CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 297/QĐ-CT |
Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 1991 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT MỘT
SỐ VẤN ĐỀ VỀ NHÀ Ở
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ
TRƯỞNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ Pháp lệnh nhà ở công bố ngày 26 tháng 3 năm 1991,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.- Nhà
ở do Nhà nước đang quản lý, sử dụng theo chính sách cải tạo về nhà ở (Nghị định
số 19-CP ngày 29 tháng 6 năm 1960. Nghị định số 24-CP ngày 13 tháng 2 năm 1961
của Hội đồng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn do cấp Bộ ban hành áp dụng cho
các tỉnh phía Bắc; Quyết định số 111-CP ngày 14 tháng 4 năm 1977, Quyết định số
305-CP ngày 17 tháng 11 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ và các văn bản hướng
dẫn do cấp Bộ bàn hành áp dụng cho các tỉnh phía Nam) bao gồm toàn bộ nhà ở đã
có hoặc chưa có quyết định quản lý của uỷ ban Nhân dân cấp có thẩm quyền nhưng
đã bố trí sử dụng, là nhà ở thuộc diện sở hữu Nhà nước.
Đối với nhà ở tuy thuộc diện cải tạo nhưng tính
đến ngày 1 tháng 7 năm 1991 Nhà nước không tiến hành các thủ tục quản lý và
thực tế Nhà nước không quản lý hoặc không bố trí sử dụng thì Nhà nước công nhận
quyền sở hữu của chủ nhà.
Điều 2.- Trong trường hợp nhà ở của những người
trước đây đã làm việc trong bộ máy cai trị của nguỵ quân, nguỵ quyền và đảng
phải phản động đã được Nhà nước quản lý và sau đó đã bố trí cho họ nhà ở khác
thuộc diện sở hữu Nhà nước thì nay công nhận quyền sở hữu của họ đối với nhà mà
họ đã được bố trí ở.
Điều 3.- Kể
từ ngày 1 tháng 7 năm 1991 nhà vắng chủ do Nhà nước đang quản lý theo Nghị định
số 19-CP ngày 29 tháng 6 năm 1960, Nghị định số 24-CP ngày 13 tháng 2 năm 1961,
Quyết định số 111-CP ngày 14 tháng 4 năm 1977, đều thuộc quyền sở hữu của Nhà
nước.
Điều 4.- Đối
với nhà cho thuê của tư nhân trước ngày 1 tháng 7 năm 1991 thì vẫn áp dụng
những quy định về thống nhất quản lý nhà ở của Nhà nước, đặc biệt là về giá cho
thuê và quyền lưu cư của người thuê.
Trong trường hợp chủ nhà thực sự có khó khăn và
đòi lại nhà, mà người thuê nhà có điều kiện trả lại nhà, thì có thể giải quyết
trả toàn bộ hoặc một phần nhà ở cho chủ nhà.
Nếu nhà cho thuê đã được người thuê nhà sửa
chữa, cải tạo thì chủ nhà phải thanh toán tiền sửa chữa, cải tạo cho người thuê
nhà trước khi nhận lại nhà.
Diện tích nhà ở do người thuê nhà đã tự làm thêm
mà không có khiếu nại của chủ nhà tại thời điểm làm nhà và được phép bằng văn
bản của cấp có thẩm quyền thì thuộc quyền sở hữu của người thuê nhà.
1/ Người xuất cảnh hợp pháp, trừ trường hợp nêu
tại khoản 2 Điều này, có quyền bán hoặc uỷ quyền cho người khác quản lý nhà ở
thuộc diện sở hữu của mình. Trong trường hợp nhà được đem bán thì Nhà nước được
quyền ưu tiên mua.
2/ Người xuất cảnh hợp pháp, nếu trước đây có
nhà thuộc diện cải tạo theo Quyết định số 111-CP ngày 14 tháng 4 năm 1977,
Quyết định số 305-CP ngày 17 tháng 11 năm 1977 nhưng chưa giao cho Nhà nước
quản lý thì nay phải giao nhà đó cho Nhà nước khi xuất cảnh.
1/ Đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu của người
xuất cảnh trái phép mà không có ít nhất là một trong những đối tượng là cha,
mẹ, vợ, chồng hoặc con đang cùng sống hợp pháp trong nhà đó ở lại thì nhà đó
thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Nếu có người là một trong các đối tượng là
cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con đang sống hợp pháp trong nhà đó ở lại, thì tuỳ
trường hợp cụ thể mà quyết định cho họ được quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ
nhà họ đang ở.
2/ Đối với người đi khỏi nhà nhằm mục đích xuất
cảnh trái phép hoặc đã xuất cảnh trái phép nhưng đã trở về thì tuỳ từng trường
hợp cụ thể mà có thể tạo điều kiện để họ có chỗ ở.
Điều 7.- Đối
với nhà ở đã xây dựng, mở rộng, mua bán, chuyển nhượng không hợp pháp trước
ngày 1 tháng 7 năm 1991 thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà Uỷ ban cấp có thẩm
quyền theo quy định pháp lệnh nhà ở có trách nhiệm xử lý theo đúng quy tắc quản
lý xây dựng cơ bản và quản lý nhà ở của Nhà nước, hoặc Toà án giải quyết theo
thẩm quyền.
Điều 8.- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Các quy định
trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 9.- Bộ Xây dựng hướng dẫn
chi tiết thi hành Quyết định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét