thì biên bản
được lấy chữ ký của người làm chứng hoặc đại diện chính quyền địa phương. Biên
bản được lập thành ít nhất hai bản, mỗi bên giữ một bản. Biên bản làm việc thực
hiện theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 20. Làm việc trực tiếp với người có quyền, lợi ích liên quan
và người bị khiếu nại
1. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, người giải quyết
khiếu nại hoặc người được giao nhiệm vụ xác minh làm việc trực tiếp với người
có quyền, lợi ích liên quan và yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng
liên quan đến nội dung khiếu nại.
2. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết
khiếu nại hoặc người được giao nhiệm vụ xác minh làm việc trực tiếp với người
bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan và yêu cầu cung cấp thông tin,
tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại, giải trình về quyết định
hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại,
3. Nội dung làm việc quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được
lập thành biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung và có chữ
ký của các bên. Biên bản được lập thành ít nhất hai bản, mỗi bên giữ một bản.
Biên bản làm việc thực hiện theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này.
Trong quá trình xác minh nội dung khiếu nại, người giải quyết
khiếu nại hoặc người được giao nhiệm vụ xác minh gửi văn bản yêu cầu cơ quan,
tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng
liên quan đến nội dung khiếu nại. Văn bản yêu cầu thực hiện theo Mẫu số 07 ban
hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp làm việc trực tiếp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá
nhân có liên quan để yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng thì lập
biên bản làm việc. Biên bản được lập thành ít nhất hai bản, mỗi bên giữ một
bản. Biên bản làm việc thực hiện theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định
này.
Điều 22. Tiếp nhận, xử lý thông tin, tài liệu, bằng chứng
Người giải quyết khiếu nại hoặc người được giao nhiệm vụ xác minh
khi tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng do người khiếu nại hoặc người đại
diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại,
người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cung cấp trực tiếp phải
lập biên bản giao nhận. Biên bản giao nhận được thực hiện theo Mẫu số 08 ban
hành kèm theo Nghị định này.
1. Khi cần thiết, người giải quyết khiếu nại hoặc người được giao
nhiệm vụ xác minh tiến hành xác minh thực tế để thu thập, kiểm tra, xác định
tính chính xác, hợp pháp, đầy đủ của các thông tin, tài liệu, bằng chứng liên
quan đến nội dung vụ việc khiếu nại.
2. Việc xác minh thực tế phải lập thành biên bản, ghi rõ thời
gian, địa điểm, thành phần làm việc, nội dung, kết quả xác minh, ý kiến của
những người tham gia xác minh và những người khác có liên quan. Biên bản thực
hiện theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Người giải quyết khiếu nại quyết định việc trưng cầu giám định
khi xét thấy cần có sự đánh giá về nội dung liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật
làm căn cứ cho việc kết luận nội dung khiếu nại.
2. Người khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức có liên
quan có thể đề nghị người giải quyết khiếu nại trưng cầu giám định. Khi xét
thấy đề nghị của người khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức có
liên quan có cơ sở thì người giải quyết khiếu nại quyết định trưng cầu giám
định.
Quyết định trưng cầu giám định theo quy định tại khoản 1, khoản 2
Điều này được thực hiện theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Việc trưng cầu giám định thực hiện bàng văn bản trong đó nêu rõ
tên cơ quan, tổ chức giám định, thông tin, tài liệu cần giám định, nội dung yêu
cầu giám định, thời hạn có kết luận giám định.
Văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức giám định thực hiện theo Mẫu số
10 ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 25. Làm việc với các bên có liên quan trong quá trình xác
minh nội dung khiếu nại
Trường hợp kết quả xác minh khác với thông tin, tài liệu, bằng
chứng do người khiếu nại, người bị khiếu nại cung cấp thì người giải quyết
khiếu nại hoặc người được giao nhiệm vụ xác minh phải tổ chức làm việc với
người khiếu nại, người bị khiếu nạl; trường hợp cần thiết thì mời cơ quan, tổ
chức, đơn vị, cá nhân có liên quan tham gia làm việc.
Nội dung làm việc phải được lập thành biên bản, ghi rõ thời gian,
địa điểm, thành phần tham gia, nội dung, ý kiến của những người tham gia, những
nội dung đã được thống nhất, những vấn đề còn ý kiến khác nhau và có chữ ký của
các bên. Biên bản được lập thành ít nhất ba bản, mỗi bên giữ một bản. Biên bản
làm việc được thực hiện theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 26. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu
nại
1. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi
hành quyết định hành chính bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì người
giải quyết khiếu nại ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành
chính bị khiếu nại. Thời hạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của
thời hạn giải quyết khiếu nại. Quyết định tạm đình chì thực hiện theo Mẫu số 11
ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Khi xét thấy lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì người
giải quyết khiếu nại phải ra quyết định hủy bỏ ngay quyết định tạm đình chỉ.
Quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ thực hiện theo Mẫu số 12 ban hành kèm
theo Nghị định này.
Điều 27. Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại
1. Người được giao nhiệm vụ xác minh phải báo cáo trung thực,
khách quan kết quả xác minh nội dung khiếu nại bằng văn bản với người giải
quyết khiếu nại.
2. Báo cáo kết quả xác
minh nội dung khiếu nại gồm các nội dung được quy định tại khoản
4 Điều 29 của Luật Khiếu nại. Trong báo cáo phải thể hiện rõ thông tin về
người khiếu nại, người bị khiếu nại, quyết định hành chính, hành vi hành chính
hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại, yêu cầu của người khiếu
nại, căn cứ để khiếu nại; kết quả giải quyết khiếu nại trước đó (nếu có); kết
quả xác minh đối với từng nội dung được giao xác minh; kết luận nội dung khiếu
nại được giao xác minh là đúng toàn bộ, sai toàn bộ hoặc đúng một phần; kiến
nghị giữ nguyên, hủy bỏ toàn bộ hoặc sửa đổi, bổ sung một phần quyết định hành
chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị
khiếu nại; kiến nghị về việc ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
Báo cáo kết quả xác minh thực hiện theo Mẫu số 13 ban hành kèm
theo Nghị định này.
Điều 28. Tổ chức đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại
lần hai
1. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết
khiếu nại phải tổ chức đối thoại.
a) Người giải quyết khiếu nại lần hai là Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp huyện, Giám đốc sở hoặc tương đương phải trực tiếp đối thoại với người
khiếu nại.
b) Người giải quyết khiếu nại lần hai là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải trực tiếp đối thoại trong
trường hợp khiếu nại phức tạp (có nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung,
có nhiều ý kiến khác nhau của các cơ quan có thẩm quyền về biện pháp giải
quyết, người khiếu nại có thái độ gay gắt, dư luận xã hội quan tâm, vụ việc ảnh
hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội).
Đối với các trường hợp khác, người giải quyết khiếu nại có thể
phân công cấp phó của mình hoặc thủ trưởng cơ quan chuyên môn cùng cấp hoặc thủ
trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ xác minh đối thoại với
người khiếu nại. Trong quá trình đối thoại, người được phân công phải kịp thời
báo cáo với người giải quyết khiếu nại về những nội dung phức tạp, vượt quá
thẩm quyền; kết thúc đối thoại phải báo cáo với người giải quyết khiếu nại về
kết quả đối thoại và chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo.
2. Người chủ trì đối thoại phải tiến hành đối thoại trực tiếp với
người khiếu nại, người bị khiếu nại và người có quyền, lợi ích liên quan. Người
chủ trì đối thoại khi đối thoại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác
minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, bổ
sung thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của
mình. Người chủ trì đối thoại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới người
tham gia đối thoại gồm người khiếu nại, người đại diện (trường hợp nhiều người
cùng khiếu nại về một nội dung) người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ
liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan về thời gian, địa điểm, nội dung đối
thoại.
3. Việc đối thoại được lập thành biên bản, ghi rõ thời gian, địa
điểm, thành phần tham gia (ghi rõ người dự và người vắng mặt; trường hợp người
khiếu nại không tham gia đối thoại thì ghi rõ có lý do hoặc không có lý do),
nội dung, ý kiến của những người tham gia, những nội dung đã được thống nhất,
nhũng vấn đề còn có ý kiến khác nhau và có chữ ký của các bên. Biên bản được
lập thành ít nhất ba bản, mỗi bên giữ một bản. Biên bản đối thoại được thực
hiện theo Mẫu số 14 ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 29. Ban hành, gửi, công khai quyết định giải quyết khiếu nại
1. Căn cứ quy định của pháp luật, kết quả xác minh nội dung khiếu
nại, kết quả đối thoại (nếu có), người giải quyết khiếu nại ban hành quyết định
giải quyết khiếu nại theo quy định sau đây:
a) Quyết định giải quyết
khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính lần đầu thực hiện theo quy
định tại Điều 31 của Luật Khiếu nại; quyết định giải
quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại Điều 40 của Luật
Khiếu nại.
Trong quyết định giải quyết khiếu nại phải thể hiện rõ điều kiện
thụ lý giải quyết khiếu nại; tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại;
nội dung khiếu nại, lý do khiếu nại, yêu cầu giải quyết của người khiếu nại;
kết quả giải quyết khiếu nại trước đó (nếu có); kết quả xác minh nội dung khiếu
nại; nêu rõ căn cứ để kết luận nội dung khiếu nại là đúng toàn bộ, sai toàn bộ
hoặc đúng một phần; giữ nguyên, hủy bỏ toàn bộ hoặc sửa đổi, bổ sung một phần
quyết định hành chính hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại (đối với
quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu) hoặc yêu cầu người có quyết định hành
chính, hành vi hành chính bị khiếu nại sửa đổi, hủy bỏ một phần hạy toàn bộ
quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại (đối với giải
quyết khiếu nại lần hai); việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại (nếu
có) và giải quyết các vấn đề khác có liên quan; quyền khiếu nại lần hai, quyền
khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
b) Quyết định giải quyết
khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức được thực hiện
theo quy định tại Điều 54 của Luật Khiếu nại; quyết
định giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức
được thực hiện theo quy định tại Điều 56 của Luật Khiếu
nại.
Trong quyết định giải quyết khiếu nại phải thể hiện rõ tên, địa
chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại; nội dung khiếu nại, lý do khiếu nại,
kết quả xác minh, kết quả đối thoại; nêu rõ các căn cứ pháp luật để giải quyết
khiếu nại; kết luận về nội dung khiếu nại; giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc
hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định kỷ luật (đối với quyết định giải quyết
khiếu nại lần đầu) hoặc kết luận về từng vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại
và việc giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu (đối với
quyết định giải quyết khiếu nại lần hai); việc bồi thường thiệt hại cho người
bị thiệt hại (nếu có) và giải quyết các vấn đề khác có liên quan; quyền khiếu
nại lần hai hoặc quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án.
c) Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thực hiện theo Mẫu số
15, quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thực hiện theo Mẫu số 16 ban hành
kèm theo Nghị định này.
2. Gửi quyết định giải quyết khiếu nại:
a) Đối với quyết định giải quyết khiếu nại quyết định hành chính,
hành vi hành chính:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định
giải quyết khiếu nại lần đầu, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm gửi
quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực
tiếp của người giải quyết khiếu nại; người giải quyết khiếu nại lần hai, người
có quyền, nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định
giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại phải gửi quyết định
giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết
khiếu nại lần đầu; người có quyền, nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan.
b) Đối với quyết định giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán
bộ, công chức:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định
giải quyết khiếu nại lần đầu, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm gửi
quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại; người
có quyền, nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định
giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm gửi
quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại
lần đầu; người có quyền, nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
phải được gửi cho Tổng Thanh tra Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
3. Công khai quyết định giải quyết khiếu nại:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi có quyết định giải quyết khiếu
nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm công khai quyết
định giải quyết khiếu nại theo một trong các hình thức sau:
a) Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị khiếu nại
công tác
Thành phần tham dự gồm: người giải quyết khiếu nại, người khiếu
nại hoặc người đại diện thực hiện việc khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Trước khi tiến hành cuộc họp công khai,
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải có văn bản thông báo với cơ quan,
tổ chức, cá nhân có liên quan biết trước 03 ngày.
b) Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ
quan, tổ chức đã giải quyết khiếu nại. Thời gian niêm yết quyết định giải quyết
khiếu nại ít nhất là 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.
c) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng
Việc thông báo CỊuyết định giải quyết khiếu nại trên các phương
tiện thông tin đại chúng gồm báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử. Người có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm lựa chọn một trong các phương
tiện thông tin đại chúng để thực hiện việc thông báo. Trường hợp cơ quan của
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có cổng thông tin điện tử hoặc trang
thông tin điện tử thì phải công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc trang
thông tin điện tử. Số lần thông báo trên báo nói ít nhất 02 lần phát sóng; trên
báo hình ít nhất 02 lần phát sóng; trên báo in ít nhất 02 số phát hành liên
tục. Thời gian đăng tải trên báo điện tử, trên cổng thông tin điện tử hoặc trên
trang thông tin điện tử ít nhất là 15 ngày liên tục.
Điều 30. Lập, quản lý hồ sơ giải quyết khiếu nại
Người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại có trách
nhiệm lập hồ sơ giải quyết khiếu nại; tập hợp những thông tin, tài liệu, bằng
chứng, chứng cứ liên quan đến nội dung khiếu nại, kết quả xác minh, kết luận,
kiến nghị, quyết định giải quyết khiếu nại.
THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIẢI
QUYẾT KHIẾU NẠI CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT
1. Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định giải quyết
khiếu nại có hiệu lực pháp luật, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình,
người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm áp dụng các biện pháp để thực hiện
hoặc có văn bản chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức thi hành
quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Văn bản chỉ đạo nêu rõ
trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thi hành; cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực
hiện; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; nội dung, thời
hạn phải thực hiện; việc báo cáo kết quả thực hiện với người giải quyết khiếu
nại.
2. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm tự mình
hoặc giao cho cơ quan, tổ chức có liên quan thi hành hoặc cơ quan thanh tra nhà
nước cùng cấp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành quyết định giải quyết
khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Trường hợp phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ, không kịp thời quyết
định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật thì áp dụng các biện pháp theo
thẩm quyền để xử lý kịp thời, nghiêm minh. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì
kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý.
1. Căn cứ vào quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp
luật, người bị khiếu nại có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định giải quyết
khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
a) Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại yêu cầu phải sửa
đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính thì người bị
khiếu nại phải ban hành quyết định mới thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung quyết
định hành chính bị khiếu nại; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền nhằm khôi
phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại và người có liên quan đã bị
xâm phạm.
b) Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại kết luận quyết định
hành chính bị khiếu nại là đúng pháp luật thì người khiếu nại phải chấp hành
quyết định hành chính đó. Trường hợp người khiếu nại không chấp hành thì người
có thẩm quyền tổ chức việc cưỡng chế người khiếu nại thi hành quyết định hành
chính đó. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định hành
chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về cưỡng chế thi hành quyết
định hành chính. Người có thẩm quyền cưỡng chế phải xây dựng phương án tổ chức
cưỡng chế đảm bảo hiệu quả, khả thi; chú trọng việc vận động, thuyết phục người
bị cưỡng chế tự nguyện thi hành quyết định hành chính trước khi áp dụng biện
pháp cưỡng chế; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, tham gia quá trình
cưỡng chế.
c) Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại kết luận hành vi
hành chính là đúng pháp luật thì người khiếu nại phải chấp hành. Trường hợp
quyết định giải quyết khiếu nại kết luận hành vi hành chính là trái pháp luật
thì người bị khiếu nại phải chấm dứt hành vi hành chính đó.
2. Người bị khiếu nại có trách nhiệm báo cáo cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền về việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực
pháp luật.
1. Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khôi phục
quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị quyết định hành chính, hành vi hành chính
trái pháp luật xâm phạm (nếu có).
2. Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu
nại nếu quyết định hành chính, hành vi hành chính được người có thẩm quyền kết
luận là đúng pháp luật.
3. Chấp hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện
quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
1. Cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc
khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; khôi phục quyền, lợi ích
hợp pháp của mình bị quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật
xâm phạm.
2. Chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền
để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật có nội dung
liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có quyết định hành
chính, hành vi hành chính bị khiếu nại trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu
lực pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức trong việc thi
hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
1. Áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để tổ chức thi hành quyết
định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; chủ trì, phối hợp với các cơ
quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thi hành quyết định hành chính
theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 của Nghị định này; yêu cầu cơ quan, tổ
chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý áp dụng các biện pháp để thi hành quyết
định hành chính. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì kiến nghị cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp thi hành quyết định giải quyết
khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
2. Giúp Thủ trưởng cơ quan hành chính đã ban hành quyết định giải
quyết khiếu nại theo dõi, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân, cán bộ,
công chức được giao thực hiện việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có
hiệu lực pháp luật.
3. Báo cáo với người có thẩm quyền xử lý kịp thời những vấn đề
phát sinh trong quá trình thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực
pháp luật.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm chấp hành quyết định hành chính của
cơ quan có thẩm quyền để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực
pháp luật; phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tổ
chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật khi được
yêu cầu.
Điều 38. Xem xét việc giải quyết khiếu nại vi phạm pháp luật
Khi phát hiện việc giải quyết khiếu nại vi phạm pháp luật, gây
thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ
quan, tổ chức, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu người có thẩm quyền hoặc giao Tổng
Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ kiểm tra, báo cáo
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết.
Điều 39. Nguyên tắc xử lý hành vi vi phạm
1. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, người được giao nhiệm
vụ xác minh nội dung khiếu nại, người có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết
định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật mà có hành vi vi phạm pháp luật
khiếu nại thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật theo quy định
tại các điều 40, 41 và 42 của Nghị định này. Hình thức xử lý kỷ luật bao gồm
khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc. Nếu
có dấu hiệu tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt
hại thì phải bồi thường hoặc bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục và các nội dung khác có
liên quan đến việc xử lý kỷ luật người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại,
người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại, người thi hành quyết định
giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật mà có vi phạm pháp luật khiếu nại
nhưng chưa được quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của pháp
luật về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.
2. Người khiếu nại và những người có liên quan mà có hành vi vi
phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý vi phạm hành
chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật.
Điều 40. Xử lý kỷ luật đối với người đưọc giao nhiệm vụ xác minh
nội dung khiếu nại
1. Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với người được giao
nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại khi có một trong những hành vi vi phạm
pháp luật sau đây:
a) Sách nhiễu, cản trở, gây khó khăn, phiền hà cho người khiếu
nại, người được ủy quyền khiếu nại, người bị khiếu nại.
b) Bao che cho người bị khiếu nại.
c) Đe dọa trả thù, trù dập người khiếu nại, người được ủy quyền
khiếu nại, người bị khiếu nại.
2. Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với người được giao
nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại khi có một trong những hành vi cố ý bỏ qua
các bằng chứng, bỏ lọt các thông tin, tài liệu hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ việc
trong quá trình xác minh nội dung khiếu nại.
3. Hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức áp dụng đối với
người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại khi có hành vi cố ý báo
cáo sai lệch kết quả xác minh nội dung khiếu nại dẫn đến quyết định giải quyết
khiếu nại sai gây mất ổn định nghiêm trọng về an ninh, trật tự xã hội hoặc gây
hậu quả chết người. Trường hợp người được giao nhiệm vụ xác minh không có chức
vụ thì áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương.
Điều 41. Xử lý kỷ luật đối với người có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại
1. Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với người có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại khi có một trong những hành vi vi phạm pháp luật sau
đây:
a) Sách nhiễu, cản trở, gây khó khăn, phiền hà cho người khiếu
nại, người được ủy quyền khiếu nại, người bị khiếu nại.
b) Bao che cho người bị khiếu nại.
c) Đe dọa trả thù, trù dập người khiếu nại, người được ủy quyền
khiếu nại, người bị khiếu nại.
2. Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với người có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại khi có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
a) Cố ý không thụ lý giải quyết khiếu nại đối với vụ việc khiếu
nại đủ điều kiện thụ lý thuộc thẩm quyền.
b) Cố ý bỏ qua các bằng chứng, bỏ lọt các thông tin, tài liệu hoặc
làm sai lệch hồ sơ vụ việc.
c) Cố ý không ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
3. Hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức áp dụng đối với
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi có một trong các hành vi vi phạm
pháp luật sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng trong việc thực hiện trình tự, thủ tục
giải quyết khiếu nại gây mất ổn định nghiêm trọng về an ninh, trật tự xã hội
hoặc gây hậu quả chết người.
b) Cố ý ban hành quyết định giải quyết khiếu nại trái pháp luật
gây mất ổn định nghiêm trọng về an ninh, trật tự xã hội hoặc gây hậu quả chết
người.
1. Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với người có trách
nhiệm tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
khi có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
a) Bao che, dung túng, không xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá
nhân có trách nhiệm mà không thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu
lực pháp luật.
b) Tổ chức thực hiện không đúng, không đầy đủ quyết định giải
quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
2. Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với người có trách nhiệm
tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật khi có
hành vi cố ý không tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực
pháp luật.
1. Việc giải quyết đối
với khiếu nại trong doanh nghiệp nhà nước và khiếu nại của người lao dộng trong
đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo quy định của Nghị định số 24/2018/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định về giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, hoạt
động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc
làm, an toàn, vệ sinh lao động và pháp luật về khiếu nại có liên quan.
2. Nghị định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2020 và thay thế Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của Luật Khiếu nại.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và
các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định
này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
(Kèm theo Nghị định số
124/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ)
Mẫu số 01 |
Đơn khiếu nại |
Mẫu số 02 |
Giấy ủy quyền khiếu nại |
Mẫu số 03 |
Thông báo về việc thụ lý giải quyết khiếu nại |
Mẫu số 04 |
Thông báo về việc không thụ lý giải quyết khiếu nại |
Mẫu số 05 |
Quyết định về việc xác minh nội dung khiếu nại |
Mẫu số 06 |
Biên bản làm việc về xác minh nội dung khiếu nại |
Mẫu số 07 |
Văn bản đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên
quan đến nội dung khiếu nại |
Mẫu số 08 |
Biên bản giao nhận về việc tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng
chứng liên quan đến nội dung khiếu nại |
Mẫu số 09 |
Quyết định về việc trưng cầu giám định thông tin, tài liệu, bằng
chứng liên quan đến nội dung khiếu nại |
Mẫu số 10 |
Văn bản đề nghị gửi kết quả giám định liên quan đến nội dung
khiếu nại |
Mẫu số 11 |
Quyết định về việc tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành
chính bị khiếu nại |
Mẫu số 12 |
Quyết định về việc hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ việc thi hành
quyết định hành chính bị khiếu nại |
Mẫu số 13 |
Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại |
Mẫu số 14 |
Biên bản đối thoại với người khiếu nại |
Mẫu số 15 |
Quyết định về việc giải quyết khiếu nại lần đầu |
Mẫu số 16 |
Quyết định về việc giải quyết khiếu nại lần hai |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------
…, ngày... tháng ...
năm…..
Kính gửi: ………………………..(1)
Họ và tên người khiếu nại:
..........................................................................................
;
Địa chỉ:
..................................................................................................................
(2);
Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân
............................... , ngày cấp ……………,
nơi cấp:…………………… (3).
Tên của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại:
........................................................... ;
Địa chỉ: ..................................................................................................................
(4);
Khiếu nại về việc:
...................................................................................................
(5);
Nội dung khiếu nại: .................................................................................................
(6).
(Tài liệu, chứng cứ kèm theo - nếu có).
|
NGƯỜI KHIẾU NẠI |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại.
(2) Họ, tên và địa chỉ của người khiếu nại:
- Nếu là người đại diện của cơ quan, tổ chức thực hiện việc khiếu
nại thì ghi rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức mà mình được đại diện;
- Nếu là người được ủy quyền khiếu nại thì ghi rõ cơ quan, tổ
chức, cá nhân ủy quyền.
(3) Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công
dân thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.
(4) Tên và địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại.
(5) Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về việc gì
(ghi rõ khiếu nại lần đầu hoặc lần hai).
(6) Ghi tóm tắt nội dung khiếu nại; ghi rõ cơ sở của việc khiếu
nại; yêu cầu giải quyết khiếu nại.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------
…, ngày... tháng ...
năm……
Họ và tên người khiếu nại:
..........................................................................................
;
Địa chỉ:
......................................................................................................................
;
Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân
................................ , ngày cấp …………..,
nơi cấp:……………….
Họ và tên người được ủy quyền khiếu nại
....................................................................
Địa chỉ:
......................................................................................................................
;
Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân
................................ , ngày cấp …………..,
nơi cấp:………………
Nội dung ủy quyền khiếu nại:
...................................................................................
(1)
(Trong quá trình thực hiện việc khiếu nại, người được ủy quyền có
trách nhiệm thực hiện đúng nội dung ủy quyền).
NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN |
NGƯỜI ỦY QUYỀN |
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN,
TỔ CHỨC CÓ THẨM QUYỀN(2)
(Chức danh, chữ ký, dấu)
Họ và tên
Ghi chú:
(1) Ủy quyền toàn bộ hay ủy quyền một số nội dung khiếu nại
(trường hợp ủy quyền một số nội dung thì phải ghi rõ nội dung ủy quyền khiếu
nại).
(2) Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan công chứng.
……………..(1)……………. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/TB-… |
…, ngày … tháng … năm …….. |
Về việc thụ lý giải
quyết khiếu nại ...(3)
Kính gửi: ………..(4)…………….
Ngày ... tháng... năm ..., ...(2)... đã nhận được đơn khiếu nại
của...(4)...:
Địa chỉ:
......................................................................................................................
;
Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân.................................
, ngày cấp……………,
nơi cấp:……………… (5);
Khiếu nại về việc
....................................................................................................
(6).
Sau khi xem xét nội dung đơn khiếu nại của ...(4)..., căn cứ quy
định của pháp luật về khiếu nại, ...(2)...nhận thấy đơn khiếu nại của ...(4)...
đủ điều kiện thụ lý.
Vậy thông báo để .. .(4)... được biết./.
|
CHỨC DANH NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CỦA (2) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị thông báo về việc thụ lý giải
quyết khiếu nại.
(3) Lần giải quyết khiếu nại: "lần đầu" hoặc "lần
hai".
(4) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức, người đại
diện, người được ủy quyền khiếu nại).
(5) Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công
dân thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.
(6) Tóm tắt nội dung khiếu nại.
(7) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.
(8) Tên cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.
……………..(1)……………. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/TB-… |
…, ngày … tháng … năm …….. |
Về việc không thụ lý
giải quyết khiếu nại
Kính gửi: ……………(3)……………
Ngày ... tháng ... năm ..., ...(2)... đã nhận được đơn khiếu nại
của ....(3)
Địa chỉ:
.......................................................................................................................
Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân…………., ngày cấp
.................................. ,
nơi cấp: ……………….(4)
Khiếu nại về việc
.....................................................................................................
(5)
Sau khi xem xét nội dung đơn khiếu nại, căn cứ Điều 11 của Luật
Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011, cơ quan chức năng nhận thấy, đơn khiếu nại
của...(3)...không đủ điều kiện để thụ lý giải quyết vì lý do sau đây:...(6)
Vậy thông báo để...(3)...được biết./.
|
CHỨC DANH NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CỦA (2) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị thông báo về việc không thụ lý
giải quyết khiếu nại.
(3) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức, người đại
diện, người được ủy quyền khiếu nại).
(4) Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công
dân thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.
(5) Tóm tắt nội dung khiếu nại.
(6) Lý do của việc không thụ lý giải quyết khiếu nại.
(7) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan
(8) Tên cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.
………..(1)………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/QĐ-… |
…, ngày … tháng … năm …….. |
Về việc xác minh nội
dung khiếu nại
…………………..(3)………………….
Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Nghị định số /2020/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2020 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại;
Căn cứ ...................................................................................................................
(4);
Căn cứ
...................................................................................................................
(5);
Theo đề nghị của
....................................................................................................
(6).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tiến hành xác minh
nội dung khiếu nại của ...(7)... về việc …..(8)....Thời gian xác minh là ....
ngày.
Điều 2. Thành lập Đoàn
(hoặc Tổ) xác minh gồm:
1. Ông (bà)………… chức vụ……………. Trưởng Đoàn (Tổ trưởng).
2. Ông (bà)………… chức vụ …………….Phó trưởng Đoàn (Tổ phó) (nếu có).
3. Ông (bà)………………… chức vụ …………………………………..Thành viên.
Đoàn (Tổ) xác minh có nhiệm vụ xác minh làm rõ nội dung khiếu nại
được nêu tại Điều 1 Quyết định này.
Trưởng Đoàn (Tổ trường), Thành viên xác minh thực hiện quyền,
nghĩa vụ của người có trách nhiệm xác minh theo quy định của Luật Khiếu nại và
quy định pháp luật có liên quan.
Điều 3. ...(9)...; những
người có tên tại Điều 2 và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHỨC DANH NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CỦA (2) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định xác minh nội
dung khiếu nại.
(3) Chức danh của người có thẩm quyền ban hành quyết định xác minh
nội dung khiếu nại.
(4) Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ
quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại.
(5) Quyết định giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại (nếu có).
(6) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đề xuất việc xác minh nội
dung khiếu nại (nếu có).
(7) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức, người đại
diện, người được ủy quyền khiếu nại).
(8) Nội dung dược giao xác minh.
(9) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân chịu trách
nhiệm thi hành quyết định.
………..(1)………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Về xác minh nội dung
khiếu nại
Vào hồi... giờ ... ngày ... tháng ... năm , tại
……………………………………………(3);
Chúng tôi gồm:
1. Người được giao nhiệm vụ xác minh (người xác minh):
......................................... (4)
2. Người làm việc với người được giao nhiệm vụ xác minh:
...................................... (5)
3. Nội dung làm việc:
...............................................................................................
(6)
4. Kết quả làm
việc:.................................................................................................
(7)
5. Những nội dung khác có liên
quan:.......................................................................
(8)
Buổi làm việc kết thúc vào hồi... giờ ... phút ngày...
tháng...năm………..
Biên bản này đã được đọc cho những người làm việc cùng nghe, mọi
người nhất trí với nội dung biên bản và xác nhận dưới đây.
Biên bản được lập thành ... bản mỗi bên giữ 01 bản./.
NGƯỜI LÀM VIỆC VỚI |
NGƯỜI XÁC MINH |
Ghi chú:
(1) Cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định xác minh hoặc
trực tiếp tiến hành xác minh.
(2) Đoàn (Tổ) xác minh được thành lập (nếu có).
(3) Địa điểm làm việc.
(4) Họ tên, chức danh của người được giao nhiệm vụ xác minh.
(5) Ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ (nếu có) của
người làm việc với người được giao nhiệm vụ xác minh như: người khiếu nại,
người bị khiếu nại, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan.
(6) Các nội dung làm việc cụ thể.
(7) Kết quả làm việc đã đạt được, những nội dung đã thống nhất,
những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, đề xuất, kiến nghị của các bên tham gia
buổi làm việc.
(8) Những nội dung khác chưa được thể hiện ở (6), (7).
(9) Chữ ký (ghi rõ họ tên) hoặc điểm chi của những người cùng làm
việc. Trong trường hợp có người không ký thì trong biên bản phải ghi rõ và đề
nghị người làm chứng hoặc đại diện chính quyền địa phương ký vào biên bản.
………..(1)………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/… |
…, ngày … tháng … năm …….. |
Kính gửi: ………….(3)………….
Ngày ... tháng ... năm , cơ quan chức năng đã thụ lý giải quyết
đơn khiếu nại của...(4)... đối với....(5)
Theo quy định của pháp luật và để phục vụ việc giải quyết khiếu
nại,...(2)... đề nghị...(3)...cung cấp cho...(2)... những thông tin, tài liệu,
bằng chứng sau đây:………………………………….(6)
Đề nghị ...(3)... chuẩn bị đầy đủ những thông tin, tài liệu, bằng
chứng nêu trên và gửi cho ...(2)... trước ngày ... tháng ... năm ………..
Địa chỉ (hoặc tên người) nhận: …………………………………………………………………..(7)
|
CHỨC DANH NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CỦA (2) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị gửi văn bản đề nghị cung cấp
thông tin, tài liệu, bằng chứng.
(3) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được đề nghị cung cấp
thông tin, tài liệu, bằng chứng.
(4) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức, người đại
diện, người được ủy quyền khiếu nại).
(5) Quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật
cán bộ, công chức bị khiếu nại.
(6) Các yêu cầu đối với thông tin, tài liệu, bằng chứng đề nghị
cung cấp.
(7) Địa chỉ nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng hoặc người được
giao tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng.
………..(1)………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …(3)… |
|
Về việc tiếp nhận thông
tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại
Vào hồi... giờ ... ngày ... tháng ... năm , tại
............................................................... (4)
Bên nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng:
.................................................................. (5)
Bên giao thông tin, tài liệu, bằng chứng:
................................................................... (6)
Đã giao, nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng sau đây: (7)
1.
...............................................................................................................................
2.
...............................................................................................................................
3.
...............................................................................................................................
Biên bản giao nhận này được lập thành ... bản, mỗi bên giữ 01
bản./.
BÊN GIAO |
BÊN NHẬN |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị tiep nhận thông tin, tài liệu,
bằng chứng.
(3) Ghi số trong trường hợp Biên bản giao nhận được quản lý, theo
dõi bằng số văn bản.
(4) Địa điểm giao, nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng.
(5) Họ tên, chức danh, cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác của người
nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng.
(6) Họ tên, chức danh, cơ quan, tả chức, đơn vị công tác hoặc địa
chỉ của người giao thông tin, tài liệu, bằng chứng.
(7) Loại thông tin, vật mang tin, tên, số trang, tình trạng tài
liệu, bằng chứng.
(1)……..……..…… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/QĐ-…(3) |
…, ngày … tháng … năm …….. |
Về việc trưng cầu giám
định thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại
…………………….(4)……………………
Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Nghị định số /2020/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2020
của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu
nại;
Căn cứ. ……………………………………………………………………………………………(5);
Xét đề nghị của ……….(6)…………. về việc trưng cầu giám định ………………………….(7);
Xét ………………………………………………………………………………………………….(8).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Trưng cầu
...(9)... thực hiện việc giám định đối với…………….(7).
Điều 2. Kinh phí trưng cầu
giám định (nếu phải chi trả) do ... (2)... chi trả theo quy định.
Điều 3. Các ông
(bà)...(6), (9)...và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành quyết định này.
|
CHỨC DANH NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CỦA (2) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định trưng cầu
giám định.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan ban hành quyết định trưng cầu giám
định.
(4) Người giải quyết khiếu nại.
(5) Văn bản quy phạm pháp luật có liên quan (nếu có).
(6) Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh hoặc
người khiếu nại đề nghị trưng cầu giám định.
(7) Đối tượng, nội dung giám định.
(8) Lý do của việc trưng cầu giám định.
(9) Cơ quan, tổ chức thực hiện việc giám định.
………..(1)………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/… |
…, ngày … tháng … năm …….. |
Kính gửi: ………(3)………………..
Để có cơ sở cho việc giải quyết khiếu nại bảo đảm chính xác, khách
quan; ngày...tháng...năm……, (4)... đã có Quyết định số về việc trưng cầu giám
định các thông tin, tài liệu, bằng chứng sau đây:
…………………………………………………………………………………………………………(5)
Vậy đề nghị ...(3)...tiến hành giám định và gửi kết quả
cho...(2)...trước ngày...tháng ... năm…….
...(2)... cử ông (bà) ...(6)... trực tiếp bàn giao thông tin, tài
liệu, bằng chứng và nhận kêt quả giám định.
Kinh phí giám định (nếu phải chi trả) do ...(4)... chi trả theo
quy định.
|
CHỨC DANH NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CỦA (2) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị trưng cầu giám định.
(3) Tên cơ quan, tổ chức được trưng cầu giám định.
(4) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định trưng cầu
giám định.
(5) Thông tin, tài liệu, bằng chứng đề nghị giám định và nội dung
cần giám định.
(6) Họ tên, chức vụ, chức danh của người được cử bàn giao thông
tin, tài liệu, bằng chứng và tiếp nhận kết quả giám định.
(7) Đơn vị, bộ phận quản lý tài chính của cơ quan, tổ chức, đơn vị
đề nghị trưng cầu giám định.
………..(1)………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/QĐ-… |
…, ngày … tháng … năm …….. |
Về việc tạm đình chỉ
việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại
……………..(3)……………
Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Nghị định số.../2020/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2020 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại;
Căn cứ ………………………………………………………………………………………………(4);
Theo đề nghị của...(5)...(tại Văn bản số...
ngày...tháng...năm...(nếu có));
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tạm đình chỉ việc
thi hành quyết định
............................................................ (6)
Lý do tạm đình chỉ:
..................................................................................................
(7)
...................................................................................................................................
Thời gian tạm đình chỉ kể từ ...giờ ...ngày ...tháng...năm... đến
khi có quyết định hủy bỏ Quyết định này.
Điều 2. ...(8)...,
...(9)... và ...(10)... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHỨC DANH NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CỦA (2) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định tạm đình chỉ
việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại.
(3) Chức danh của người có thẩm quyền ban hành quyết định tạm đình
chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại.
(4) Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ
quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định
hành chính bị khiếu nại.
(5) Tên cơ quan, đơn vị, cá nhân tham mưu đề xuất,kiến nghị ban
hành quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại.
(6) Ghi rõ tên, số, ngày tháng năm, người ký quyết định hành chính
bị tạm đình chỉ việc thi hành.
(7) Lý do, căn cứ ban hành quyết định tạm đình chỉ việc thi hành
quyết định hành chính bị khiếu nại.
(8) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân ban hành quyết định hành
chính bị tạm đình chỉ thi hành.
(9) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thi hành
quyết định tạm đình chỉ.
(10) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.
………..(1)………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/QĐ-… |
…, ngày … tháng … năm …….. |
Về việc hủy bỏ quyết
định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại
………………………(3)………………………..
Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Nghị định số ..../2020/NĐ-CP ngày ...tháng ...năm 2020 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại;
Căn cứ ………………………………………………………………………………………………(4);
Theo đề nghị của...(5)...(tại Văn bản số...
ngày...tháng...năm...(nếu có));
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Hủy bỏ Quyết định
về việc tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại số ...
ngày ... tháng... năm ... của …………………………………………………………….(6)
Lý do của việc hủy bỏ: …………………………………………………………………………(7)
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Điều 3. ...(8)...,
...(9)... và ...(10)... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHỨC DANH NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CỦA (2) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định hủy bỏ quyết
định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại.
(3) Chức danh của người ban hành quyết định hủy bỏ quyết định tạm
đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại.
(4) Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ
quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ việc
thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại.
(5) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tham mưu đề xuất, kiến
nghị ban hành quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ việc thi hành Quyết
định hành chính bị khiếu nại.
(6) Người có thẩm quyền ký quyết định tạm đình chỉ việc thi hành
quyết định hành chính bị khiếu nại.
(7) Nêu rõ lý do, căn cứ của việc hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ
việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại.
(8) Chức danh của người ban hành quyết định hành chính bị khiếu
nại.
(9) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm thi
hành quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành
chính bị khiếu nại.
(10) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.
………..(1)………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/BC-… |
…, ngày … tháng … năm …….. |
Kết quả xác minh nội
dung khiếu nại
Kính gửi: ………..(3)……………
Thực hiện Quyết định số
..........................................................................................
(4)
Từ ngày ...tháng...năm... đến ngày ...tháng...năm , ...(5)... đã
tiến hành xác minh nội dung khiếu nại của ....(6)....đối với ....(7)………………………………….
Căn cứ vào thông tin, tài liệu, bằng chứng thu thập được trong quá
trình xác minh nội dung khiếu nại, kết quả làm việc với các cơ quan, tổ chức
đơn vị, cá nhân có liên quan,.. .(5).. .báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu
nại như sau:
1. Yêu cầu của người khiếu nại, căn cứ để khiếu nại và kết quả
giải quyết khiếu nại trước đó (nếu có):
...................................................................................................................................
2. Tóm tắt nội dung được giao xác minh và kết quả xác minh đối với
từng nội dung được giao xác minh:
...................................................................................................................................
3. Kết luận nội dung khiếu nại được giao xác minh là đúng toàn bộ,
sai toàn bộ hoặc đúng một phần:
...................................................................................................................................
4. Kiến nghị về việc giải quyết khiếu nại:
...................................................................................................................................
Trên đây là báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại, kính
trình ...(3)... xem xét, cho ý kiến chỉ đạo./.
|
CHỨC DANH NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CỦA (2) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc Đoàn (Tổ) báo cáo kết quả
xác minh nội dung khiếu nại.
(3) Người giao nhiệm vụ xác minh.
(4) Quyết định giao nhiệm vụ xác minh hoặc quyết định xác minh nội
dung khiếu nại.
(5) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị, Đoàn (Tổ) hoặc người được giao
nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại.
(6) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức, người đại
diện, người được ủy quyền khiếu nại).
(7) Quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ
luật cán bộ, công chức bị khiếu nại.
………..(1)………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN ĐỐI THOẠI VỚI
NGƯỜI KHIẾU NẠI
Vào hồi... giờ ..., ngày ... tháng ... năm , tại
…………………………………………………(3)
I. THÀNH PHẦN THAM GIA ĐỐI THOẠI:
1. Người giải quyết khiếu nại, người được phân công chủ trì đối
thoại:
Ông (bà)…………………….. chức vụ…………………, cơ quan (tổ chức, đơn vị)
2. Người ghi biên bản:
Ông (bà)………………………. chức vụ…..……………, cơ quan (tổ chức, đơn vị)
3. Người khiếu nại (hoặc người đại diện, người được ủy quyền của
người khiếu nại):……………(4)
Ông (bà)……………………….. chức vụ………………………………, cơ quan (tổ chức)
Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân..., ngày cấp..., nơi
cấp...(5)
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………
(Trường hợp người khiếu nại không tham gia đối thoại thì ghi rõ
trong biên bản người khiếu nại vắng mặt có lý do hoặc không có lý do).
4. Người bị khiếu nại (hoặc người đại diện, người được ủy quyền
khiếu nại của người bị khiếu nại (nếu có)):
Ông (bà)……………………… chức vụ ……………………, cơ quan (tổ chức, đơn vị)
5. Người có quyền, nghĩa vụ liên quan (nếu có):
Ông (bà) …………………………………………………………………………………………….
Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân..., ngày cấp..., nơi
cấp...(5)
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………….
6. Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có):
Ông (bà)
.....................................................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
II. NỘI DUNG ĐỐI THOẠI:
1. Người giải quyết khiếu nại hoặc người được phân công chủ trì
đối thoại nêu mục đích, yêu cầu của việc đối thoại, tóm tắt kết quả xác minh
nội dung khiếu nại và những nội dung đối thoại:……………………………………………….
2. Ý kiến của những người tham gia đối thoại về từng nội dung đối
thoại……………………..
III. KẾT QUẢ ĐỐI THOẠI:
Những nội dung đối thoại đã thống nhất, những vấn đề còn ý kiến
khác nhau và những ý kiến khác (nếu có).
Buổi đối thoại kết thúc hồi... giờ... ngày ...tháng...năm………..
Biên bản đối thoại đã được đọc lại cho những người tham gia đối
thoại nghe và ký xác nhận (trường hợp người tham gia đối thoại không ký
xác nhận thì phải ghi rõ lý do).
Biên bản được lập thành .... bản; người giải quyết khiếu nại,
người được giao nhiệm vụ xác minh, người khiếu nại, người bị khiếu nại - mỗi
người được nhận 01 bản./.
NGƯỜI BỊ KHIẾU NẠI |
NGƯỜI GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI |
NGƯỜI KHIẾU NẠI |
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN, TỔ CHỨC, |
NGƯỜI CÓ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ |
NGƯỜI GHI BIÊN BẢN |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ trì đối thoại.
(3) Địa điểm tiến hành đối thoại.
(4) Người khiếu nại (hoặc người đại diện, người được ủy quyền của
người khiếu nại).
(5) Nếu không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân thì ghi các
thông tin theo giấy tờ tùy thân.
………..(1)………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/QĐ-… |
…, ngày … tháng … năm …….. |
về việc giải quyết khiếu
nại của ...(3)...
(lần đầu)
………………..(4)……………….
Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Nghị định số ..../2020/NĐ-CP ngày ...tháng ...năm 2020 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại;
Căn cứ
...................................................................................................................
(5);
Căn cứ pháp luật khác có liên quan (nếu có);
Xét đơn khiếu nại ngày ...tháng....năm………. của ……..(3)... (địa
chỉ: ………..).
Theo báo cáo của (6) tại Văn bản số.... ngày... tháng... năm ………
về việc giải quyết khiếu nại của...(3)...với các nội dung sau đây:
I. Nội dung khiếu nại:
...............................................................................................................................
(7)
II. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại:
..............................................................................................................................
(8)
III. Kết quả đối thoại (nếu có):
..............................................................................................................................
(9)
IV. Kết luận
(Nêu rõ căn cứ pháp luật (viện dẫn các điều khoản của văn bản pháp
luật) để kết luận về từng nội dung khiếu nại; kết luận rõ từng nội dung khiếu
nại là đúng, đúng một phần hay sai toàn bộ (nếu đúng một phần thì ghi cụ thể
những nội dung đúng trong quyết định giải quyết khiếu nại)…………).
Từ những nhận định và căn cứ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1 ...................................................................................................................
(10)
Điều 2 ...................................................................................................................
(11)
Điều 3. Trong thời hạn ...
ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này, nếu...(3)...không đồng ý với giải
quyết khiếu nại của...(2)...thì...(3)... có quyền khiếu nại đến...(12)... hoặc
khởi kiện...(2)... tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành
chính.
Điều 4. Các ông
(bà)...(13)...chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
-....(16) ; |
CHỨC DANH NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CỦA (2) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định giải quyết
khiếu nại.
(3) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức, người đại
diện, người được ủy quyền khiếu nại).
(4) Chức danh người ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
(5) Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ
quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
(6) Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao tham mưu giải quyết vụ
việc khiếu nại.
(7) Ghi rõ từng nội dung khiếu nại.
(8) Ghi rõ từng nội dung đã được xác minh để làm rõ nội dung khiếu
nại.
(9) Ghi rõ kết quả đối thoại.
(10) Giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ
quyết định hành chính; tiếp tục thực hiện hoặc chấm dứt hành vi hành chính đã
bị khiếu nại.
(11) Giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung khiếu nại.
(12) Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
(13) Những người chịu trách nhiệm thi hành giải quyết khiếu nại và
người khiếu nại (hoặc cơ quan, tổ chức, người đại diện, người được ủy quyền
khiếu nại).
(14) Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của
người ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
(15) Người có quyền và nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức, đơn
vị, cá nhân có liên quan.
(16) Cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.
………..(1)………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/QĐ-… |
…, ngày … tháng … năm …….. |
Về việc giải quyết khiếu
nại ...(3)...
(lần hai)
………………..(4)…………………
Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Nghị định số .../2020/NĐ-CP ngày ...tháng ...năm 2020 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại;
Căn
cứ....................................................................................................................
(5);
Căn cứ pháp luật khác có liên quan (nếu có);
Xét đơn khiếu nại ngày ...tháng....năm... của …….(3)...(địa
chỉ:………...).
Theo báo cáo của ……(6)………. tại Văn bản số.... ngày... tháng...
năm………… về việc giải quyết khiếu nại của...(3)...với các nội dung sau đây:
I. Nội dung khiếu nại:
...............................................................................................................................
(7)
II. Kết quả giải quyết khiếu nại của người đã giải quyết khiếu nại
lần đầu:
...............................................................................................................................
(8)
III. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại:
...............................................................................................................................
(9)
IV. Kết quả đối thoại:
.............................................................................................................................
(10)
V. Kết luận:
(Nêu rõ căn cứ pháp luật (viện dẫn các điều khoản của văn bản pháp
luật) để kết luận về từng nội dung khiếu nại; kết luận rõ từng nội dung khiếu
nại là đúng, đúng một phần hay sai toàn bộ (nếu đúng một phần thì ghi cụ thể
những nội dung đúng trong quyết định giải quyết khiếu nại)…………..)
Từ những nhận định và căn cứ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
(Nội dung Điều này áp dụng tùy theo các trường hợp sau đây:
1. Nếu khiếu nại là đúng hoặc đúng một phần thì ghi:
- Yêu cầu người ban hành quyết định hành chính bị khiếu nại sửa
đổi, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ Quyết định số... ngày...tháng...năm... bị
khiếu nại (hoặc ghi cụ thể những nội dung yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ);
- Yêu cầu người thực hiện hành vi hành chính chấm dứt hành vi hành
chính - trường hợp khiếu nại đối với hành vi hành chính.
2. Nếu khiếu nại là sai toàn bộ thì ghi rõ:
- Công nhận và giữ nguyên nội dung quyết định giải quyết khiếu nại
lần đầu là đúng;
- Yêu cầu người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
thực hiện quyết định hành chính và hành vi hành chính đã bị khiếu nại…………...)
Điều 2.
(Quyết định giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung khiếu
nại:
- Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại (cơ quan,
tổ chức khiếu nại) và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan (nếu có);
- Bồi thường thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cả nhân bị
thiệt hại (nếu có)…………...)
Điều 3. Trong thời hạn ...
ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này, nếu...(3)...không đồng ý với giải
quyết khiếu nại của...(2)...thì...(3)... có quyền khởi kiện ...(2)... tại Tòa
án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Điều 4. Các ông (bà)
...(11)... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHỨC DANH NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CỦA (2) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định giải quyết
khiếu nại.
(3) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức, người đại
diện, người được ủy quyền khiếu nại).
(4) Chức danh người ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
(5) Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ
quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
(6) Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao tham mưu giải quyết vụ
việc khiếu nại.
(7) Ghi rõ từng nội dung khiếu nại.
(8) Ghi rõ kết luận của người giải quyết khiếu nại lần đầu.
(9) Ghi rõ từng nội dung đã được xác minh để làm rõ nội dung khiếu
nại.
(10) Ghi rõ kết quả đối thoại.
(11) Ghi rõ những người chịu trách nhiệm thi hành quyết định giải
quyết khiếu nại: người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, người bị khiếu nại, người
giải quyết khiếu nại lần đầu,...
(12) Người có quyền và nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức, đơn
vị, cá nhân có liên quan.
(13) Cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét