VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 85/KH-VKSTC | Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2012 |
Căn cứ Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 01/01/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2012;
Thực hiện Kế hoạch số 10/KH-VKSTC-VP ngày 09/3/2012 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tổ chức hội thảo, hội nghị, tập huấn năm 2012; Kế hoạch hoạt động của Chương trình đối tác tư pháp năm 2012;
Viện kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn Nâng cao kỹ năng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm án ma túy và các vụ án do cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an thụ lý điều tra như sau:
- Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về cải cách tư pháp, trong đó chú trọng việc tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với điều tra cho đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên các cấp làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án ma túy và các vụ án do Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an thụ lý.
- Tập huấn nhằm mục đích trao đổi những kinh nghiệm hay, cách làm tốt trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm án an ninh, ma túy.
- Việc tập huấn phải thực hiện nghiêm túc; đảm bảo đúng nội dung, thời gian và chất lượng; khắc phục việc tổ chức tập huấn mang tính hình thức, không có hiệu quả.
1. Nâng cao kỹ năng giải quyết các vụ án về ma túy cho cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác đấu tranh phòng chống ma túy
Vụ 1C xây dựng các chuyên đề làm tài liệu tập huấn, gồm:
- Một số biện pháp nâng cao kỹ năng THQCT, KSĐT, KSXXST các vụ án ma túy đối với cán bộ, Kiểm sát viên ngành KSND - Kiến nghị, đề xuất
- Một số kinh nghiệm giải quyết các vụ án ma túy có yếu tố nước ngoài.
- Kinh nghiệm giải quyết các vụ án ma túy truy xét mở rộng, sử dụng đặc tình.
Yêu cầu Viện kiểm sát địa phương xây dựng tham luận về những kỹ năng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm án ma túy, trong đó chú ý xây dựng tham luận tập trung vào những vấn đề mang yếu tố đặc thù tại địa phương và các biện pháp nâng cao kỹ năng THQCT, KSĐT, KSXXST án ma túy của đơn vị để trình bày tại Hội nghị tập huấn. Viện KSND Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Điện Biên, Hòa Bình, Nghệ An, Tây Ninh, An Giang xây dựng tham luận và gửi về Viện KSND tối cao (Vụ 1C) theo đúng nội dung và thời gian quy định tại Công văn số 2609/VKSTC-V1C ngày 07/8/2012.
2. Nâng cao năng lực đối với Kiểm sát viên trong công tác THQCT và KSĐT các vụ án do Cơ quan An ninh điều tra thụ lý.
Vụ 2 xây dựng các chuyên đề làm tài liệu tập huấn gồm:
- Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác THQCT và KSĐT án do Cơ quan An ninh điều tra thụ lý để thực hiện chủ trương tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra.
- Quan hệ phối hợp giữa Vụ THQCT và KSĐT án an ninh với VKSND các địa phương trong công tác giải quyết các vụ án do Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an thụ lý điều tra. Một số giải pháp và kiến nghị.
- Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý tội phạm thuộc các Điều 88, 181, 231, 232 BLHS và hướng giải quyết.
Yêu cầu Viện KSND TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ; VKSND các tỉnh: Hà Giang, Hải Dương, Thái Bình, Nghệ An, Phú Yên, Đăk Nông và Bình Định xây dựng bài tham luận và phát biểu tại Hội nghị tập huấn theo chủ đề “Nâng cao năng lực đối với Kiểm sát viên trong công tác THQCT và KSĐT các vụ án do Cơ quan An ninh điều tra thụ lý” dựa trên 3 chuyên đề mà Vụ 2 trình bày tại Hội nghị.
Thời gian tổ chức hội nghị tập huấn dự kiến mỗi khu vực 02 ngày, trong khoảng thời gian từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 10 năm 2012.
Địa điểm: Dự kiến tổ chức Hội nghị khu vực phía Bắc tại tỉnh Nghệ An; khu vực phía Nam tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Chủ trì Hội nghị: Đồng chí Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng Viện KSND tối cao.
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thư ký lãnh đạo Viện.
- Đại diện lãnh đạo các đơn vị: Vụ 3, Viện KSXXPT 1, 2, 3, Văn phòng Viện KSND tối cao, Viện khoa học kiểm sát, Vụ hợp tác quốc tế, Trường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại Hà Nội; Phân hiệu Trường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP Hồ Chí Minh; Ban quản lý Chương trình Đối tác tư pháp; Tạp chí kiểm sát; Báo Bảo vệ pháp luật; Trang thông tin điện tử Viện KSND tối cao.
- Vụ 1C, Vụ 2: Lãnh đạo, Kiểm sát viên, thành viên Ban biên tập nội dung và Ban hậu cần.
2. Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW
- Đ/c Viện trưởng hoặc đ/c Phó Viện trưởng phụ trách khối hình sự.
- 01 đ/c đại diện lãnh đạo Phòng THQCT, KSĐT án an ninh, ma túy (VKS không có phòng THQCT, KSĐT án an ninh, ma túy mời đại diện lãnh đạo phòng có bộ phận thực hiện công tác THQCT, KSĐT án an ninh, ma túy). Riêng đối với VKSND các tỉnh nơi tổ chức Hội nghị mời các đ/c Kiểm sát viên phòng THQCT, KSĐT án an ninh, ma túy.
3. Viện kiểm sát quân sự Trung ương
- Đại diện lãnh đạo Viện kiểm sát quân sự Trung ương; đại diện lãnh đạo phòng 1, phòng 3 Viện kiểm sát quân sự Trung ương và đại diện lãnh đạo Viện kiểm sát Bộ đội Biên phòng.
4. Khách mời
- Đại diện lãnh đạo các đơn vị: Tổng cục An ninh II, Bộ Công an; Cục An ninh điều tra Bộ Công an, Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao; Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Cục C47) Bộ Công an; Văn phòng Thường trực phòng, chống ma túy.
- Đại diện lãnh đạo các phòng nghiệp vụ và Văn phòng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an.
Tổng số đại biểu tham dự: 120 người/1 hội nghị
1. Vụ 1C và Vụ 2
- Xây dựng kế hoạch tổ chức Hội nghị và báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê duyệt.
- Thực hiện kế hoạch tổ chức Hội nghị; phối hợp với Văn phòng Viện KSND tối cao triệu tập và mời đại biểu.
- Phối hợp với Ban quản lý dự án Chương trình đối tác tư pháp liên hệ các địa điểm tổ chức Hội nghị, nơi ăn ở của đại biểu.
- Chuẩn bị báo cáo và các tài liệu phổ biến tại Hội nghị.
- Xây dựng báo cáo kết quả Hội nghị báo cáo lãnh đạo Viện KSND tối cao.
2. Ban quản lý dự án Chương trình đối tác tư pháp, Viện KSND tối cao
- Hỗ trợ kinh phí tổ chức Hội nghị; kinh phí đi lại của Ban tổ chức; kinh phí in ấn tài liệu và văn phòng phẩm.
- Phối hợp Vụ HTQT xây dựng tài liệu tổng kết; bố trí chỗ ăn, nghỉ cho đại biểu trong quá trình Hội nghị.
3. Văn phòng Viện KSND tối cao
Phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế triệu tập và mời đại biểu tham dự Hội nghị.
4. Viện KSND tỉnh Nghệ An và Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện KSND tỉnh Nghệ An và Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với các đơn vị đón tiếp đại biểu và tổ chức Hội nghị.
5. Các đơn vị khác trực thuộc Viện KSND tối cao và Viện kiểm sát các địa phương
- Cử cán bộ tham gia đầy đủ, đúng thành phần theo công văn triệu tập.
- Tạp chí Kiểm sát, Báo Bảo vệ pháp luật, trang Thông tin điện tử của Ngành: đưa tin, viết bài về Hội nghị,
- Dự án Chương trình đối tác tư pháp chịu trách nhiệm chi các khoản kinh phí bao gồm: Tiền thuê hội trường; ăn, nghỉ của đại biểu ngoại tỉnh và ngoài ngành; đi lại của Ban tổ chức hội nghị, đại biểu của Viện KSND tối cao và in ấn tài liệu.
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm các chi phí khác của đại biểu do đơn vị mình cử đi.
Căn cứ nội dung Kế hoạch này, yêu cầu các đơn vị trực thuộc Viện KSND tối cao, Viện KSND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Viện kiểm sát quân sự Trung ương tổ chức thực hiện theo nhiệm vụ đã được phân công.
Giao Vụ 1C, Vụ 2, Văn phòng và Ban quản lý dự án “Chương trình đối tác tư pháp” phối hợp với Viện KSND tỉnh Nghệ An và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giúp lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức Hội nghị tập huấn công tác THQCT, KSĐT, KSXXST án an ninh, ma túy của ngành Kiểm sát nhân dân và phối hợp, đôn đốc Viện kiểm sát địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch này./.
Nơi nhận: | KT. VIỆN TRƯỞNG |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét