Tìm kiếm Luật, Nghị định, Thông tư, Nghị quyết...

Quyết định số 204/QĐ-TANDTC ngày 28/9/2017 của TAND Tối cao ban hành kế hoạch thực hiện chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021

VANTHONGLAW - Quyết định số 204/QĐ-TANDTC ngày 28/9/2017 của TAND Tối cao ban hành kế hoạch thực hiện chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021

TÒA ÁN NHÂN DÂN TI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 204/QĐ-TANDTC

Hà Nội, ngày 28 tháng 09 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN 2017-2021

CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20-6-2014;

Căn cứ Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25-5-2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh án Tòa án quân sự Trung ương, Tòa án nhân dân cấp cao; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chánh án Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Chánh án TANDTC (để b/c);
- Cổng Thông tin điện tử TANDTC (để đăng tải);
- Lưu: VT (VP, Vụ PC&QLKH).

KT. CHÁNH ÁN
PHÓ CHÁNH ÁN




Nguyễn Thúy Hiền

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN 2017-2021
(Ban hành kèm theo Quyết định số 204/QĐ-TANDTC ngày 28 tháng năm 2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CU

1. Mục đích

- Thực hiện nghiêm, có hiệu quả Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 ban hành kèm theo Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25-5-2017 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là Chương trình).

- Gắn triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp và trách nhiệm được giao theo Chương trình với thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân.

2. Yêu cầu

a) Xác định rõ nội dung công việc, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Chương trình; gắn việc triển khai các nhiệm vụ và Đề án của Chương trình với triển khai nhiệm vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm.

b) Các nội dung, hoạt động đề ra phải bảo đảm tính khả thi, có trọng tâm, trọng điểm; phân công rõ trách nhiệm chủ trì, phối hợp; chú trọng việc lồng ghép phổ biến giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử, kết hợp để sử dụng nguồn lực tiết kiệm, hiệu quả, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Tổ chức quán triệt, phổ biến nội dung Chương trình; xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Chương trình

a) Tổ chức quán triệt, phổ biến nội dung Chương trình bằng hình thức phù hợp

Đơn vị chủ trì: Vụ Tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao;

Đơn vị phối hợp: Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao; các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp;

Thời gian thực hiện: Quý III năm 2017;

b) Ban hành Kế hoạch của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thực hiện Chương trình Phổ biến, giáo dục pháp luật

Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao;

Đơn vị phối hợp: Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp;

Thời gian gian thực hiện: Trước tháng 10 năm 2017;

2. Rà soát, củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng cán bộ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Đơn vị chủ trì: Vụ Tổng hợp và Vụ Tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân tối cao;

Đơn vị phối hợp: Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao; các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp;

Thời gian thực hiện: Quý III và Quý IV năm 2017.

3. Tiếp tục rà soát, chuẩn hóa, hoàn thiện chương trình, giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ việc giảng dạpháp luật, giáo dục công dân trong nhà trường theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với từng đối tượng.

Đơn vị chủ trì: Học viện Tòa án;

Đơn vị phi hp: Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp;

Thời gian thực hiện: Hàng năm.

4. Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin báo chí

Đơn vị chủ trì: Văn phòng (Cổng Thông tin điện tử) Tòa án nhân dân tối cao, Báo công lý, Tạp chí Tòa án nhân dân;

Đơn vị phối hợp: Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp;

Thời gian thực hiện: Hàng năm

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm thực hiện

a) Vụ Tổng hợp là đơn vị đầu mối tham mưu giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch này; có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Tòa án nhân dân tối cao trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao chủ trì; hằng năm tổng hợp, báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kết quả thực hiện Kế hoạch và đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong thực hiện.

b) Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao có liên quan có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này; thường xuyên gửi văn bản và cung cấp thông tin về Vụ Tổng hợp để kịp thời theo dõi, tổng hợp, báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

2. Kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động tại Kế hoạch này được bố trí từ ngân sách nhà nước và dự toán trong kinh phí hoạt độnhàng năm của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTngày 27-01-2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét