THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 658/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 2023 |
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN Y TẾ BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;
Căn cứ Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ ban hành kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Mục tiêu chung
Củng cố, tăng cường năng lực, chất lượng và khả năng cung ứng dịch vụ y tế đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe quân và dân khu vực biển, đảo; góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Đến năm 2025:
- 40% bệnh viện, trung tâm y tế huyện đảo có khả năng triển khai kỹ thuật ngoại khoa tương đương bệnh viện hạng 2.
- 70% trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố, trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, cơ sở y tế dự phòng quân đội tại các tỉnh có biển được đầu tư, nâng cấp bảo đảm thực hiện nhiệm vụ trên khu vực biển, đảo.
- 70% tàu cá khai thác hải sản xa bờ được trang bị tủ thuốc và dụng cụ y tế theo quy định.
- 80% tàu vận tải biển - tàu viễn dương thực hiện đầy đủ các quy định quốc tế về bảo đảm y tế biển.
- 80% người dân vùng biển, đảo được tuyên truyền, phổ biến kiến thức, huấn luyện kỹ năng dự phòng bảo vệ sức khỏe, kỹ năng tự sơ cấp cứu và vận chuyển người bị nạn đến các cơ sở cấp cứu vùng biển, đảo.
b) Đến năm 2030:
- 70% bệnh viện, trung tâm y tế huyện đảo có khả năng triển khai kỹ thuật ngoại khoa tương đương bệnh viện hạng 2.
- 100% trung tâm kiểm soát bệnh tật, trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, cơ sở y tế dự phòng quân đội tại các tỉnh có biển được đầu tư, nâng cấp bảo đảm thực hiện nhiệm vụ trên khu vực biển, đảo.
- 70% tàu mặt nước thuộc Hải quân, Cảnh sát biển và Bộ đội Biên phòng được trang bị đồng bộ trang thiết bị y tế cho cấp cứu đầu tiên và thực hiện cứu hộ, cứu nạn trên biển.
- 100% tàu cá khai thác hải sản xa bờ được trang bị tủ thuốc và dụng cụ y tế theo quy định.
- 100% tàu vận tải biển - tàu viễn dương thực hiện đầy đủ các quy định quốc tế về bảo đảm y tế biển.
- 100% người dân vùng biển, đảo được tuyên truyền, phổ biến kiến thức, huấn luyện kỹ năng dự phòng bảo vệ sức khỏe, kỹ năng tự sơ cấp cứu và vận chuyển người bị nạn đến các cơ sở cấp cứu vùng biển, đảo.
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác y tế biển, đảo
a) Các địa phương có biển chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác y tế biển, đảo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm an ninh, quốc phòng trên địa bàn.
b) Các bộ, ngành địa phương liên quan trong chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ các địa phương có biển thực hiện hiệu quả công tác y tế biển, đảo.
2. Củng cố và tăng cường năng lực y tế dự phòng khu vực biển, đảo
a) Kiện toàn biên chế, tổ chức, nhân lực; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố; trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; cơ sở y tế dự phòng của lực lượng vũ trang; trung tâm y tế lao động các bộ, ngành tại các tỉnh, thành phố có biển đủ năng lực khám dự phòng, phòng chống dịch bệnh khu vực biển, đảo.
b) Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh cho cán bộ, nhân viên y tế, nhân dân và người lao động khu vực biển, đảo.
c) Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe, vệ sinh, an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, tai nạn thương tích; quản lý chất thải y tế, ứng phó biến đổi khí hậu và các sự cố liên quan đến y tế trên khu vực biển, đảo.
3. Củng cố, tăng cường năng lực khám bệnh, chữa bệnh
a) Kiện toàn biên chế, tổ chức, nhân lực; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm đủ năng lực cấp cứu, thu dung, điều trị phù hợp đặc thù vùng biển, đảo.
b) Xây dựng các mô hình trợ giúp y tế từ xa từ các bệnh viện, viện tuyến Trung ương đến bệnh viện, trung tâm y tế huyện đảo, bệnh xá quân y, quân dân y và nhà giàn để thực hiện nhiệm vụ cấp cứu, điều trị cho người bệnh trên khu vực biển, đảo.
c) Trang bị tủ thuốc và trang thiết bị y tế cho tàu biển, lực lượng dân quân tự vệ biển, tàu cá khai thác hải sản xa bờ theo các quy định quốc gia và quốc tế.
d) Ban hành các hướng dẫn về chẩn đoán, cấp cứu, điều trị đặc thù cho khu vực biển, đảo.
4. Nâng cao năng lực cấp cứu, vận chuyển người bệnh
a) Đầu tư trang thiết bị, nhân lực, xây dựng các phương án, quy chế phối hợp giữa trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 thuộc các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu với trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực và lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng trong tổ chức cấp cứu, vận chuyển người bệnh.
b) Trang bị đồng bộ trang thiết bị y tế cấp cứu đầu tiên và thực hiện cứu hộ, cứu nạn trên biển cho tàu mặt nước thuộc Hải quân, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng và các tàu tìm kiếm cứu nạn.
c) Cải tạo, nâng cấp một số phương tiện hiện có của các bộ, ngành, địa phương để có khả năng cấp cứu, vận chuyển người bệnh. Trang bị đủ phương tiện cấp cứu, vận chuyển cho bệnh viện, trung tâm y tế huyện đảo.
d) Tổ chức, huấn luyện các đội y tế cơ động cấp tỉnh thuộc các tỉnh, thành phố ven biển, lực lượng dân quân tự vệ biển, lực lượng bán chuyên trách, lực lượng huy động ở các bộ, ngành kinh tế biển sẵn sàng tham gia cấp cứu, vận chuyển người bệnh.
5. Phát triển nguồn nhân lực y tế cho khu vực biển, đảo
a) Nghiên cứu, đề xuất về tổ chức, biên chế, tiêu chuẩn, chế độ chính sách đặc thù cho nhân lực y tế biển, đảo.
b) Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về y học biển; đào tạo, đào tạo lại về y học biển cho cán bộ y tế và các lực lượng làm việc trên khu vực biển, đảo.
c) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về y học biển.
d) Nâng cao chất lượng công tác huấn luyện cấp cứu biển; đào tạo kiến thức y học đặc thù biển, đảo cho lực lượng quân y thay phiên làm nhiệm vụ tại Trường Sa, nhà giàn DK1 và các tàu làm nhiệm vụ trên biển.
6. Xây dựng các định mức, tiêu chuẩn đặc thù cho y tế biển, đảo
a) Nghiên cứu, ban hành định mức đầu tư, tiêu chuẩn hạ tầng, công trình phụ trợ cho các cơ sở y tế phù hợp với quy mô dân số, diện tích và điều kiện khí hậu biển, đảo.
b) Nghiên cứu, ban hành quy định về danh mục trang thiết bị y tế, phương tiện vận chuyển, thời gian khấu hao, điều kiện bảo quản trên biển, đảo; danh mục, phương thức đóng gói các cơ số chuyên dụng phục vụ cấp cứu, điều trị, vận chuyển người bệnh phù hợp với đặc thù biển, đảo.
c) Cập nhật quy định về tiêu chuẩn sức khỏe cho các đối tượng làm việc trong các ngành nghề, hoạt động đặc thù khu vực biển, đảo.
7. Tăng cường truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người dân khu vực biển, đảo
a) Đầu tư nhân lực, trang thiết bị, phương tiện truyền thông để thực hiện có hiệu quả công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe trên khu vực biển, đảo.
b) Ban hành tài liệu, tổ chức các sự kiện truyền thông và các hoạt động truyền thông cho người dân làm việc và sinh sống trên khu vực biển, đảo.
c) Truyền thông trang bị kiến thức cho người dân vùng biển, đảo có kiến thức cơ bản để tự bảo vệ sức khỏe; biết tự sơ cấp cứu và đưa người bị nạn đến các cơ sở cấp cứu vùng biển, đảo và các kiến thức pháp luật về y tế biển đảo.
1. Nguồn ngân sách nhà nước, gồm: nguồn chi thường xuyên, nguồn vốn đầu tư, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, nguồn kinh phí các Chương trình mục tiêu quốc gia theo phân cấp ngân sách và theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Nguồn xã hội hóa và huy động khác.
1. Bộ Y tế
a) Chủ trì xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền các nhiệm vụ để triển khai Chương trình do Bộ Y tế thực hiện.
b) Xây dựng dự toán triển khai các nhiệm vụ của Bộ Y tế để thực hiện Chương trình, tổng hợp gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định.
c) Hướng dẫn xây dựng các phương án, quy chế phối hợp liên ngành trong việc đảm bảo y tế, tham gia xử lý tình huống khẩn cấp về y tế trên biển, đảo theo từng cấp độ, từng khu vực.
d) Chủ trì tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện, tổ chức sơ kết, tổng kết Chương trình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
2. Bộ Quốc phòng
a) Chủ trì xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền các nhiệm vụ triển khai Chương trình do Bộ Quốc phòng thực hiện.
b) Chủ trì, xây dựng kế hoạch để thực hiện các dự án, chương trình liên quan đến huy động lực lượng, phương tiện bay, tàu biển để vận chuyển cấp cứu và tìm kiếm cứu nạn trên biển, đảo.
3. Bộ Công an
Chủ trì xây dựng kế hoạch hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và bố trí kinh phí cho các hoạt động cho công tác y tế biển, đảo của các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí nguồn vốn đầu tư công phù hợp để thực hiện Chương trình theo thẩm quyền.
5. Bộ Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương có liên quan cân đối kinh phí để thực hiện Chương trình, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
6. Bộ Thông tin và Truyền thông
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương bảo đảm hệ thống thông tin thông suốt hỗ trợ cấp cứu, điều trị từ xa.
b) Phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục sức khỏe trên khu vực biển, đảo.
7. Các bộ, ngành liên quan chủ động lồng ghép các nội dung của Chương trình vào các kế hoạch, hoạt động và triển khai thực hiện.
8. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển
a) Xây dựng kế hoạch, bố trí ngân sách và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện có hiệu quả Chương trình; khuyến khích các địa phương bố trí sớm nguồn lực để đạt được các mục tiêu của Chương trình.
b) Lồng ghép nội dung thực hiện Chương trình vào các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án triển khai thực hiện tại địa phương.
c) Tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện, tổ chức sơ kết, tổng kết Chương trình, gửi Bộ Y tế để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
| KT. THỦ TƯỚNG |
STT | Nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian |
1. | Nghiên cứu, đề nghị cấp có thẩm quyền ban hành các tiêu chuẩn quy định và chế độ chính sách đặc thù cho y tế khu vực biển, đảo. | Bộ Y tế | Các bộ, ngành | 2023 - 2030 |
2. | Đầu tư nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho khoa hồi sức cấp cứu Viện Y học biển, Bệnh viện C Đà Nẵng. Đầu tư nâng cấp Trung tâm y học dưới nước thuộc Viện Y học biển. | Bộ Y tế | Các bộ, ngành | 2023 - 2030 |
3. | Đầu tư xây dựng Trung tâm cấp cứu cho Trường Sa - DK thuộc Bệnh viện quân y 175, Bệnh viện quân y 87, Trung tâm y học dưới nước (Viện Y học Hải Quân). Đầu tư nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện quân y 4/Quân khu 4 và các cơ sở quân y Hải quân (Đội Điều trị 78, Đội điều trị 468, các bệnh xá thuộc Quần đảo Trường Sa, Vùng 1, Vùng 2, Vùng 3 Hải quân). Trang bị đồng bộ trang thiết bị y tế cho cấp cứu đầu tiên và thực hiện cứu hộ, cứu nạn trên biển cho tàu mặt nước thuộc Quân chủng Hải quân, Cảnh sát biển và Bộ đội Biên phòng. | Bộ Quốc phòng | Bộ Y tế; Các bộ, ngành | 2023 - 2030 |
4. | Thành lập Trung tâm huấn luyện cấp cứu trên biển tại Đội điều trị 78/Vùng 5 Hải quân. | Bộ Quốc phòng | Bộ Y tế; UBND tỉnh Kiên Giang | 2023 - 2025 |
5. | Đầu tư nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện 199 Bộ Công an, Bệnh viện Công an các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Yên, Cà Mau. | Bộ Công an | Bộ Y tế; Các bộ, ngành, địa phương | 2023 - 2030 |
6. | Đầu tư nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho khoa hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế Vietsovpetro. | Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam | Bộ Y tế; Các bộ, ngành | 2023 - 2030 |
7. | Thành lập Trung tâm y tế quân dân y huyện đảo Trường Sa. | UBND tỉnh Khánh Hoà | Bộ Quốc phòng; Bộ Y tế; Các bộ, ngành | 2023 - 2025 |
8. | Đầu tư nâng cấp cho trạm y tế xã vùng biển, đảo đáp ứng yêu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. | UBND các tỉnh, thành phố có biển | Bộ Y tế; Các bộ, ngành | 2023 - 2027 |
9. | Đầu tư nâng cấp 04 trung tâm cấp cứu, vận chuyển cấp cứu 115 theo mô hình “quân dân y kết hợp’’. | UBND các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu | Bộ Y tế; Bộ Giao thông Vận tải; Các bộ, ngành | 2023 - 2027 |
10. | Trang bị tủ thuốc và dụng cụ y tế cho tàu cá khai thác hải sản xa bờ. | UBND các tỉnh, thành phố có biển | Các bộ, ngành | 2023 - 2030 |
11. | Đầu tư, nâng cấp trung tâm kiểm soát bệnh tật, trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tăng cường năng lực dự phòng, tư vấn sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cho nhân dân và người lao động vùng biển, đảo. | UBND các tỉnh, thành phố có biển | Bộ Y tế; Các bộ, ngành | 2023 - 2030 |
12. | Đầu tư, nâng cấp bệnh viện, trung tâm y tế huyện đảo có khả năng triển khai kỹ thuật ngoại khoa tương đương bệnh viện hạng 2. | UBND các tỉnh, thành phố có huyện đảo | Bộ Y tế; Các bộ, ngành | 2023 - 2030 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét