HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10-LCT/HĐNN8 | Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 1988 |
PHÁP LỆNH
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài chuyển giao công nghệ vào Việt Nam trên nguyên tắc bình đẳng và các bên cùng có lợi.
Nhà nước Việt Nam bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài chuyển giao công nghệ vào Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao đó.
Trong pháp lệnh này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3- "Hai bên" là bên giao công nghệ và bên nhận công nghệ.
Những hoạt động dưới đây được coi là chuyển giao công nghệ:
1- Chuyển giao quyền sở hữu hoặc sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác;
2- Chuyển giao các bí quyết hoặc kiến thức kỹ thuật chuyên môn dưới dạng phương án công nghệ, tài liệu thiết kế, công thức, thông số kỹ thuật có hoặc không kèm theo thiết bị;
3- Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và tư vấn công nghệ, kể cả đào tạo và thông tin.
Trong việc chuyển giao công nghệ vào Việt Nam không được vi phạm những yêu cầu dưới đây:
1- Nâng cao trình độ công nghệ, hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm hoặc tạo ra những sản phẩm mới;
2- Không làm phương hại an toàn sản xuất;
3- Sử dụng hợp lý năng lượng, các nguồn tài nguyên và nguồn nhân lực;
4- Không làm hại đến môi trường.
Những lĩnh vực được khuyến khích chuyển giao công nghệ do Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố.
HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
Hợp đồng chuyển giao công nghệ phải có các điều khoản chính dưới đây:
1- Đối tượng chuyển giao công nghệ: tên, nội dung, đặc điểm công nghệ và kết quả phải đạt được;
2- Giá cả, điều kiện và phương thức thanh toán;
3- Địa điểm, thời hạn và tiến độ chuyển giao;
4- Điều khoản liên quan đến sở hữu công nghiệp;
5- Thời hạn hiệu lực, điều kiện sửa đổi và kết thúc hợp đồng;
6- Cam kết của hai bên về chất lượng, độ tin cậy, bảo hành, phạm vi bí mật của công nghệ và các cam kết khác để bảo đảm không có những sai sót trong công nghệ và chuyển giao công nghệ;
7- Việc đào tạo liên quan đến chuyển giao công nghệ;
8- Thủ tục giải quyết tranh chấp phát sinh từ việc thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ; luật áp dụng khi giải quyết tranh chấp.
1- Ràng buộc bên nhận công nghệ mua nguyên liệu, vật liệu, tư liệu sản xuất, sản phẩm trung gian hoặc sử dụng nhân lực từ nguồn do bên giao công nghệ chỉ định.
2- Khống chế quy mô sản xuất, giá cả và phạm vi tiêu thụ sản phẩm của bên nhận công nghệ, kể cả việc chọn đại lý tiêu thụ sản phẩm hoặc đại diện thương mại.
3- Hạn chế thị trường xuất khẩu của bên nhận công nghệ, trừ những thị trường mà bên giao công nghệ đang tiến hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cùng loại hoặc đã cấp lixăng độc quyền cho bên thứ ba.
4- Hạn chế bên nhận công nghệ nghiên cứu và phát triển công nghệ được chuyển giao hoặc tiếp nhận từ các nguồn khác những công nghệ tương tự.
Giá cả của công nghệ được chuyển giao do hai bên thoả thuận.
Trong trường hợp các bên tranh chấp không thoả thuận được với nhau, vụ tranh chấp được đưa ra trước tổ chức trọng tài kinh tế Việt Nam hoặc một tổ chức trọng tài hoặc cơ quan xét xử khác do hai bên thoả thuận.
CHUẨN Y HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
Hợp đồng chuyển giao công nghệ chỉ có hiệu lực sau khi được chuẩn y.
Bên giao công nghệ hoặc bên nhận công nghệ hoặc cả hai bên có thể gửi đơn xin chuẩn y hợp đồng.
Hồ sơ xin chuẩn y hợp đồng gửi cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Việt Nam bao gồm:
1- Đơn xin chuẩn y hợp đồng;
2- Hợp đồng chuyển giao công nghệ và các phụ lục kèm theo;
3- Bản giải trình về mục tiêu và khả năng thực hiện của công nghệ được chuyển giao;
4- Những thông tin liên quan đến tư cách pháp lý của các bên tham gia hợp đồng.
Hợp đồng và các văn bản kèm theo phải làm bằng tiếng Việt Nam và tiếng nước ngoài thông dụng do hai bên thoả thuận. Văn bản tiếng Việt Nam và văn bản tiếng nước ngoài có giá trị ngang nhau.
QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối biện pháp khuyến khích hoặc ưu đãi trong thời hạn hai tháng kể từ khi nhận được yêu cầu.
Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.
| Võ Chí Công (Đã ký) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét