Tìm kiếm Luật, Nghị định, Thông tư, Nghị quyết...

Nghị quyết số 957/NQ-UBTVQH13 ngày 28/5/2015 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội - Thành lập tòa án nhân dân tối cao

 VANTHONGLAW - Nghị quyết số 957/NQ-UBTVQH13 ngày 28/5/2015 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội - Thành lập tòa án nhân dân tối cao

ỦY BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 957/NQ-UBTVQH13

Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2015

 

NGHỊ QUYẾT

THÀNH LẬP TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13;

Căn cứ Nghị quyết số 81/2014/QH13 về việc thi hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân;

Xét đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1.

Thành lập 03 Tòa án nhân dân cấp cao, cụ thể như sau:

1. Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội

Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm: thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng; các tỉnh: Hòa Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.

Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có trụ sở đặt tại Thành phố Hà Nội.

2. Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng

Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng có phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 12 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm: thành phố Đà Nẵng; các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Turn và Đắk Lắk.

Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng có trụ sở đặt tại Thành phố Đà Nẵng.

3. Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh có phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 23 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ; các tỉnh: Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Đắk Nông, Lâm Đồng, Hậu Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang và Kiên Giang.

Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh có trụ sở đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2.

Tòa án nhân dân cấp cao có Chánh án và các Phó Chánh án. Số lượng các Phó Chánh án không quá 04 người.

Các Tòa hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động, gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp cao có Chánh Tòa và các Phó Chánh Tòa. Số lượng các Phó Chánh Tòa không quá 03 người.

Các đơn vị trong bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao có Trưởng phòng và tương đương, các Phó Trưởng phòng và tương đương, số lượng Phó Trưởng phòng và tương đương không quá 02 người.

Điều 3.

Cho đến khi Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyết định mới về biên chế, số lượng Thẩm phán của Tòa án nhân dân, biên chế, số lượng Thẩm phán của Tòa án nhân dân cấp cao được xem xét, điều chuyến, bổ nhiệm trong số 120 Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội phân bổ theo Nghị quyết số 473a/NQ-UBTVQH13 ngày 28 tháng 3 năm 2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, trừ số Thẩm phán được Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch nước bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.

Điều chuyển số cán bộ, công chức, nhân viên và người lao động đã được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phân bổ cho các Tòa phúc thẩm, các Tòa chuyên trách và các đơn vị khác của Tòa án nhân dân tối cao hiện hành trong tổng số biên chế của Tòa án nhân dân tối cao theo Nghị quyết số 473a/NQ- UBTVQH13 ngày 28 ngày 3 tháng 2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội (trừ số biên chế đã được phân bổ bố trí cho đơn vị mới của Tòa án nhân dân ti cao) cho các Tòa án nhân dân cấp cao.

Điều 4.

Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị quyết này Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phân bổ, bố trí Thẩm phán, biên chế cán bộ cho từng Tòa án nhân dân cấp cao.

Điều 5.

1. Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao được hưởng chế độ lương và phụ cấp của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật hiện hành cho đến khi có chế độ lương và phụ cấp mới của Nhà nước.

2. Cán bộ, công chức khác, nhân viên và người lao động trong các Tòa án nhân dân cấp cao được hưởng chế độ lương và phụ cấp theo quy định của pháp luật hiện hành cho đến khi có chế độ lương và phụ cấp mới của Nhà nước.

Điều 6.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc Tòa án nhân dân cấp cao.

Điều 7.

1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

2. Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

3. Giao Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục nghiên cứu, xây dựng đề án, xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền trước khi trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định thành lập các Tòa án nhân dân cấp cao ở các khu vực khác khi có đủ điều kiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương;
y ban Tư pháp của QH;
- Ban Tổ chức trung ương;
- Ban Nội chính trung ương;
- Văn phòng trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Bộ Công an;
- Bộ Quốc phòng;
- Bộ Nội vụ;
- Bộ Tư pháp;
- Bộ Tài chính;
- TƯ, HĐND, UBND TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và TP Đà Nẵng;
- Lưu: HC, TP.
Epas: 34853

TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH




Nguyễn Sinh Hùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét