UỶ BAN THƯỜNG VỤ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 134/2002/NQ-UBTVQH11 | Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2002 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO VÀ BỘ QUỐC PHÒNG TRONG VIỆC QUẢN LÝ CÁC TOÀ ÁN QUÂN SỰ VỀ TỔ CHỨC
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Luật tổ chức Toà án nhân dân;
Theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy chế phối hợp giữa Toà án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng trong việc quản lý các Toà án quân sự về tổ chức.
Điều 2. Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Điều 3. Quy chế này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 11 năm 2002. Những quy định trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ.
| CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
QUY CHẾ
PHỐI HỢP GIỮA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO VÀ BỘ QUỐC PHÒNG TRONG VIỆC QUẢN LÝ CÁC TOÀ ÁN QUÂN SỰ VỀ TỔ CHỨC
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 134/2002/NQ-UBTVQH11 ngày 04 tháng 11 năm 2002 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội)
Điều 1: Toà án nhân dân tối cao quản lý các Toà án quân sự về tổ chức có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng.
Điều 2: Sự phối hợp giữa Toà án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng trong việc quản lý các Toà án quân sự về tổ chức được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
1. Ban hành văn bản do đại diện lãnh đạo Toà án nhân dân tối cao và đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng cùng ký;
2. Thông báo bằng văn bản;
3. Trao đổi ý kiến bằng văn bản hoặc trực tiếp;
4. Phối hợp tổ chức kiểm tra công tác của Toà án quân sự các cấp.
Điều 3: Chánh án Toà án nhân dân tối cao phải có sự trao đổi, phối hợp chặt chẽ với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trước khi:
1. Trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Toà án quân sự quân khu và tương đương, Toà án quân sự khu vực;
2. Trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định số lượng Thẩm phán và Hội thẩm quân nhân của các Toà án quân sự quân khu và tương đương, các Toà án quân sự khu vực;
3. Trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn bộ máy giúp việc của Toà án quân sự trung ương, các Toà án quân sự quân khu và tương đương, các Toà án quân sự khu vực;
4. Trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định tổng biên chế của Toà án quân sự trung ương và các Toà án quân sự quân khu và tương đương, các Toà án quân sự khu vực;
5. Trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định mẫu trang phục, chế độ cấp phát và sử dụng trang phục, giấy chứng minh đối với quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng làm việc tại các Toà án quân sự;
6. Trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh án, Phó Chánh án Toà án quân sự trung ương;
7. Đề nghị Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán tuyển chọn và đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc cách chức chức danh Thẩm phán Toà án quân sự trung ương.
Điều 4: Chánh án Toà án nhân dân tối cao thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trước khi:
2. Quy định biên chế, số lượng Thẩm phán và Hội thẩm quân nhân cho từng Toà án quân sự quân khu và tương đương, Toà án quân sự khu vực.
Điều 5: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thống nhất với Chánh án Toà án nhân dân tối cao trước khi:
1. Đề nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định dự toán kinh phí hoạt động của các Toà án quân sự;
2. Hướng dẫn việc cử Hội thẩm quân nhân Toà án quân sự quân khu và tương đương, Toà án quân sự khu vực;
3. Quy hoạch cán bộ Toà án quân sự trung ương, các Toà án quân sự quân khu và tương đương, các Toà án quân sự khu vực;
4. Điều động Thẩm phán từ Toà án quân sự này đến làm nhiệm vụ tại Toà án quân sự khác cùng cấp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét