Tìm kiếm Luật, Nghị định, Thông tư, Nghị quyết...

Nghị quyết số 333/2017/UBTVQH14 ngày 11/01/2017 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành quy chế phối hợp giữa tòa án nhân dân tối cao và bộ quốc phòng trong việc quản lý các tòa án quân sự về tổ chức

 VANTHONGLAW - Nghị quyết số 333/2017/UBTVQH14 ngày 11/01/2017 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành quy chế phối hợp giữa tòa án nhân dân tối cao và bộ quốc phòng trong việc quản lý các tòa án quân sự về tổ chức

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Nghị quyết số: 333/2017/UBTVQH14

Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO VÀ BỘ QUỐC PHÒNG TRONG VIỆC QUẢN LÝ CÁC TÒA ÁN QUÂN SỰ VỀ TỔ CHỨC

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13;

Xét đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tại Tờ trình số 622a/TTr-TANDTC ngày 14 tháng 10 năm 2016,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1

Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy chế phối hợp giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng trong việc quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức.

Điều 2

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

Điều 3

Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2017.

Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 134/2002/NQ-UBTVQH11 ngày 04 tháng 11 năm 2002 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc ban hành Quy chế phối hợp giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng trong việc quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức.

 

 

TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH





Nguyễn Thị Kim Ngân

 

QUY CHẾ PHỐI HỢP

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 333/2017/UBTVQH14)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung, phương thức phối hợp giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng trong việc quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng và cá nhân, tổ chức trong các cơ quan này có nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức.

Điều 3. Nguyên tắc phối hợp

1. Bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của từng cơ quan theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân.

2. Chủ động, thường xuyên, chặt chẽ, tạo điều kiện hỗ trợ nhau thực hiện tốt nhiệm vụ.

Điều 4. Hình thức phối hợp

1. Ban hành văn bản liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

2. Cung cấp thông tin, tài liệu.

3. Trao đổi ý kiến, tổ chức cuộc họp hoặc làm việc trực tiếp.

4. Thông báo bằng văn bản.

5. Kiểm tra công tác tổ chức cán bộ của Tòa án quân sự các cấp.

Chương II

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC PHỐI HỢP

Điều 5. Nội dung phối hợp

1. Phối hợp trong công tác tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự của các Tòa án quân sự.

2. Phối hợp trong công tác điều động, luân chuyển Thẩm phán Tòa án quân sự; cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm quân nhân và dự toán kinh phí hoạt động của các Tòa án quân sự.

3. Khi cần thiết, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng trao đổi, phối hợp về các nội dung khác trong việc quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức.

Điều 6. Phối hợp trong công tác tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự của các Tòa án quân sự

1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trao đổi, phi hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trước khi:

a) Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đảm nhiệm chức vụ Chánh án Tòa án quân sự trung ương là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

b) Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cử đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng làm Ủy viên Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia;

c) Trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh án Tòa án quân sự trung ương và Thm phán các Tòa án quân sự;

d) Quyết định đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng là y viên Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp.

2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trước khi:

a) Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực và quy định về phạm vi thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ của mỗi Tòa án quân sự;

b) Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định số lượng Thẩm phán, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Thẩm phán tại mỗi cấp Tòa án quân sự và tổng biên chế của Tòa án quân sự;

c) Quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc trong các Tòa án quân sự;

d) Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự khu vực;

đ) Quy định biên chế và quyết định phân bổ biên chế, số lượng Thẩm phán của các Tòa án quân sự.

Điều 7. Phối hợp trong công tác điều động, luân chuyển Thẩm phán Tòa án quân sự; cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm quân nhân và dự toán kinh phí hot động của các Tòa án quân sự

1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thống nhất với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trước khi:

a) Điều động, luân chuyển Thẩm phán từ Tòa án quân sự này đến làm nhiệm vụ tại Tòa án quân sự khác;

b) Hướng dẫn việc cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực.

2. Bộ Quốc phòng phi hợp với Tòa án nhân dân tối cao lập dự toán kinh phí hoạt động của Tòa án quân sự và đề nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định.

Điều 8. Phương thức trao đổi, thống nhất trong hoạt động phối hợp

1. Trong quá trình phối hợp thực hiện các nội dung được quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Quy chế này, các cơ quan có thể thực hiện việc cung cấp thông tin, tài liệu, trao đổi ý kiến, tổ chức cuộc họp hoặc làm việc trực tiếp.

Khi cần cung cấp thông tin, tài liệu, cơ quan đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu có văn bản yêu ccơ quan được đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu bằng văn bản hoặc trả li trực tiếp. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, cơ quan được đề nghị có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan đề nghị; trường hợp đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu có nội dung phức tạp, không có sẵn thì thời hạn có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày; trường hợp hết thời hạn nêu trên mà chưa thực hiện được thì phải có văn bản nêu rõ lý do.

2. Kết quả trao đổi, phối hợp hoặc thống nhất ý kiến giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong các trường hợp quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Quy chế này được thông báo bằng văn bản. Cơ quan đề nghị có trách nhiệm gửi văn bản đến cơ quan được đề nghị kèm theo tài liệu có liên quan. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan đề nghị hoặc theo thời hạn ghi trong văn bản, cơ quan được đề nghị có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cơ quan đề nghị; trường hợp hết thời hạn nêu trên mà chưa trả lời được thì phải có văn bản nêu rõ lý do.

Văn bản thông báo phải do lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao hoặc lãnh đạo Bộ Quốc phòng ký.

Điều 9. Phương thức phối hợp trong kiểm tra công tác tổ chức cán bộ của Tòa án quân sự các cấp

1. Căn cứ vào yêu cầu công tác, Tòa án nhân dân tối cao chủ trì xây dựng dự thảo kế hoạch kiểm tra công tác tổ chức cán bộ của Tòa án quân sự các cấp và gửi đến Bộ Quốc phòng để thống nhất. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo kế hoạch.

2. Trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao hoàn thiện kế hoạch để lãnh đạo hai cơ quan cùng ký và chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Trách nhiệm thực hiện

1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện Quy chế này.

2. Định kỳ hằng năm, Tòa án nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện Quy chế.

Điều 11. Sửa đổi, bổ sung Quy chế

Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu phát hiện có khó khăn, vướng mắc thì các bên chủ động trao đổi, thống nhất để kịp thời đề xuất với Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét