Nghị định 4-CP ngày 16/1/1961 Ban hành bản điều lệ đăng ký Hộ tịch.
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ ------- | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 4-CP | Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 1961 |
BAN HÀNH BẢN ĐIỀU LỆ ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
NGHỊ ĐỊNH
Bản điều lệ đăng ký hộ tịch mới này sẽ được thi hành kể từ ngày 1 tháng 4 năm 1961.
| TM. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
Đăng ký hộ tịch là ghi vào sổ của Ủy ban hành chính cơ sở những việc sinh, tử, kết hôn và những việc có liên quan như nuôi con nuôi, nhận con ngoài giá thú, nhận cha mẹ đẻ, thay đổi quốc tịch, thay đổi họ, tên, chữ đệm, cải chính ngày, tháng, năm sinh. Mục đích là để chứng nhận lý lịch, quan hệ gia đình, xác định nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người.
Đăng ký hộ tịch còn là biện pháp hành chính nhằm góp phần bảo đảm việc thi hành luật hôn nhân và gia đình.
Đăng ký hộ tịch còn có mục đích quan trọng nữa là phục vụ công tác thống kê dân số và tính toán tỷ lệ tăng giảm tự nhiên của dân số, để cho Nhà nước có căn cứ lập kế hoạch và các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học có tài liệu nghiên cứu những biện pháp nhằm nâng cao đời sống và tuổi thọ của nhân dân.
Để đạt những mục đích nói trên, bản điều lệ đăng ký hộ tịch này quy định thủ tục đăng ký theo phương châm:
- Đơn giản, dễ dàng để cho nhân dân khai và xin đăng ký các việc sinh, tử, kết hôn được đầy đủ và đúng hạn, đồng thời bảo đảm các việc đăng ký được chính xác để giữ gìn giá trị của những giấy chứng nhận hộ tịch và phục vụ yêu cầu của ngành Thống kê.
- Phù hợp với tình hình thực tế của nước ta, có chú ý đến tình hình vùng nông thôn và miền núi hiện nay.
Nếu cha hay mẹ không đi khai được thì phải nhờ người thân thuộc, người láng giềng, người bạn đi khai thay, trong thời hạn nói trên.
Khi khai sinh phải khai rõ:
- Họ và tên của đứa trẻ.
- Trai hay gái.
- Ngày, tháng, năm sinh.
- Nơi sinh.
- Họ tên, tuổi, quốc tịch, dân tộc, nghề nghiệp, chỗ ở của cha mẹ.
- Họ tên, tuổi, chỗ ở, số và ngày cấp giấy chứng minh (nếu có) của người đứng khai.
Điều 3. Con ngoài giá thú cũng phải khai sinh.
Nếu chết tại nơi cư trú, thì Ủy ban hành chính cơ sở ấy đăng ký ngay vào sổ khai tử.
Thông thường nếu cư trú một nơi, chết một nơi khác, thì Ủy ban hành chính cơ sở nơi xảy ra việc chết nhận việc khai tử, nhưng không đăng ký và trong hạn 24 giờ sau, phải báo cho Ủy ban hành chính nơi cư trú của người chết biết để Ủy ban hành chính này đăng ký vào sổ khai tử. Trường hợp không rõ nơi cư trú của người chết thì Ủy ban hành chính cơ sở nơi xảy ra việc chết, đăng ký ngay vào sổ khai tử.
Trường hợp trẻ con đẻ ra đã chết thì không khai sinh và không khai tử.
Điều 7. Khi khai tử, phải khai rõ:
- Họ, tên, quốc tịch, dân tộc, nghề nghiệp, chỗ ở, ngày, tháng, năm sinh hay tuổi của người chết.
- Nam, hay nữ.
- Ngày, tháng, năm và nơi chết.
- Nguyên nhân chết.
- Họ, tên, chỗ ở, số và ngày cấp giấy chứng minh (nếu có) của người đứng khai.
Điều 9. Muốn xin đăng ký kết hôn, nam và nữ phải khai với Ủy ban hành chính những điểm sau:
- Ý định kết hôn.
- Có đủ các điều kiện để kết hôn theo luật định.
- Đề nghị ngày đăng ký kết hôn.
Ủy ban hành chính cơ sở phải thẩm tra lời khai, và khi xét thấy hai bên nam nữ có đủ điều kiện hợp pháp để kết hôn, thì đăng ký kết hôn vào ngày do Ủy ban hành chính và đương sự định.
Trước khi công nhận và đăng ký, Ủy ban hành chính nhắc nhở cho hai bên rõ nghĩa vụ và quyền lợi của vợ chồng như đã quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình.
Trường hợp có người tố giác việc kết hôn không hợp pháp, thì Ủy ban hành chính tạm đình chỉ việc đăng ký để điều tra thêm. Sau khi xem xét, Ủy ban hành chính sẽ quyết định đăng ký hay không đăng ký.
Trường hợp giữa Ủy ban hành chính và đôi nam nữ có sự bất đồng ý kiến mà không giải quyết được, đương sự có quyền đề nghị lên Ủy ban hành chính cấp trên giải quyết.
GHI CHÚ CÁC VIỆC THAY ĐỔI VỀ HỘ TỊCH
Nếu trước chưa đăng ký việc sinh thì phải xin đăng ký quá hạn, rồi Ủy ban hành chính mới ghi chú việc nuôi con nuôi vào sổ và giấy khai sinh cấp cho đương sự.
Sau khi đăng ký, Ủy ban hành chính cấp cho đương sự bản chính. Khi cần có bản sao, đương sự sẽ sao theo bản chính và đem đến Ủy ban hành chính thị thực.
Những việc sinh, tử, kết hôn đã đăng ký rồi mà sổ sách giấy tờ gốc bị thất lạc, không còn cơ sở để xin bản sao, thì được đăng ký lại.
Người đương sự sẽ làm đơn xin đăng ký với Ủy ban hành chính cơ sở nơi hiện cư trú.
Đối với những việc sinh, tử, kết hôn xảy ra trước ngày thi hành bản điều lệ này, thì có thể dùng giấy khai danh dự cũ làm căn cứ để xin đăng ký quá hạn hay đăng ký lại.
Việt kiều về nước, nếu có giấy chứng nhận hộ tịch do chính quyền nước ngoài cấp, thì được xin đăng ký lại vào sổ hộ tịch tại Ủy ban hành chính cơ sở nơi Việt kiều cư trú, nếu không có giấy chứng nhận hợp lệ thì phải làm đơn xin đăng ký quá hạn tại Ủy ban hành chính cơ sở nơi Việt kiều cư trú.
Việc kết hôn giữa ngoại kiều với ngoại kiều, nếu đương sự yêu cầu, thì Ủy ban hành chính cơ sở nơi đương sự cư trú đăng ký theo điều lệ này.
Cán bộ, nhân viên Nhà nước làm hư hỏng, mất mát sổ hộ tịch, đăng ký sai, đăng ký chậm, gây khó khăn trong việc đăng ký, không chấp hành chế độ báo cáo thống kê, sẽ tùy trường hợp, bị thi hành kỷ luật hành chính hay bị truy tố trước Tòa án nhân dân.
Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố, huyện, châu, thị xã, thị trấn, khu phố, xã chịu trách nhiệm về công tác hộ tịch ở địa phương mình, và phân công một Ủy viên phụ trách, có cán bộ hộ tịch giúp việc. Ủy viên Ủy ban hành chính phụ trách và chịu trách nhiệm về công tác hộ tịch của địa phương mình trước Ủy ban hành chính.
Việc đăng ký vào sổ hộ tịch, ghi chú những sự thay đổi về hộ tịch và cấp phát giấy chứng nhận hộ tịch cho nhân dân trong Ủy ban hành chính cấp cơ sở đảm nhiệm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét