ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2023/QĐ-UBND | Hải Phòng, ngày 15 tháng 6 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 105/TTr-SNN ngày 25 tháng 5 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về vật liệu sử dụng làm phao dùng trong các bè nuôi trồng thủy sản trên biển và đất có mặt nước ven biển tại thành phố Hải Phòng.
Ký hiệu: QCĐP 01: 2023/TPHP.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Tư pháp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, quận; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Local technical regulation on materials used to make buoys in aquaculture rafts on sea and land with coastal water in Hai Phong
Lời nói đầu
QCĐP 01:2023/TPHP do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về vật liệu sử dụng làm phao dùng trong các bè nuôi trồng thủy sản trên biển và đất có mặt nước ven biển tại thành phố Hải Phòng biên soạn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hải Phòng trình duyệt, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành theo Quyết định số 16/2023/QĐ-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2023.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG VỀ VẬT LIỆU SỬ DỤNG LÀM PHAO DÙNG TRONG CÁC BÈ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN BIỂN VÀ ĐẤT CÓ MẶT NƯỚC VEN BIỂN TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Local technical regulation on materials used to make buoys in aquaculture rafts on sea and land with coastal water in Hai Phong
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và quản lý đối với vật liệu sử dụng làm phao dùng trong các bè nuôi trồng thủy sản trên các khu vực biển và đất có mặt nước ven biển tại thành phố Hải Phòng.
1.2. Đối tượng áp dụng
1.2.1. Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè, giàn bè trên các khu vực biển, đất có mặt nước ven biển tại thành phố Hải Phòng.
1.2.2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vật liệu sử dụng làm phao dùng trong các bè nuôi trồng thủy sản trên các khu vực biển và đất có mặt nước ven biển tại thành phố Hải Phòng.
1.2.3. Cơ quan, đơn vị thực hiện quản lý Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc triển khai thực hiện Quy chuẩn này.
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Phao dùng trong các bè nuôi trồng thủy sản: Là vật thả nổi trên mặt nước dùng để nâng toàn bộ công trình, vật tư, trang thiết bị phục vụ cho nuôi trồng thủy sản nổi trên mặt nước; treo, giữ thủy sản, động vật thủy sinh (bằng dây nuôi, lồng nuôi, lưới nuôi, giỏ nuôi...) dưới mặt nước.
1.3.2. Vật liệu sử dụng làm phao: Là sản phẩm, hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường theo quy định pháp luật, được sử dụng làm phao hoặc chế tạo phao dùng trong nuôi trồng thủy sản.
1.3.3. Khu vực biển: Là một phần của vùng biển bao gồm mặt biển, khối nước biển, đáy biển; có ranh giới xác định tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm trò ra phía biển.
1.3.4. Đất có mặt nước ven biển: Là diện tích đất có mặt nước ở khu vực ven biển, có ranh giới ngoài là đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm.
1.3.5. Bè nuôi trồng thủy sản: Là công trình nổi trên mặt nước dùng cho nuôi trồng thủy sản bằng hình thức nuôi lồng bè, giàn bè; được nâng đỡ bởi các phao.
1.3.6. Nuôi giàn bè: Là hình thức nuôi trồng thủy sản treo trong đó những dây nuôi, giỏ nuôi, lưới nuôi, lồng nuôi... được buộc treo vào bè.
1.3.7. Nuôi lồng bè: Là hình thức nuôi trồng thủy sản trong lồng nổi; trong đó, lồng dùng để nuôi trồng thủy sản có đáy, thành xung quanh lồng được bao bằng lưới hoặc các vật liệu phù hợp để thủy sản nuôi không thoát ra ngoài môi trường; được nâng đỡ cố định bởi các phao.
1.3.8. Khối lượng riêng (density): Là tỷ số giữa khối lượng và thể tích (tại nhiệt độ nhất định) của mẫu thử.
1.3.9. Độ hấp thụ hước: Là tỷ lệ phần trăm về sự thay đổi khối lượng của mẫu thử sau khi được ngâm trong nước so với trước khi ngâm.
1.3.10. Độ bền kéo (tensile strength): Là ứng suất lớn nhất mà mẫu thử chịu được trong phép thử kéo.
1.3.11. Độ bền nén (compressive strength): Là ứng suất nén tối đa chịu được bởi mẫu thử.
1.3.12. Độ bền uốn (flexural strength): Là ứng suất uốn mà mẫu thử chịu được tại tải trọng tối đa đối với các kiểu phá hủy được chấp nhận.
1.3.13. Độ bền va đập (impact strength): Là ứng suất lớn nhất mà mẫu thử chịu được trong phép thử va đập. Độ bền va đập Charpy (charpy impact strength) là năng lượng được hấp thụ khi làm đứt gãy mẫu thử theo các điều kiện xác định, quy chiếu trên diện tích mặt cắt ngang ban đầu của mẫu thử.
1.3.14. Độ bền ăn mòn hóa học: Là tỷ lệ phần trăm về thay đổi khối lượng trong phạm vi cho phép của mẫu thử sau khi được ngâm trong dung dịch nước muối NaCl so với trước khi ngâm.
1.3.15. Độ bền thời tiết: Mẫu thử khi phơi dưới tia bức xạ mặt trời có tổng năng lượng không nhỏ hơn 3,50GJ/m2 đảm bảo các yêu cầu về độ bền kéo, độ bền nén, độ bền uốn, độ bền va đập.
2.1. Yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu
Bảng 1. Quy định về mức yêu cầu (mức giới hạn) các chỉ tiêu kỹ thuật của vật liệu là chất dẻo sử dụng làm phao dùng trong các bè nuôi trồng thủy sản trên các khu vực biển và đất có mặt nước ven biển
Chỉ tiêu kỹ thuật | Mức yêu cầu | Diễn giải |
Khối lượng riêng (kg/m3) | < 1.020 | Nhỏ hơn 1.020 kg/m3 |
Độ hấp thụ nước trong 24h (%) | ≤ 0,01 | Không lớn hơn 0,01 % |
Độ bền thời tiết (GJ/m2) | ≥ 3,50 | Không nhỏ hơn 3,50 GJ/m2 |
Độ bền kéo tại điểm đàn hồi (MPa) | ≥ 2,69 | Không nhỏ hơn 2,69 MPa |
Độ bền kéo tại điểm tới hạn (MPa) | ≥ 7,60 | Không nhỏ hơn 7,60 MPa |
Độ bền nén tại điểm đàn hồi (MPa) | ≥ 4,00 | Không nhỏ hơn 4,00 MPa |
Độ bền uốn tại điểm đàn hồi (MPa) | ≥ 13,80 | Không nhỏ hơn 13,80 MPa |
Độ bền va đập Charpy (KJ/m2) | ≥ 2,00 | Không nhỏ hơn 2,00 KJ/m2 |
Độ bền ăn mòn hóa học (%) | ± 2,00 | Trong phạm vi từ -2,00% đến +2,00% |
2.2. Phương pháp thử
2.2.1. Xác định khối lượng riêng theo TCVN 6039-1:2015 (ISO 1183- 1:2012) về Chất dẻo - Xác định khối lượng riêng của chất dẻo không xốp - Phần 1: Phương pháp ngâm, phương pháp picnomet lỏng và phương pháp chuẩn độ.
2.2.2. Xác định độ hấp thụ nước theo TCVN 10521-2014 (ISO 62:2008) về Chất dẻo - Xác định độ hấp thụ nước.
2.2.3. Xác định độ bền thời tiết bằng phương pháp thử nghiệm bức xạ mặt trời theo ISO 16871 - Hệ thống ống nhựa và ống dẫn - ống nhựa và phụ kiện - Phương pháp tiếp xúc với thời tiết trực tiếp (tự nhiên) hoặc theo TCVN 7699-2- 5:2011 (IEC 60068-2-5 : 2010) về Thử nghiệm môi trường - Phần 2-5: Các thử nghiệm - Thử nghiệm Sa: Mô phỏng bức xạ mặt trời ở mức mặt đất và hướng dẫn thử nghiệm bức xạ mặt trời.
2.2.4. Xác định độ bền kéo theo TCVN 4501-1:2014 (ISO-527-1:2012; ISO - 527-2:2012) về Chất dẻo - Xác định tính chất kéo - Phần 1: Nguyên tắc chung.
2.2.5. Xác định độ bền nén theo TCVN 10593:2014 (ISO 14126:1999) về Composite chất dẻo gia cường sợi - Xác định các tính chất nén trong mặt phẳng.
2.2.6. Xác định độ bền uốn theo TCVN 10592:2014 (ISO 14125:1998, With Amendment 1:2011) về Composite chất dẻo gia cường sợi - Xác định các tính chất uốn.
2.2.7. Xác định độ bền va đập theo ISO 179-1:2010 (E) - Plastic - Determination of Charpy impact properties - Part 1: Non-instrument impacted test (Chất dẻo - Xác định các tính chất va đập Charpy - Phần 1: Thử nghiệm va đập không sử dụng thiết bị).
2.2.8. Xác định độ bền ăn mòn hóa học theo TCVN 9407:2014 về Vật liệu chống thấm - Băng chặn nước PVC.
3.1. Đánh giá sự phù hợp
3.1.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu vật liệu đánh giá sự phù hợp theo Phương thức 5 đối với đánh giá tại nơi sản xuất, theo Phương thức 7 đối với đánh giá lô hàng được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
3.1.2. Nội dung, trình tự và nguyên tắc sử dụng các phương thức đánh giá sự phù hợp: Thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
3.2. Công bố hợp quy
3.2.1. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu vật liệu làm phao công bố hợp quy theo Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc thừa nhận theo quy định của pháp luật.
3.2.2. Trình tự công bố hợp quy: Thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về công bố hợp quy.
3.2.3. Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân.
3.3. Quản lý, sử dụng vật liệu làm phao cho nuôi trồng thủy sản
3.3.1. Vật liệu sử dụng làm phao dùng trong các bè nuôi trồng thủy sản phải được phép lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi, phải được công bố hợp quy theo Quy chuẩn này.
3.3.2. Vật liệu sử dụng làm phao khi sử dụng cho nuôi trồng thủy sản phải thường xuyên được kiểm tra, gia cố, vệ sinh, chằng buộc chắc chắn đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, vận hành.
3.3.3. Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản trên các khu vực biển, đất có mặt nước ven biển phải ghi chép, lưu giữ các thông tin liên quan đến vật liệu sử dụng làm phao trong nuôi trồng thủy theo Phụ lục (ban hành kèm theo Quy chuẩn này).
3.3.4. Vật liệu làm phao bị hỏng hoặc không sử dụng đến phải được thu gom, chuyển về đất liền để xử lý, tiêu hủy theo quy định của pháp luật; không để các vật liệu này trôi nổi trên biển.
3.4. Áp dụng Quy chuẩn
3.4.1. Quy chuẩn này là cơ sở để lập dự án nuôi trồng thủy sản, thẩm định cấp phép nuôi trồng thủy sản, đánh giá điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản, thực hiện công tác quản lý nhà nước về thủy sản và bảo vệ môi trường theo quy định.
3.4.2. Trong trường hợp các quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới.
3.4.3. Quy chuẩn này áp dụng trên phạm vi địa bàn thành phố Hải Phòng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.
4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
4.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu vật liệu làm phao thực hiện đánh giá sự phù hợp, công bố hợp quy theo quy định tại Quy chuẩn này; có trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hóa và chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định hiện hành.
4.2. Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản trên các khu vực biển, đất có mặt nước ven biển sử dụng vật liệu làm phao cho nuôi trồng thủy sản thực hiện theo quy định tại Quy chuẩn này; chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định hiệp hành.
4.3. Cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa, thủy sản, môi trường có trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát sự tuân thủ Quy chuẩn này theo quy định.
5.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì cùng với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan phổ biến, hướng dẫn áp dụng Quy chuẩn này.
5.2. Căn cứ vào yêu cầu quản lý tại từng thời điểm hoặc thị trường có vật liệu mới đáp ứng yêu cầu làm phao sử dụng trong nuôi trồng thủy sản trên biển, đất có mặt nước ven biển, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này cho phù hợp.
PHỤ LỤC. THÔNG TIN VẬT LIỆU SỬ DỤNG LÀM PHAO TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên cơ sở nuôi trồng thủy sản:
2. Địa chỉ cơ sở:
3. Địa điểm nuôi trồng:
4. Mã số lồng bè, giàn bè (nếu có):
5. Đối tượng nuôi trồng:
6. Diện tích khu vực biển, đất có mặt nước ven biển cho nuôi trồng thủy
7. Số lượng lồng bè, giàn bè:
8. Thời gian xây dựng/lắp đặt lồng bè, giàn bè:
II. CÁC THÔNG TIN VỀ VẬT LIỆU SỬ DỤNG LÀM PHAO
STT | Đặc điểm phao | Thông tin |
1 | Chủng loại vật liệu sử dụng làm phao | |
2 | Hình dạng, kích thước phao (cm) | |
3 | Số lượng phao (quả, chiếc) | |
4 | Thời gian lắp đặt (ngày, tháng, năm) | |
5 | Đơn vị cung cấp vật liệu |
Hải Phòng, ngày tháng năm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét